- Đối với khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn , tà
6. Dư nợ bình quân/01 khách hàng Triệu đồng 10,51 11,84 13,94 15,27 16,
3.3.4.1. Yếu tố khách quan:
Thứ nhất, RRTD do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu:
Nền kinh tế của Quảng Trị chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều với sự thay đổi của thời tiết và tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Trong
khi đó Quảng Trị lại nằm ở khu vực khí hậu tương đối không thuận lợi (nắng gắt, mưa nhiều, hay xãy ra thiên tai, bão lụt…) vì vậy rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Mặt khác với đối tượng cho vay của NHCSXH Quảng Trị chủ yếu là hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn điều kiện đi lại, giao thương khó khăn, trình độ dân trí thấp nên khả năng chống chọi với điều kiện khí hậu và dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn hạn chế (do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…) dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng rủi ro không có nguồn trả nợ ngân hàng cao.
Qua khảo sát đánh giá (bảng 3.10) về mức độ ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, bão lụt… đến khả năng không trả được nợ của NHCSXH của người vay cho thấy trên 90% người tham gia khảo sát đánh giá hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khi đầu tư sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, bão lụt… thì khả năng xoay sở, tìm nguồn để trả nợ cho ngân hàng là rất khó khăn, điều này đồng nghĩa khả năng RRTD của NHCSXH Quảng Trị có xu hướng gia tăng.
Thứ hai, RRTD do khách hàng vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị tuyên bố chết, mất tích; người vay và người thừa kế mất năng lực hành vi dân sự; người vay bị ốm đau
dài ngày không khả năng sản xuất, kinh doanh, người thừa kế không có khả năng trả nợ.
[1] (i) Đề tài Nghiên cứu khoa học, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH tại huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị” của nhóm tác giả Hồ Ghi, Lê Thành Ái, Phan Văn Pháp, Phan Chí Tâm (2014); (ii) Bài báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Ngân hàng, số 5, trang 38-41, Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2011);…
52
Bảng 3.10: Đánh giá mức ảnh hưởng đến RRTD của yếu tố khách quan Yếu tố khách quan ảnh hưởng
đến RRTD tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị
Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng (%)
(Mẫu điều tra 230)
Rất
nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít
1. Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, biến đổi khí
hậu. 35,7 54,8 9,6 0 0
2. Người vay bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan (chết, mất tích, mất năng lực hành
vi, ốm đau dài ngày…) 79,1 9,2 11,7 0 0
3. Nhà nước thay đổi các chính sách của theo hướng không thuận lợi cho một số lĩnh vực
sản xuất kinh doanh 0 3,9 63,9 32,2 0
4. Môi trường kinh tế - xã hội không ổn định. 0 3,9 74,3 20,4 1,3
5. Doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản theo quy định pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho ngân
hàng
50,0 43,0 7,0 0 0
Nguồn: phụ lục số 2
Thứ hai, RRTD do khách hàng vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị tuyên bố chết, mất tích; người vay và người thừa kế mất năng lực hành vi dân sự; người vay bị ốm đau
dài ngày không có khả năng sản xuất, kinh doanh, người thừa kế không có khả năng trả nợ.
Đối với những trường hợp trên thì ngoài việc tận thu (hợp lý) tài sản còn lại của
khách hàng vay vốn NHCSXH được xử lý rủi ro theo quy định tại Quyết định số 50/2011/QĐ-TTg. Điều này tương đối phù hợp với kết quả khảo sát điều tra thực tế thì khả năng không trả được nợ vay của NHCSXH đối với những trường hợp khách hàng vay vốn bị rủi ro như trên rất cao (có 79,1% đánh giá mức độ ảnh hưởng cao nhất và 88,3% đánh giá ở mức cao trở lên – Bảng 3.10).
