Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 57)

Thực trạng kinh tế - xã hội của Thanh Hoá cũng có nhiều điểm thuận lợi cho KTTN phát triển.

Một là: kinh tế tiếp tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo đà cho KTTN phát triển, thể hiện: nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với việc khai thác tiềm năng kinh tế biển và trung du - miền núi. Diện tích vụ đông được mở rộng trở thành vụ sản xuất chính của nhiều huyện. Các vùng cây công nghiệp tập trung, chuyên canh được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay đã hình thành vùng nguyên liệu mía, có từ 26.500 - 29.500ha; cao su 7.000 ha; cà phê 3,5 ha, cây lạc, đay, cói, thuốc lá, đậu tương đều có tốc độ tăng cả về diện tích và sản lượng.

Chăn nuôi phát triển và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Xuất hiện mô hình chăn nuôi công nghiệp ở hộ gia đình với quy mô lớn. Dự án cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, du nhập giống gia cầm có năng suất cao đang thực hiện; một số xí nghiệp giống lớn: Giống gia cầm, xí nghiệp súc sản xuất khẩu được nâng cấp.

Nghề rừng được tổ chức lại và phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội, chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ,

gắn việc trồng rừng phòng hộ với phát triển kinh tế rừng, bình quân hàng năm từ 1996 - 2003 trồng được 7.314 ha rừng tập trung, nâng độ che phủ lên 37%.

Kinh tế biển có chuyển biến cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến. Từ năm 1996 đến 2003 đầu tư thêm 140 tầu công suất 90 -254CV đưa tổng công suất lên 70.000 CV (tăng 35.000 CV so với năm 1995), tạo việc làm cho 42.000 lao động. Nuôi trồng thuỷ sản tăng cả diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt 49,0 ngàn tấn; năm 2002 đạt 53,2 ngàn tấn và năm 2003 đạt 54,7 ngàn tấn. Đang triển khai chương trình nuôi tôm công nghiệp, du nhập một số giống mới, tổ chức việc di tôm giống nuôi tôm đẻ trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp, mặc dù gặp những khó khăn, thách thức, song giá trị sản xuất hàng năm vẫn tăng 15,8%, đặc biệt năm 2000 có bước tăng vọt 60,5%. Một số cơ sở công nghiệp tiếp tục được tổ chức và sắp xếp lại, đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Các cơ sở công nghiệp lớn được đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất tạo ra năng lực sản xuất mới. Một số sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng khá lớn: Đường, bao bì, giầy xuất khẩu, xi măng...

Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng ở nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống. Hệ thống dịch vụ về giống, vật tư, phân bón, vận tải, đặc biệt là thông tin liên lạc có bước phát triển khá Thương mại xã hội phát triển ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh, hàng hoá phong phú, lưu thông thuận tiện. Hoạt động xuất khẩu bước đầu đã gắn với sản xuất bằng việc đầu tư vốn, vật tư, giống và kỹ thuật để thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các điểm du lịch Sầm Sơn, Lam Kinh... đã và đang được đầu tư tôn tạo, nâng cấp, chất lượng phục vụ khách du lịch ngày càng tốt hơn.

Các vùng kinh tế được hình thành, ra đời một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh gắn với các vùng kinh tế động lực. Các khu công nghiệp: Lễ Môn,

Nghi Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn được đầu tư, bước đầu thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

Miền núi bước đầu đã có sự chuyển dịch từ kinh tế tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Kết cấu hạ tầng về thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin.... ở các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã... được đầu tư xây dựng đang tạo động lực phát triển và góp phần thay đổi kinh tế - xã hội ở trung du - miền núi.

Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, KTTN có bước phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, đa dạng, phong phú về ngành hàng, sản phẩm. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,6%, giá trị sản xuất công nghiệp. Kinh tế trang trại tuy mới hình thành nhưng đã chứng tỏ lợi thế và vai trò tích cực góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tham gia xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Hai là: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển, tạo thêm năng lực sản xuất mới (đặc biệt đối với KTTN vì khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng của KTTN là rất ít) và đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống nhân dân.

Đã có những chủ trương và giải pháp để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trong 5 năm (1999 - 2003) vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng gấp 3,3 lần so với 5 năm liền kề trước đó. Trong đó, nguồn nội lực chiếm 51,3%, đầu tư tập trung và đúng hướng hơn, quản lý đầu tư và xây dựng được tăng cường.

Một số cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư xây dựng, tạo ra năng lực sản xuất mới như: nhà máy Nghi Sơn, bao bì PP KRAFT, một số công trình trọng điểm đang được tích cực thực hiện từ năm 2000 như: Hạ tầng khu công nghiệp Nghi Sơn, gắn với cảng biển nước sâu; thuỷ lợi - thuỷ điện Cửa Đạt; cải tạo lưới điện và cấp thoát nước thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn và một số thị trấn khác.

