Bối cảnh kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 92 - 96)

2. 3.1 Những đóng góp của kinh tế tư nhân

3.1.1. Bối cảnh kinh tế

3.1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế nước ta

Qua gần 20 năm đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển hướng lớn, một sự đổi mới sâu sắc. Từ một nền kinh tế thuần nhất về thành phần và chế độ sở hữu (quốc doanh và tập thể) chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần và sở hữu đa dạng. Nền kinh tế hiện vật chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Cơ chế thị trường đã được xác lập về cơ bản, vận hành đã có hiệu quả. Thế ổn định của nền kinh tế đã được xác lập. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với những năm sau đổi mới. Trong điều kiện thuận lợi do đó đã tạo khả năng kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là đẩy lùi được lạm phát, luôn giữ ở mức lạm phát một con số, giải quyết có hiệu quả vấn đề lương thực và từ nhiều năm nay Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo... đã đưa kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá.

Đất nước đã ra khỏi khủng khoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hụt hẫng về thị trường do những biến động ở Liên Xô và Đông Âu gây ra; phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại (với 160 nước) và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 1/1996 nước ta trở thành thành viên chính thức của khối mậu dịch tự do ASEAN. Tháng

11/1998 đã gia nhập diễn đàn kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương APEC, rồi chúng ta ký kết hiệp định thương mại quốc tế như WTO. Đây là các mối quan hệ kinh tế quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và đây cũng là những cơ hội để tiếp cận với trí thức kinh doanh công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế và nắm bắt kịp thời những thay đổi trên thị trường thế giới.

Hệ thống pháp luật đang được tích cực xây dựng và hoàn thiện, hệ thống hành chính đang được cải tạo. Trình độ và khả năng quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước, tri thức kinh tế thị trường trong xã hội, kinh nghiệm và trình độ của giới doanh nhân đã được nâng cao một bước trong quá trình chuyển nền kinh tế sang phát triển theo hướng thị trường.

Trên đây là những thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển - nói chung và kinh tế tư nhân phát triển - nói riêng. Nhưng bên cạnh những thuận lợi nền kinh tế nước ta hiện nay còn đứng trước những khó khăn và thách thức gay gắt.

Với động thái phát triển nhanh trên toàn cầu và tương quan kinh tế đang được xác lập giữa các cường quốc, khu vực và trong nội bộ từng khu vực tạo nên tình thế phát triển phức tạp về xu hướng mà nổi lên là khu vực hoá toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá thương mại. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với tất cả các nước. Đối với các nước đi sau, phát triển muộn như thì thách thức này ngày càng gay gắt hơn. Bởi vì, tác động của xu hướng này sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước bị đặt trong môi trường cạnh tranh quốc tế khắc nghiệt, mang tính sống còn. Đặc biệt thách thức với các chủ doanh nghiệp tư nhân nước ta. Vì phần lớn doanh nghiệp tư nhân đều có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu... sức cạnh tranh yếu dễ dẫn đến phá sản.

Chiến lược tăng trưởng nhanh, có hiệu quả, bền vững để sớm thoát khỏi nguy cơ ngày càng tụt hậu về kinh tế so với các nước đang là khó khăn và thách thức đối với nước ta hiện nay khi doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hoạt động kém hiệu quả; Tình trạng tham nhũng

còn là một tệ nạn nguy hiểm. Nạn buôn lậu, trốn thuế, làm hàng hoá giả còn gia tăng và phức tạp làm cho những cố gắng phát huy nội lực bị giảm tác dụng... Dù tác động trực tiếp hay gián tiếp thì những khó khăn thách thức trên đều tác động tiêu cực tới tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và bền vững... Vượt qua thách thức này là hết sức khó khăn và phức tạp nhưng lại là vấn đề sống còn của đất nước.

Để thực hiện được chiến lược tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững, Đại hội IX của Đảng đã vạch ra con đường: CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước [15, tr. 25-26].

