0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Yếu tố chủ quan:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 65 -74 )

- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà

6. Dư nợ bình quân/01 khách hàng Triệu đồng 10,51 11,84 13,94 15,27 16,

3.3.4.2. Yếu tố chủ quan:

a. Về phía khách hàng vay vốn:

Thứ nhất, trình độ quản lý hoạt động SXKD của người vay yếu, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh thiếu dẫn đến việc quyết định đầu tư không hợp lý, sản phẩm đầu ra hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh thấp, vì thế khả năng trả nợ ngân hàng càng khó khăn.

Theo kết quả khảo sát (bảng 3.11) thì khả năng mất vốn ở mức đánh giá nhiều trở lên của NHCSXH tỉnh Quảng Trị là trên 70% với trường hợp cho vay khách hàng có tay nghề, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hạn chế.

Bảng 3.11: Đánh giá mức ảnh hưởng đến RRTD của yếu tố chủ quan thuộc khách hàng vay vốn Yếu tốảnh hưởng đến RRTD tại

NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng (%)

(Mẫu điều tra 230)

Rất

nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít

1. Khách hàng vay vốn thiếu kỹ năng, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm sản

xuất kinh doanh dịch vụ 19,6 54,8 25,6 0 0 2. Đạo đức cá nhân chủ thể vay vốn kém,

không chấp hành các cam kết khi vay 0 54,8 24,3 19,6 1,3 3. Nguồn vốn tự có của khách hàng tham

gia vao dự án vay vốn thấp 0 1,3 53,0 40,9 4,8 4. Khách hàng không đa dạng hóa loại

hình, mặt hàng, linh vực đầu tư 0 26,7 37,5 21,1 13,8 5. Giá trị tài sản của khách hàngthấp 0 0 7,0 77,8 15,2

Nguồn: phụ lục số 2

Tuy nhiên việc cho vay với đối tượng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là chính sách góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định xã hội nên việc chuyển tải vốn đến đúng đối tượng có nhu cầu vay vốn là quan trọng, nhưng việc bảo toàn và phát huy được hiệu quả nguồn vốn mới chính là mục tiêu cần hướng đến.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân hộ vay và ngân hàng thì cần phải có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành trên địa bàn và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Chính trị - xã hội làm công tác ủy thác, nhất là trong việc hỗ trợ về kỹ năng quản lý, kỷ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền, gắn việc cho vay với chủ trương phát

triển kinh tế địa phương.

Yếu tố này được xem là yếu tố chủ quan: (i) người vay chưa nhận thức được bản chất hoạt động ngân hàng, xem nguồn vốn vay của NHCSXH như là một nguồn tài trợ của Nhà nước và có thể không cần phải trả lại cho ngân hàng; (ii) người vay được hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm nhưng không áp dụng hoặc áp dụng không đúng dẫn đến phát sinh đầu tư không hiệu quả; (iii) Cho vay thiếu sự phối hợp cùng chính quyền và và các ban ngành địa phương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Thứ hai, đạo đức cá nhân chủ thể vay vốn kém, không chấp hành các cam kết khi

vay vốn có mối tương quan nghịch với khả năng xảy ra RRTD của khoản vay đó.

Kết quả khảo sát đánh giá cho thấy: đạo đức cá nhân chủ thể vay vốn kém, không chấp hành các cam kết khi vay vốn (sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành kỳ trả nợ (gốc, lãi)) ảnh hưởng đến RRTD NHCSXH tỉnh Quảng Trị được đánh giá ở mức từ trung bình trở lên là 79,1%. Điều này được lý giải: (i) người vay thiếu đạo đức sẳn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhận cao bằng cách sử dụng mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng (sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ ngân hàng…). Một số trường hợp khách hàng mặc dù kinh doanh có lãi nhưng chây ỳ không chịu trả nợ cho ngân hàng đúng hạn với hy vọng quỵt nợ hoặc sử dụng vốn càng lâu càng tốt; (ii) Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay của khách hàng vay vốn sẽ làm tăng khả năng rủi ro của nguồn vốn (khi đầu tư cho việc chưa được thẩm định, đánh giá; chưa được hỗ trợ, tư vấn về kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ thuật… hoặc khi sử dụng nguồn vốn để tiêu dùng cá nhân mà không phục vụ cho mục đích đầu tư sinh lợi); (iii)

Việc không chấp hành cam kết về trả nợ (gốc, lãi) theo định kỳ một mặt sẽ làm gia tăng áp lực khi đến hạn trả nợ kỳ cuối, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ của khách hàng, mặt khác điều đó thể hiện ý thức của khách hàng trong việc chấp hành các cam kết kém hoặc là do khách hàng gặp sự cố rủi ro ảnh hướng đến việc mất khả năng thanh toán.

