2. 3.1 Những đóng góp của kinh tế tư nhân
3.2.2. Nhóm giải pháp về phía cơ sở kinh tế tư nhân
3.2.2.1. Xây dựng đội ngũ doanh nhân chân chính
Ở nước ta hiện nay có thể hiểu: doanh nhân là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, họ có trách nhiệm kinh doanh những tài sản được giao (hoặc của riêng bản thân họ, hoặc của bản thân và một số người khác) làm ra được nhiều lợi nhuận đồng thời họ cũng có quyền hạn
cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nhân là người chủ quản lý, ở Việt Nam hiện nay chủ yếu người chủ quản lý là người chủ sở hữu.
Tầng lớp doanh nhân nước ta bao gồm doanh nhân kinh tế Nhà nước và doanh nhân trong KTTN, từ người chủ hộ kinh tế gia đình, chủ trang trại, chủ nhiệm các tổ sản xuất, các hợp tác xã đến Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc các loại hình Công ty kể cả trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gọi chung là doanh nhân.
Kinh tế tư nhân Thanh Hoá nói riêng và khu vực KTTN của nền kinh tế nói chung, không thể phát triển mạnh mẽ nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của tỉnh, của Nhà nước và chủ yếu phải bằng sự nỗ lực của mỗi đơn vị kinh tế mà chủ đạo vẫn là doanh nhân. Thực tế đội ngũ doanh nhân tư nhân Thanh Hoá còn nhiều hạn chế, chưa trở thành doanh nhân thực thụ nên chưa có khả năng dẫn dắt các cơ sở phát triển trở thành những Công ty lớn. Để trở thành những doanh nhân thực thụ, có tầm cỡ thì đội ngũ này phải.
Một là :Đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Doanh nhân phải là người kiên định tư duy đổi mới, năng động và sáng tạo, dám mạo hiểm và chịu rủi ro, có hoài bão xây dựng sự nghiệp.
- Doanh nhân phải là người có đủ trí tuệ, bản tính và năng lực nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá cũng như của toàn doanh nghiệp.
- Doanh nhân phải là người biết đặt chữ “tín” lên hàng đầu, đảm bảo đạo đức trong kinh doanh, tôn trọng khách hàng và bạn hàng, tôn trọng pháp luật, phải là người có ý thức cộng đồng, biết kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của riêng mình trong tổng thể lợi ích của toàn xã hội vì sự phát triển bền vững của tỉnh nhà, của nền kinh tế.
Hơn nữa các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp phải ở tầm khu vực, thế giới, không thể chỉ nghĩ và làm ở phạm vị trong tỉnh, trong nước. Có ba công việc đặt ra cho các doanh nhân: phải
biết chiếm lĩnh và vận dụng những kiến thức quản lý hiện đại, phải biết làm chủ và thực hiện những thành quả thích hợp của cách mạng khoa học và công nghệ, phải chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Hai là: Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp có liên quan đến hoạt động của doanh nhân.
Đó là các mối quan hệ của doanh nhân với bản thân đơn vị kinh tế, với khách hàng, với công nhân viên, với cơ quan công quyền với đối tác trong và ngoài nước. Các mối quan hệ này tốt đẹp nói lên một điều: Đơn vị kinh tế này đang hoạt động rất có hiệu quả, thể hiện năng lực quản lý của doanh nhân.
- Đối với bản thân đơn vị kinh doanh: Tạo lập và phát huy triết lý kinh doanh trong nội bộ đơn vị kinh tế, trong đó thể hiện rõ cách thức kinh doanh phù hợp với điều kiện pháp luật và đạo đức, văn hoá dân tộc, thu được nhiều lợi nhuận mà không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng, của xã hội và của Nhà nước.
- Đối với khách hàng: Tôn trọng và biết ơn khách hàng, kinh doanh trung thực, không làm hàng giả, hàng kém chất lượng, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm của mình trước người tiêu dùng.
- Đối với công nhân viên trong đơn vị: Đảm bảo đơn vị kinh tế và công nhân viên cấu kết thành một khối cộng đồng về lợi ích, kề vai sát cánh, cùng chịu rủi ro; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo hộ lao động; tôn trọng ý kiến và kiến nghị của công nhân viên, khơi gợi tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của họ; thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký kết, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo luật định, thù lao và khen thưởng xứng đáng, chăm lo phát triển đội ngũ nhân viên, thực hiện các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề.
- Đối với đối tác trong và ngoài nước: bảo đảm tính cộng đồng của các doanh nhân trong nước, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, trước hết là trong cùng ngành nghề, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng các hợp đồng đã cam kết, bảo đảm trách nhiệm thi hành hợp đồng.