Thứ ba, RRTD do Nhà nước thay đổi chính sách, do biến động kinh tế - xã hội:
RRTD xuất hiện khi Nhà nước thay đổi các chính sách, biến động kinh tế - xã hội
làm ảnh hưởng đến giá vật liệu đầu vào của sản xuất, dẫn đến chi phí đầu tư tăng, giá cả đầu ra tăng... nên sức cạnh tranh trên thị trường giảm, tăng khả năng rủi ro cho người sản suất (thiếu vốn sản xuất, tồn kho lớn,...). Mặt khác đối với các trường hợp không thể thỏa thuận được việc điều chỉnh các hợp đồng đã ký với đối tác thì sẽ dẫn đến việc phải chấp nhận thua lỗ hoặc phải chấp nhận hủy và bồi thường hợp đồng (làm mất uy tín doanh nghiệp), ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Khi Nhà nước thay đổi các chính sách dẫn đến mặt hàng đang đầu tư sản xuất bị cấm, hạn chế, môi trường pháp lý chưa thuận lợi cho việc sản xuất (như: cấm xe công nông, cấm sản xuất pháo, khó khăn khi kiểm duyệt, cấp phép sản xuất, lưu thông đối với một số loại mặt hàng...) nên người đầu tư buộc phải dừng sản xuất, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, chi phí cho việc đăng ký sản xuất, cấp phép lưu thông hàng hóa chiếm tỷ trong cao trong giá sản phầm... điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (do không thể thu hồi vốn khi đang thực hiện dở dang phải dừng hoặc chuyển đổi đối tượng đầu tư, đến bù hợp đồng (mua vật liệu đầu vào, và cung cấp sản phẩm đầu ra, giá thành sản phẩm cao nên sức canh tranh trên thị trường thấp...).
Thực tế trong 03 năm (2011-2013) tại NHCSXH Quảng Trị thì tác động của việc Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn NHCSXH là không nhiều do: (i) đối tượng khách hàng của NHCSXH Quảng Trị chủ yếu là người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, chủ yếu thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình, món vay nhỏ lẻ, mục đích đầu tư chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, buôn bán hoặc làm các dịch vụ nhỏ, tính cơ động và việc thu hồi nguồn vốn nhanh; (ii) Việc điều chỉnh các chính sách của Nhà nước hiện nay luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, luôn quan tâm phát triển nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là nâng cao đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Vì vậy,
RRTD của NHCSXH tỉnh Quảng Trị do Nhà nước thay đổi chính sách tính đến thời điểm năm 2013 không cao. Do đó kết quả khảo sát đánh giá cho thấy chỉ có 96,1% đánh giá mức độ ảnh hưởng trung bình và ít là hoàn toàn phù hợp với thực tế những năm vừa qua.
- Môi trường kinh tế không ổn định, sự biến động nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới dẫn đến sản phẩm lỗi thời, công nghệ và chất lượng chưa phù hợp
với nhu cầu thị trường, giá thành sản phẩm chưa hợp lý. Đồng thời tình hình kinh tế - xã
hội không ổn định ảnh hưởng đến giá thành đầu vào biến động và tâm lý chi tiêu của khách hàng,... vì vậy, chi phí đầu tư biến động tăng trong khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có xu hướng giảm nên khả năng tồn kho sản phẩm lớn, dẫn đến khả năng thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng của người vay vốn giảm.
Thực tế trong kỳ nghiên cứu, tại NHCSXH Quảng Trị thì ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh tế xã hội không ổn định tác động đến RRTD chưa nhiều bởi vì: (i) Người vay chủ yếu để phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mô hình nhỏ, theo hướng tự cung, tự cấp là chính, khi có dấu hiệu bất lợi người vay có thể tự chuyển hướng sang đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp; (ii) người vay đầu tư sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) chủ yếu theo hướng tự nhiên, theo lối truyền thống nên dù năng suất chưa cao nhưng sản phẩn luôn được ưa chuộng trên thị trường (do người dùng luôn lo ngại đến các hóa chất độc hại còn tồn dư đối với mô hình sản xuất theo hướng đại
trà…);
Thứ tư, RRTD do khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho ngân hàng: Đối với những trường hợp này thì NHCSXH thực hiệnxử lý rủi ro theo quy định tại Quyết định số 50/2011/QĐ-TTg.
Thực tế tại chi nhánh Quảng Trị từ khi thành lập đến nay chưa hề xảy ra trường hợp rủi ro nào do nguyên nhân nên. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát thì phần lớn người tham gia đều đánh giá nếu xãy ra trường hợp khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho ngân hàng thì khả năng mất vốn của NHCSXH ở mức độ nhiều và rất nhiều cao (93% phiếu – Bảng 3.10).