Thứ ba, Nguồn vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án vay vốn có

mối tương quan nghịch với khả năng xảy ra RRTD của khoản vay đó. Nói cách khác là

nếu vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đầu tư, sản xuất có tỷ trọng càng lớn thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngược lại.

Theo kết quả khảo sát thì vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án vay vốn thấp ảnh hưởng đến RRTD NHCSXH tỉnh Quảng Trị ở mức từ trung bình trở lên là

54,3%. Kết quả này được giải thích: về tâm lý khi vốn tự có của người vay tham gia vào dự án càng lớn thì bên cạnh lãi phải trả và nguồn vốn vay, khách hàng cần đầu tư thời

gian và sự quan tâm nhiều hơn đến giải pháp, phương pháp để phát huy hiệu quả sản xuất

kinh doanh để bảo toàn nguồn vốn của gia đình mình đầu tư, vì thế dự án sẽ dễ thành công hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn. Ngược lại khi nguồn vốn chủ sở hữu tham gia

vào dự án thấp, với tâm lý ỷ lại là nguồn vốn “hỗ trợ”, không cần tài sản đảm bảo, nếu rủi ro thì Nhà nước xóa nợ hoặc không thể xử lý thu hồi được, nên khi gặp khó khăn, trở ngại người vay dễ buông xuôi, bỏ đi sinh sống làm ăn ở địa phương khác… không có khả năng trả nợ hoặc không chịu trả nợ, vì vậy khả năng mất vốn của NHCSXH gia tăng.

Thực tế cho thấy, tại NHCSXH Quảng Trị tỷ lệ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án là rất thấp, nhiều dự án tỷ lệ này tiệm cận 0%. Tuy nhiên do cơ chế nhiều chương trình tín dụng không quy định bắt buộc phải có vốn chủ sở hữu (vốn tự có) tham gia vào dự án nên việc cho vay hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên công tác giám sát, động viên khách hàng vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích xin vay, đầu tư đúng định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tận dụng được các nguồn hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ (cây, con giống, kỹ thuật, kinh nghiệm…) là rất quan trọng và được thực hiện tương đối bài bản, có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan.

Thứ tư, việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh có mối tương quan nghịch với khả năng xảy ra RRTD của khoản vay đó. Điều này có nghĩa là khả năng vượt qua khó khăn và giảm thiểu khả năng để xảy ra nợ xấu của khách hàng có đa dạng hóa ngành nghề, mặt hàng sản xuất, kinh doanh sẽ cao hơn so với nhóm khách hàng chỉ sản xuất, kinh doanh đơn độc hoặc hai mặt hàng, ngành hàng.

Theo kết quả khảo sát thì việc khách hàng không đa dang hóa ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến RRTD NHCSXH tỉnh Quảng Trị được

đánh giá ở mức từ trung bình trở lên là 64,8%.

Đối với tín dụng của NHCSXH tại Quảng Trị chủ yếu đầu tư cho các dự án sản xuất, kinh doanh theo mô hình kinh tế hộ gia đình, nguồn vốn vay để đầu tư ít và phần lớn chỉ đáp ứng cho việc đầu tư một hoặc hai mặt hàng, ngành nghề. Tuy nhiên về phía hộ vay phần lớn sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng (vừa buôn bán, dịch vụ vừa chăn nuôi, trồng trọt,…) mục tiêu đầu tiên là để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình sau đó mới đến mục tiêu sinh lợi, phát triển kinh tế hộ.

