Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 87 - 90)

- Xây dựng hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH theo hướng tăng dần về các loại hình dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu

4.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố bằng phương pháp định lượng.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động của các Ngân hàng nói chung cả trong nước và trên thế giới việc đương đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị RRTD có hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẫn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.

Ngân hàng được đánh giá là có năng lực quản trị RRTD cao là ngân hàng có khả năng khống chế nợ xấu ở tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế RRTD mang tính chủ quan.

Mỗi loại hình hoạt động ngân hàng sẽ có cách ứng xử khác nhau khi xảy ra RRTD

bởi mức độ ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là khác nhau. RRTD trong các loại hình ngân hàng thương mại sẽ có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó, mức độ ảnh hưởng trực tiếp về mặt hiệu quả kinh tế nhiều hơn về mặt xã hội. Trong hoạt động của NHCSXH với những nét đặc thù riêng, RRTD về mặt hiệu quả kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến NHCSXH (uy tín, nguồn thu nhập, nguồn vốn cho vay, khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng) mà còn gây ảnh hưởng đế áp lực tăng chi ngân sách (nguồn tài chính cấp bù lãi suất, nguồn vốn chuyển sang để NHCSXH cho vay) và có thể ảnh hưởng đến uy tín và khả năng thanh toan nợ nước ngoài của Chính phủ; Về mặt hiệu quả xã hội RRTD của NHCSXH còn thể hiện đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách còn thấp, nguồn vốn được đầu tư không mang lại hiệu quả mà còn biến những hộ đã khó khăn thành những hộ khó khăn mang nợ.

Luận văn “Giải pháp hạn chế RRTD tại NHCSXH Quảng Trị đến năm 2020” tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, thực trạng thực hiện quy trình và biện pháp quản trị RRTD tại NHCSXH Quảng Trị. Đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến

RRTD tại NHCSXH Quảng Trị. Qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình và biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp hạn chế sự tác động của các yếu tốảnh hưởng đến RRTD tại NHCSXH Quảng Trị.

Công tác hạn chế RRTD tại NHCSXH Quảng Trị là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài. Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, vì vậy luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận văn rất mong được sự góp ý để hoàn thiện luận văn này và tiếp tục có những nghiên cứu sâu, rộng hơn trong trong tương lai.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)