- Đối với cơ quan công quyền: kinh doanh đúng pháp luật, thi hành đầy đủ các quy định trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời thẳng thắn đấu tranh tố cáo trước pháp luật những công chức lạm dụng quyền hạn gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới hiện nay, thị trường cũng trở nên khắt khe và cạnh tranh càng trở nên gay gắt bao giờ hết. Vậy, một đơn vị kinh tế muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh đó, không thể chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của một cá nhân - doanh nhân người chủ quản lý mà phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả cơ sở kinh tế của các thành viên trong đơn vị đó. Sức mạnh này được thể hiện thông qua sự nhất trí xây dựng chiến lược kinh doanh. Xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của một cơ sở kinh tế. Các cơ sở kinh tế tư nhân Thanh Hoá muốn tồn tại lâu dài và phát triển mạnh mẽ thì phải xây dựng được một số chiến lược sau:
- Về sản phẩm: kinh doanh sản phẩm gì (cái gì), trước hết phải xác định được sản phẩm đó phục vụ cho ai? đối tượng nào? Đây là nội dung hết sức quan trọng trong chiến lược kinh doanh, hơn nữa phải kinh doanh những sản phẩm thị trường cần nhưng cung còn hiếm. Trong cộng đồng người tiêu dùng có nhiều mức sống khác nhau nên người cung cấp sản phẩm cho thị trường cần đa dạng hoá chất lựơng sản phẩm. Có như vậy, mới tiêu thụ được khối lượng lớn sản phẩm.
Mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống nhất định. Do vậy, cơ sở kinh tế phải tính toán làm sao để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm như : Cải tiến mẫu mã cho ngày càng tiện dùng hơn, đẹp hơn...
- Cùng một lúc kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau. Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, khi sản phảm này gặp rủi ro có sản phẩm khác bù lại, tránh được tình trạng, thua lỗ, phá sản. Và có thể phế liệu của sản phẩm này, là nguyên liệu của sản phẩm khác, tăng khả năng cạnh tranh, tạo khả năng đem lại lợi nhuận cao.
Về thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của cơ sở kinh tế đều gắn với thị trường.
Hiểu theo nghĩa đầy đủ thì thị trường của các cơ sở kinh doanh bao gồm cả thị trường “đầu vào”, và thị trường “đầu ra”. Nhưng việc tìm hướng giải quyết cho thị trường đầu vào (các yếu tố sản xuất ) đã được đề cập trong các phần (giải pháp nhân lực, khoa học công nghệ...) ở đây chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan trực tiếp, giải quyết thị trường đầu ra - vấn đề đau đầu của các cơ sở KTTN Thanh Hoá.
Trước hết, các cơ sở KTTN Thanh Hoá phải đẩy mạnh việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Muốn vậy, các cơ sở kinh tế này phải thực hiện tốt Maketing trong chiến lược kinh doanh của mình trong mọi địa bàn: trung du, miền núi, đồng bằng, thành thị, nghiên cứu kỹ thị trường, xác định chính sác xu hướng vận động của thị hiếu thị trường, xác định thị trường mục tiêu cho từng đối tượng khách hàng, từ đó có chiến lược đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ và đa dạng các hình thức khuyến mại. Quan tâm nhiều đến các dịch vụ sau bán hàng (bảo lãnh, bảo dưỡng, hướng dẫn bảo quản và sử dụng ...) nhằm giữ vững thị trường đã có, tao uy tín để mở rộng thị trường mới.
Các cơ sở KTTN phải căn cứ vào tiềm lực thực tế của mình để chọn một hình thức cạnh tranh hợp lý: Lựa chọn những sản phẩm chủ lực (có điều kiện xây dựng thuận lợi nhưng phải được thị trường chấp nhận) tập trung đầu tư vào đó để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường (giảm giá bán, nâng cao không ngừng chất lượng, thay đổi liên tục hình thức mẫu mã sản phảm....) khi đã có chỗ đứng trên thị trường rồi thì phải có nhiều cách thức để củng cố và cải thiện vị trí
của cơ sở mình thông qua nghệ thuật bán hàng, giữ khách hàng và tiếp tục khai thác tìm hiểu tâm lý khách hàng để tiếp cận bằng những sản phẩm phù hợp hơn (bằng việc thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng)
Đặc biệt quan tâm đến thị trường trên địa bàn. Thanh Hoá là tỉnh đất rộng, người đông - đây là thị trường lớn, có khả năng tiêu thụ khối lượng hàng hoá lớn, nhưng có sự khác biệt về thị hiếu giữa thành phố với đồng bằng và miền núi; có thu nhập chênh lệch nhau. Điều này khiến các nhà sản xuất phải lưu tâm để có sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán của từng loại khách hàng.