Ngoài nguồn vốn vay để đầu tư sinh lời trực tiếp người vay còn được tiếp cận với nguồn vốn vay đầu tư sinh lợi gián tiếp, tuy nhiên đối với nguồn vốn để đầu tư sinh lợi gián tiếp (như xây nhà ở đối với hộ nghèo, đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đầu tư cho con em đi học,…) thì khả năng tạo lập nguồn trả nợ thực tế rất khó để xác lập, vì vậy để trả được nợ, lãi thì hầu hết người vay đều sử dụng theo phương pháp “lấy ngắn nuôi dài”, tìm nguồn trả nợ (gốc, lãi) từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình và tiết kiệm chi tiêu.

Thứ năm, giá trị tài sản của khách hàng ảnh hưởng không nhiều đến RRTD của

ngân hàng. Theo kết quả khảo sát điều tra (bảng 3.11) thì có 93% đánh giá yếu tố tài sản đảm bảo ảnh hưởng ít đến rủiro tín dụng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

Thực tế tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị, với đối tượng phục vụ có tính đặc thù riêng, nên phần lớn các đối tượng vay vốn đều không phải thực hiện thế chấp tài sản khi vay vốn nhưng phải tham gia vào các tổ TK&VV theo địa bàn dân cư và do một tổ chức Chính trị xã hội quản lý (vần đề không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản được xem là một trong những ưu đãi phù hợp đối với khách hàng của NHCSXH). Việc chấp hành trả nợ trả lãi cho ngân hàng không chỉ là thực hiện phần cam kết với ngân hàng mà đó còn là trách nhiệm đối với các thành viên trong tổ TK&VV, ảnh hưởng đến uy tín gia đình, họ tộc và uy tín của tổ chức Chính trị - xã hội làm công tác ủy thác. Vì vậy áp lực trách nhiệm, uy tín được coi là “tài sản đảm bảo” cho khoản vay của NHCSXH.

Tuy nhiên việc không giữ tài sản của khách hàng (chủ yếu là quyền sử dụng đất) tại NHCSXH sẽ làm phát sinh việc hộ vay cầm cố, thể chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ở một ngân hàng khác hay một bên thứ ba để đầu tư cho cùng mục đích hoặc đầu tư cho

mục đích khác. Thì khi gặp trường hợp rủi ro phát sinh, việc xử lý nợ theo hướng tận thu sẽ gặp bất lợi cho NHCSXH.

b. Về phía NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Thứ nhất, Năng lực thẩm định và quản lý tín dụng của cán bộ tác nghiệp có mối tương quan nghịch với khả năng xảy ra RRTD của khoản vay đó. Có nghĩa là trình độ, năng lực quản lý, thẩm định tín dụng của cán bộ tác nghiệp càng nhiều thì khả năng xảy ra RRTD của các khoản vay mà họ quản lý càng thấp và ngược lại. Kết luận này phù hợp với kết quả khảo sát đánh giá thực tế (bảng 3.12).

Bảng 3.12: Đánh giá mức ảnh hưởng đến RRTD của Yếu tố chủ quan thuộc về NHCSXH

Yếu tốảnh hưởng đến RRTD tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng (%)

(Mẫu điều tra 230)

Rất

nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít

1. Năng lực thẩm định và quản lý tín dụng tín dụng của cán bộ tác nghiệp bên

cho vay hạn chế 5,7 10,4 75,7 8,3 0

2. Số lượt kiểm tra, giám sát việc sử

dụng vốn vay của bên cho vaythấp 3,5 11,3 83,9 1,3 0

3. Đạo đức của cán bộ bên cho vay

không tốt 0 70,9 29,1 0 0 4. Năng lực quản lý của bên cho vay còn

hạn chế 7,8 85,2 7,0 0 0

5. Giải quyết mức cho vay và thời gian

cho vay chưa phù hợp 0 0 75,5 24,3 0

Nguồn: phụ lục số 2

Thực tế tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị nói riêng và hệ thống NHCSXH nói chung,

phần lớn công tác thẩm định tín dụng đều giao cho tổ chức Hội cấp xã và tổ trưởng tổ TK&VV tiến hành thẩm định. Điều này vừa mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, cụ thể:

* Về lợi ích:

+ Giảm áp lực cho cán bộ tín dụng NHCSXH, dẫn đến giảm áp lực tăng định biên cán bộ, vì vậy tiết giảm được chi phí quản lý.

