Việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD tại NHCSXH Quảng Trị 1 Những nội dung đã thực hiện:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 50 - 52)

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

6. Dư nợ bình quân/01 khách hàng Triệu đồng 10,51 11,84 13,94 15,27 16,

3.3.3. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD tại NHCSXH Quảng Trị 1 Những nội dung đã thực hiện:

3.3.3.1. Những nội dung đã thực hiện:

Thứ nhất, về xây dựng mô hình quản trị RRTD tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị:

+ Tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã có đầy đủ các quy định về tổ chức bộ máy cấp tín dụng (phòng, tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng), bộ máy giám sát (Ban đại diện, Banh lãnh đạo và phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ). Riêng bộ máy xử lý rủi ro thì chưa có

phòng, tổ nghiệp vụ chuyên biệt mà do phòng, tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng kiêm thực hiện.

+ Đã có quy định về điều kiện nhận sự trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ thực hiện các công việc trong bộ máy cấp tín dụng, quản trị rủi ro và xử lý rủi ro. Hiện nay quy

định tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện theo Quyết định số 170/QĐ-HĐQT ngày 27/9/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo Quyết định 110/QĐ – HĐQT ngày

17/6/2008 của Hội đồng quản trị NHCSXH và văn bản số 2229/NHCS-TCCB ngày

09/9/2010 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam.

+ Đã cơ bản hoàn thiện các định hướng chính sách, quy chế, quy trình và các hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng.

+ Hệ thống đào tạo cán bộ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng, cụ thể NHCSXH Việt Nam đã thành lập trung tâm đào tạo riêng, đồng thời dưới trung tâm đào tạo là các cơ sở đào tạo được bố trí rải rác các tỉnh (như Phú Yên, Thanh Hóa, Hà Tỉnh, Long An…); tại chi nhánh hàng năm tự tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, đồng thời phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã

hội tổ chức hoặc lồng ghép đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ hội, cán bộ chính quyền và các thành viên Ban quản lý tổ TK&VV.

+ Hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro cơ bản được hình thành: như công khai tình hình số dư tại các điểm giao dịch, hệ thống tổ chức hội và ban quản lý tổ TK&VV thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách cũng như nắm bắt tình hình tại địa bàn, khai thác các thông tin CIC,…

Thứ hai, Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị RRTD tại NHCSXH tỉnh

Quảng Trị

+ Việc xây dựng phương pháp xác định và đo lường RRTD tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị: đã chuẩn hóa hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản phù hợp với quy định pháp luật, nguyên tắc tín dụng và quy định của NHCSXH.

+ Đã có các quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định việc cho vay và nhận tài sản bảo đảm tiền vay. Quy định về kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; Có quy trình quy định nội bộ về quản trị rủi rotín dụng, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như: chưa có quy định, hướng dẫn vềcách thức đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, không thực hiện việc phân loại tài sản bảo đảm theo khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ (đối với những món vay có tài sản đảm bảo); chưa

ban hành quy định về đánhgiá, xếp hạng khách hàng vay...

Thứ ba, Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng ở NHCSXH:

+ Đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh và bảo đảm tiền vay. Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và đánh giá sơ bộ về khả năng trả nợ trước khi quyết định tài trợ; thực hiện phân tán rủi ro bằng cách cho vay đa dạng ngành, lĩnh vực kinh tế, cho vay với nhiều đối tượng khách hàng, không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế; nghiêm túc thực hiện về quy định hạn mức cho vay đối với khách hàng hay nhóm khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay.

+ Việc đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động và

việc trích lập dự phòng rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất RRTD (nguồn do NHCSXH Việt Nam giao) không thực hiện tại cấp chi nhánh.

+ NHCSXH tỉnh chỉ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản vay từ nguồn vốn Ngân sách tỉnh chuyển sang theo hợp đồng ủy thác hoặc quy chế về tạo lập và quản lý nguồn vốn ngân sách địa phương để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng

chính sách.

Thứ tư, về công tác kiểm tra, giám sát:

+ Thực hiện đúng quy trình kiểm tra trong khi cho vay bằng biện pháp phỏng vấn khách hàng nhận tiền vay, kiểm tra đối chiếu về chứng minh nhân, chử ký,...; Quản lý và

giám sát sau khi cho vay định kỳ và đột xuất với sự tham gia của các thành viên và ban quản lý tổ, các tổ chức Chính trị xã hội, các cấp ngành và chính quyền địa phương và cán

bộ ngân hàng (gồm kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đối chiếu nợ vay định kỳ, đôn đốc người vay thực hiện đúng quy định về trả nợ, trả lãi và huy động tiền tiết kiệm (nếu có)).

Tần suất thực hiện kiểm tra, rà soát và đôn đốc thu hồi các khoản vay được thực hiện trên cơ sở phân loại vốn vay theo thời hạn và khả năng rủi ro, các khoản vay có độ rủi ro cao (các khoản cho vay dài hạn và khoản cho vay quá hạn thì có tần suất được kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ cao). Đối với trường hợp địa bàn nào có nợ xấu cao (2% trở lên) thì NHCSXH tỉnh yêu cầu phải xây dựng đề án, phương án xử lý và giám sát kết quả triển khai thực hiện.

Thứ năm, Quản trị RRTD bằng biện pháp xử lý nợ: Đối với NHCSXH ngay từ khi thành lập đã sớm xây dựng cácquy định, quy trình chuẩn hóa công việc này. Theo đó mỗi cán bộ tín dụng thực hiện công việc cấp tín dụng cũng là một nhân viên xử lý nợ. Hiện nay các biện pháp được áp dụng trong việcxử lý nợ đến hạn, quá hạncủa NHCSXH gồm:

Gia hạn nợ, Cho vay lưu vụ, Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:, Chuyển nợ quá hạn và dùng các

biện pháp thích hợp để đôn đốcthu hồi; Xử lý nợ bị rủi ro theo quy định trên nguyên tắc đã tận thu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)