Các biện pháp hạn chế RRTD:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 26 - 27)

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

2.2.2.4. Các biện pháp hạn chế RRTD:

Theo Nguyễn Đình Thiện (2010) và Lê Văn Chí (2011) các biện pháp hạn chế

RRTD ở NHCSXH gồm:

a. Xây dựng mô hình quản trị RRTD

+ Ban hành các quy định về tổ chức bộ máy, về trình tự và thẩm quyền của bộ máy cấp tín dụng, bộ máy giám sát rủi ro và bộ máy xử lý rủi ro;

+ Quy định điều kiện nhân sự trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ nhân viên thực hiện các công việc trong bộ máy cấp tín dụng, quản trị rủi ro và xử lý rủi ro;

+ Xây dựng và hoàn thiện các định hướng, chính sách, quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng.

+ Đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng.

+ Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro khoa

học, kịp thời.

b. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý RRTD

+ Xây dựng phương pháp xác định và đo lường RRTD như: chuẩn hóa hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản phù hợp với quy định pháp luật và nguyên tắc tín dụng

+ NHCSXH đã quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định việc cho vay và nhận tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản;

+ Xây dựng các quy chế, quy trình nội bộ về đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

c. Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng

+ Thực hiện đúng quy định pháp luật về cho vay, bảo lãnh và bảo đảm tiền vay. + Phân tán rủi ro bằng cách cho vay đa dạng ngành, lĩnh vực kinh tế, đối tượng

khách hàng.

+ Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng: quy định hạn mức cho vay đối với khách hàng hay nhóm khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay.

+ Đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

+ Trích lập dự phòng rủi rođể có nguồn bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng.

d. Kiểm tra, giám sát

+ Thực hiện đúng quy trình kiểm tra trong khi cho vay bằng biện pháp phỏng vấn khách hàng nhận tiền vay, kiểm tra đối chiếu về chứng minh nhân, chử ký,...

+ Quản lý và giám sát sau khi cho vay: lập và duy trì một quy trình quản lý, giám

sát sau khi cho vay

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế rà soát khoản vay định kỳ

e. Xử lý nợ đến hạn kịp thời

Gồm các biện pháp: gia hạn nợ, cho vay lưu vụ , điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý nợ bị rủi ro theo quy định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hạn CHẾ rủi RO tín DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)