+ Giảm trách nhiệm cho cán bộ NHCSXH; tăng vai trò, trách nhiệm cho tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác. Góp phần xã hội hóa công tác chuyển tãi nguồn tín dụng ưu đãi cho đối tượng chính sách.

+ Tổ chức Hội và Ban quản lý tổ là những người gần gủi, sinh sống cùng địa bàn với hộ vay vì vậy nắm bắt thông tin kịp thời và tin cậy hơn.

+ Tổ chức Hội và Ban quản lý tổ nắm bắt được tình hình định hướng phát triển kinh tế địa phương, có thể định hướng cho người vay việc nên/không nên đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nào cho phù hợp.

* Về rủi ro tiềm ẩn:

+ Do sinh sống cùng khu vực dân cư, thậm chí có thể là cùng họ mạc nên việc cả nễ khi bình xét đối tượng, mức vay và thời gian vay chưa phù hợp thường xảy ra.

+ Tổ chức Hội nhận ủy thác cấp xã và Ban quản lý tổ không được đào tạo bài bản về kiến thức kinh tế, ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định tín dụng NHCSXH. Vì vậy việc thẩm định chỉ mang tính cảm tính, chủ yếu là xác địnhđúng đối tượng theo quy định.

+ Một số trường hợp có thể dẫn đến tiêu cực như vay ké, làm hồ sơ giả, chiếm dụng vốn...

Tuy nhiên, ghi nhận tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị thì tình hình nợ xấu vẫn đang còn trong vòng kiểm soát, tình hình tiêu cực phát sinh được phát hiện qua kiểm tra hàng năm còn ít, chưa cho trường hợp nặng phải cần sự can thiệp của các cơ quan pháp luật.

Thứ hai, Số lần kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay càng nhiều, (bảng 3.12) càng chặt chẽ thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngược lại. Theo kết quả khảo sát thì mức ảnh hưởng do thiếu kiểm tra, giám sát của bên cho vay đối với RRTD của NHCSXH tỉnh Quảng Trị được đánh giá từ trung bình trở lên là 98,7%.

Mối quan hệ này được lý giải là do: (i) Khi việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo được việc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, từ đó tạo ra thu nhập để trả nợ theo phương án vay vốn; (ii) Việc bên cho vay sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn đốc, thu nợ và xử lý các tình huống ngoài dự kiến một cách kịp thời.

Thứ ba, Cán bộ tác nghiệp (đặc biệt là cán bộ tín dụng và tổ trưởng tổ TK&VV)

thiếu đạo đức nghề nghiệp, không tuân thủ chấp hành quy trình tín dụng dẫn đến cho vay

đối với những phương án, dự án thiếu tính khả thi hoặc thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng xảy ra RRTD của NHCSXH. Hay nói cách khác: ý thức, trách nhiệm và việc chấp hành quy trình tác nghiệp, các quy định về chuẩn mực cán bộ càng cao thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp và ngược lại. Kết quả khảo sát (Bảng 3.12) cho thấy mức ảnh hưởng do cán bộ tác nghiệp của bên cho vay thiếu đạo đức nghề nghiệp đối với RRTD của NHCSXH tỉnh Quảng Trị được đánh giá từ trung bình trở lên là 100%.

Có thể giải thích mối tương quan giữa RRTD do bố trí cán bộ thiếu đạo đức như:

(i) việc cán bộ ngân hàng tiếp tay cho khách hàng làm sai lệch hồ sơ vay (Cho vay để khách hàng đảo nợ cho ngân hàng khác, nâng giá trị tài sản thế chấp cầm cố quá cao so với thực tế …) sẽ làm gia tăng nợ quá hạn khi đến kỳ hạn trả nợ. (ii) Đối với trường hợp tổ trưởng tổ TK&VV, mặc dù không phải là cán bộ NHCSXH nhưng lại là người được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện ở nhiều khâu, nhiều công đoạn trong quy trình cho vay và quản lý món vay như: Hướng dẫn hộ vay thực hiện viết giấy đề nghị vayvốn, chủ trì họp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM –CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ (Trang 65 -74 )

×