Về giá bán: Giá bán liên quan trực tiếp đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, trong mỗi thời kỳ thi giá bán cũng có sự thay đổi cho phù hợp, do vậy, đơn vị kinh doanh phải đưa ra được giá bán có thể chỉ là mức hoà vốn hoặc chịu lỗ trong một thời gian, khi đã chiếm lĩnh được thị trường thì giá điều chỉnh tăng lên. Tất nhiên, có nhiều mức giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Về lao động: Thanh Hoá có dân số đông, đây là tiềm năng lao động rất lớn, nhưng chất lượng lao động còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề ít. Vậy các cơ sở kinh tế tư nhân phải chủ động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động . Có thể cho đi học ở các trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật hoặc cơ sở KTTN mời thầy về giảng dạy, truyền nghề cho công nhân của minh.
Ngoài ra, các cơ sở KTTN phải chủ động trong nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến quá trình kinh doanh, đến lợi nhuận. Có chủ động mới kịp thời nắm được các cơ hội thuận lợi trên thị trường, mới tạo ra được thế mạnh trong cạnh tranh như: Chủ động huy động vốn, trước hết là huy động ở các thành viên trong cơ sở kinh tế, sau đó đến các nguồn vốn khác như vay ngân hàng, bạn bè.... Rồi chủ động tìm địa bàn kinh doanh thuận lợi; chủ động thay đổi công nghệ mới đưa năng xuất lao động lên cao; nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh .... kinh doanh thực sự là nghệ thuật, sự thành công của nó phụ
thuộc vào tất cả các yếu tố, vào sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp. Nếu một cơ sở kinh tế cứ trông chờ và sự trợ giúp của bên ngoài sẽ bị động kinh doanh, khó có khả năng thành công trong môi trường cạnh tranh. Tất nhiên sự trợ giúp của tỉnh và của Nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở kinh tế phát triển mạnh hơn.
Tóm lại: Với bối cảnh kinh tế có xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá,
cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng gay gắt làm cho khu vực KTTN nước ta, nhất là các cơ sở KTTN Thanh Hoá gặp nhiều khó khăn và thách thức. Bởi vì, KTTN Thanh Hoá còn nhiều hạn chế, yếu kém (sự phát triển của các cơ sở KTTN Thanh Hoá đạt dưới mức trung bình của cả nước về số lượng và chất lượng). Để KTTN Thanh Hoá thời gian tới có thể phát triển mạnh hơn thì phải xác định được phương hướng phát triển và đưa ra những giải pháp phù hợp.
Phương hướng cho KTTN Thanh Hoá trong thời gian tới phải phù hợp với điều kiện thực tế, đúng với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, của Nhà nước. Giải pháp phải khắc phục được những hạn chế, yếu kém và thúc đẩy được cái tích cực của KTTN phát triển. Mục đích cuối cùng là đưa các cơ sở KTTN Thanh Hoá phát triển, có sức mạnh kinh tế “sánh vai” với các cơ sở KTTN ở trong và ngoài nước, đem lại lợi ích cho cả tư nhân và Nhà nước làm cho “dân giàu, nước mạnh”.
KẾT LUẬN
Kinh tế tư nhân dự trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, dưới hình thức: hội KDCT và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Hiện nay ở nước ta khu vực kinh tế tư nhân rất phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nằm trong tình hình chung của cả nước, KTTN Thanh Hoá cũng đang phát triển, đặc biệt phát triển vượt bậc vào năm 2000 năm đầu tiên thực hiện Luật doanh nghiệp và có sự giảm sút vào năm 1998, chủ yếu do nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng xấu đến tiến độ phát triển của KTTN. So với tình hình chung của cả nước thì Thanh Hoá vẫn nằm dưới mức trung bình xét cả về số lượng và chất lượng, mặc dù Thanh Hoá là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho KTTN phát triển.
Nhình chung, KTTN Thanh Hoá đang có những bước phát triển nhưng sự phát triển đó thiên về số lượng, thực lực kinh tế còn khiêm tốn chưa tương xứng với nguồn tiềm năng có thể khai thác. Do nhiều nguyên nhân: Cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cả về phía Nhà nước và về phía cơ sở KTTN. Tuy nhiên, khu vực KTTN Thanh Hoá cũng đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Có thể nói đây là khu vực kinh tế năng động nhất, nhạy bén nhất, nhạy bén nhất phát triển nhất ở Thanh Hoá. Để nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò và khắc phục những hạn chế của khu vực KTTN góp phần thực hiện hai nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ: phát triển kinh tế hàng hoá, CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải có sự phối kết hợp một cách hợp lý linh hoạt giữa những chính sách của Nhà nước với những nỗ lực của cơ sở KTTN: Về phía Nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, phương hướng và những biện pháp quản lý, trong đó, đặc biệt là phải có những chính sách hỗ trợ các cơ sở KTTN. Về phía các cơ sở kinh tế tư nhân cần phải phát huy hết vai trò của mình để vươn lên làm chủ sản xuất, công nghệ, tận dụng mọi tiểm