Kiến nghị đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 85 - 87)

- Xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH theo hướng tăng dần về các loại hình dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu

4.4.3.Kiến nghị đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

+ Từng bước nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro tín dụng: trước tiên là nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp về ý thức tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc đạo

đức trong điều hành, tác nghiệp và sự cần thiết xây dựng và thực hiện mô hình quản trị

RRTD của NHCSXH và vai trò của công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.

+ Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng: đơn giản hóa trong việc tiếp cận và làm thủ tục, giảm thiểu hóa về thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Đồng thời có sự lồng ghép giữa các chương trình khuyến nông, khuyên ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật… để từ đó các đối tượng chính sách có cơ sở phát triển bền vững.

+ Kết hợp với NHCSXH Việt Nam, Tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp xây dựng và thực hiện tốt chương trình, kế hoạch, nội dung, kinh phí tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của cán bộ (Cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức Chính trị xã hội các cấp và cán bộ XĐGN cấp xã, trưởng thôn và tổ trưởng tổ

TK&VV...).

+ Tham mưu lãnh đạo chính quyền và NHCSXH Việt Nam trong việc quy định,

phân định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các thành phần tham gia vào quy trình quản lý, cho vay.

+ Tiếp tục rà soát, đánh giá và thực hiện cũng cố hoạt động của BQL tổ TK&VV, hoạt động ủy thác, hoạt động giao dịch lưu động tại xã. Nâng cao hiệu quả phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong việc cũng cố nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng tín dụng tại địa phương, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ xử lý nợ cấp xã do đại diện lãnh đạo UBND xã làm tổ trưởng, thành viên là đại diện lãnh đạo các tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác và đại diện của: NHCSXH huyện, công an, tư pháp xã,..

+ Quan tâm đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động tín

dụng. Xây dựng và tuân thủ cơ chế tự kiểm tra, kiểm tra cơ sở của các cấp lãnh đạo NHCSXH tại chi nhánh, trong đó lãnh đạo NHCSXH các cấp và cán bộ phụ trách địa bàn

cần sắp xếp, bố trí thời gian đi cơ sở, tăng cường đối thoại với lãnh đạo chính quyền xã,

thôn và tổ chức hội để bàn giải pháp khắc phục các vướng mắc, khó khăn, tồn tại,..

+ Quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ được cống hiến hết mình, được nghĩ ngơi, tái

tạo sức lao động; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó chia sẽ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn

nhau trong công việc lẫn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 85 - 87)