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế ở Thanh Hoá

Sự chuyển mình cuả nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đã làm cho kinh tế tỉnh Thanh Hoá ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Thanh Hoá: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng đều đặn trong những năm gần đây:

Bảng 13: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) từ 1999 - 2002 ở Thanh Hoá

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002

Tổng sản phẩm trong tỉnh (tỷ

đồng) theo giá thực tế 9.229,8 9.961,8 10.852,2 11.673,4

Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá, niên giám thống kê năm 2002.

GDP bình quân đầu người, tính theo đồng đô la Mỹ: Năm 1998 là 260,9 USD; năm 2000 là 299,2 USD; năm 2002 là 322,1 USD và 2003 là 366 USD (37,9) và theo chỉ tiêu Nghị quyết 15 của Đảng bộ tỉnh là: Phấn đấu đến năm 2005 GDP bình quân đầu người 460 USD.

được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và của thị trường; số hộ đói nghèo giảm dần. Năm 1995 tỷ lệ hộ đói nghèo là 23,77% đến năm 2000 giảm xuống còn 14% và năm 2002 là 12% và theo chỉ tiêu của Nghị quyết 15 Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ hộ đói nghèo chỉ còn 5%.

Đây là những kết quả biểu hiện rõ sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá sau gần 20 năm đổi mới. Để đạt được kết quả kết quả đó là nhờ vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhờ vào sự năng động của các cơ sở kinh tế, từ thế bị động, phụ thuộc vào kế hoạch từ trên áp đặt xuống sang thế chủ động, sáng tạo trong các khâu của qúa trình sản xuất kinh doanh co nhiều đơn vị kinh tế đã đứng vững trong cơ chế thị trường sóng gió. Khắt khe như: Nhà máy đường Lam Sơn, không những đứng vững mà ngày càng phát triển mạnh mẽ và dự kiến đến năm 2010 sẽ trở thành khu công nghiệp Lam Sơn - Mục Sơn sản xuất nhiều loại sản phẩm. Ngoài ra còn có một số cơ sở kinh tế khác đang hoạt động rất có hiệu quả. Nhà máy xi măng Nghi Sơn, phân lân Hàm Rồng... tuy nhiên, cùng có một số đơn vị kinh tế không thể trụ được trong môi trường cạnh tranh khắt khe này đã dẫn đến giải thể, sát nhập hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác như: Gốm sứ Thanh Hoá, bánh kẹo Toàn Thành, nước giải khát Hara Cola .. một số cơ sở kinh tế thì hoạt động không có kế hoạch, quy hoạch cụ thể dẫn đến đầu tư lãng phí như: Nhà máy đường Thạch Thành nhiều khi không có đủ nguyên liệu để sản xuất. Ngược lại ở Như Xuân người dân đã trồng được nguyên liệu Dứa nhưng nhà máy chưa thể đi vào hoạt động được... dẫn đến lãng phí và kinh doanh không hiệu quả.

Tuy còn nhiều yếu kém nhưng để thực hiện chiến lược CNH, HĐH trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá 1996 - 2010 xác định: Thanh Hoá có 4 khu công nghiệp đó là:

- Khu công nghiệp Thanh Hoá - Sầm Sơn. - Khu công nghiệp Nghi Sơn.

- Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và nhận thấy những yếu kém trong hoạt động kinh tế của tỉnh, cùng với việc phát triển kinh tế phải đúng với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kinh tế; Nghị quyết lần thứ 15 của Đảng bộ Tỉnh đã xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt bình quân của cả nước trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực, chủ đọng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội: Thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng GDP bình quân năm đạt 10% trở lên.

- Mức tăng giá trị xuất khẩu bình quân năm là 20% trở lên.

- Giải quyết việc làm cho người lao động từ 35 - 40 vạn người một năm. - Tổng đầu tư toàn xã hội từ 2001 - 2005 là 30.000tỷ đồng và đến 2010 phấn đấu gấp đôi.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 92 - 96)