- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà
2.3.2. Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI):
Là Ngân hàng thương mại Nhà nước của Indonesia, có một số đối tượng khách hàng mục tiêu giống như của NHCSXH Việt Nam, mục đích cung cấp dịch vụ ngân hàng nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Tỷ lệ mất vốn trong hệ thống BRI là 2% được xem là đã thành công lớn của BRI so với trước khi cải cách hệ thống BRI.
Điểm nổi bật trong hạn chế RRTD của BRI:
+ Yêu cầu về tài sản thế chấp (chủ yếu là nhà đất) như một phương tiện để đánh giá mức độ quyết tâm của người vay. Nhưng không phải là điều kiện bắt buộc (trường hợp không có tài sản thế chấp).
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cả trước, trong và sau khi cho vay; Các cán bộ ngân hàng dành hầu hết thời gian dành cho đi thực địa để nắm được thông tin, dự đoán về hoạt động kinh doanh, tính cách của người vay, tạo mối quan hệ tốt giữa khách hàng và ngân hàng, khuyến khích người vay phát triển và thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
+ Cơ chế cho vay lại với mức vay mới phụ thuộc vào việc chấp hành nghĩa vụ của khoản vay cũ (tỷ lệ cho vay tối đa có thể từ 0 đến 200% mức vay tối đa kỳ trước, tùy theo việc chấp hành trả nợ, lãi hàng kỳ và cuối kỳ của khoản vay trước). Giới hạn định mức phán quyết đối với cán bộ phụ trách khoản vay.
+ Phân loại dự nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, kịp thời. BRI phân loại khoản vay thành 05 loại, gồm: (1) Nợ đang trong hạn/Nợ quá hạn của kỳ con (nợ đen); (2) Nợ quá hạn kỳ cuối đến 2 tháng (nợ không đạt tiêu chuẩn – nợ đỏ); (3) Nợ quá hạn kỳ cuối từ 3 đến 6 tháng (nợ nghi ngờ); (4) Nợ quá hạn kỳ cuối từ 6 đến 12 tháng (nợ xấu); (5) Nợ không có khả năng thu hồi (nợ phải xóa) quá hạn kỳ cuối sau 12 tháng.
Căn cứ vào hệ thống phân loại nợ để lập quĩ dự phòng rủi ro. Mức trích cụ thể: là 3% cho tất cả các loại nợ, kể cả nợ tốt; Nợ dưới tiêu chuẩn; Nợ nghi ngờ trích dự phòng 50%; nợ xấu trích dự phòng 100%.
+ Có chính sách về cổ tức, tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ gắn với chất lượng tín dụng để khuyến khích cán bộ tích cực quan tâm đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu.
+ Đa dạng hóa danh mục cho vay (phân tán rủi ro). Giới hạn cho vay vào các lĩnh vực rủi ro cao.