Hệ thống giao thông phát triển với tốc độ nhanh. Các trục giao thông Bắc- Nam - Đông - Tây được nâng cấp, hầu hết các cầu qua sông lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng, giao thông nông thôn từng bước được cấp phối và rải nhựa.

Hệ thống thuỷ lợi, đê điều được đầu tư thích đáng, đã có 2.905 km kênh mương được kiên cố hoá, phát huy tác dụng và có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Hệ thống lưới điện được xây dựng đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố. 85% số xã có điện, nguồn lưới điện quốc gia tăng gấp 2 lần về công suất và 1,4 lần về sản lượng năm 2002 so với năm 1995.

Bưu chính viễn thông được đầu tư xây dựng và hiện đại hoá với tốc độ nhanh 100% xã phường có máy điện thoại, bình quân đạt 1,3 máy/100 dân.

Ba là: Làng nghề thủ công truyền thống góp phần đáng kể vào phát triển KTTN, với nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại Thanh Hoá có 91 làng nghề với nhiều sản phẩm khác nhau, đây là tiềm năng của KTTN.

Bảng 4: Làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hoá.

TT Tên nghề S.lƣợng

(làng)

Số lƣợng

LĐ (ngƣời) Địa điểm hoạt động

1 Lụa tơ tằm 1 400 Đông Sơn

2 Mỹ nghệ (sơn

mài, thêu, ren...) 3 503 Thành phố Thanh Hoá 3 Mộc và mộc mỹ

nghệ 6 240 TP. T Hoá - Hoằng hoá

4 Gốm sứ 1 240 Thành phố Thanh Hoá

5 Đúc đồng 1 180 Đông Sơn

6 Rèn 4 887 Hậu Lộc - Sầm Sơn

7 Khai thác, chế

biến đá mỹ nghệ 6 2.100 Đông Sơn

8 Xăm tơ 1 300 Quảng Tiến

9 Nghề cá (khai

Hoằng Hoá

10 Nghề muối 9 4.200 Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quảng Xương

11 Mây tre đan 15 6.300

Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Thường Xuân, Đông Sơn, Quảng Xương

12 Chiếu cói 30 29.410 Nga Sơn, Hoằng Hoá, Quảng Xương

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân năm 2003 của Ban Kinh tế Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

Ngoài ra nhiều hộ gia đình giàu lên nhờ vào sản xuất những sản phẩm là đặc sản của quê hương Thanh Hoá như: Nem chua Hạc Thành, chè Lam Phú Quảng, bánh gai Tứ Trụ...

Bốn là: Du lịch Thanh Hoá: Đây là ngành đem lại lợi nhuận rất lớn, nó góp phần khẳng định vị thế của KTTN trong kinh tế của tỉnh. Thanh Hoá có rất nhiều tiềm năng du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.

Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ, của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng: Khu di tích lịch sử Lam Kinh ở Thọ Xuân cùng các lăng tẩm, bia mộ của các vua và hoàng hậu triều Lê; thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc, công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ; đền thờ - Lăng Bà Triệu ở Hậu Lộc thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Đông Ngô từ những năm đầu công nguyên và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng.

Xứ Thanh không những giàu có về di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có: Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá “Thần” hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng và gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn giữ gìn được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Múa đèn Đông Sơn, trò Xuân Phả, Khua Luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Đặc sản quê Thanh như: Bánh gai Tứ Trụ, dưa hấu Mai An Tiêm, Tôm, Cua, Mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên.

Tiềm năng du lịch Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Cụ thể khách du lịch có thể đi tham quan các tuyến du lịch sau:

- Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn

- Tuyến du lịch Sầm Sơn - Thành phố Thanh Hoá - Bến En - Tuyến du lịch Sầm Sơn - Lam Kinh.

- Tuyến du lịch Sầm Sơn - Nga Sơn . - Tuyến du lịch Sầm Sơn - Thành nhà Hồ

Khách du lịch còn có thể đi các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền thờ Bà Triệu, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Phủ Na, lễ hội Đền Sòng...

Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở Thanh Hoá có nhiều thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn làm hạn chế tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này. Cụ thể: khí hậu ở Thanh Hoá rất khắc nghiệt, nắng, nóng và bão lụt thường xuyên xảy ra đã gây phiền hà cho các nhà kinh doanh, thậm chí gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của sản xuất kinh doanh: vẫn còn 15% số xã chưa có điện trong tổng số 630 xã , tập trung chủ yếu là ở các xã miền núi vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội ở miền núi và đồng bằng còn thấp kém, đường giao thông chủ yếu là đường đất, đường đá và nhỏ hẹp. Đường nhựa chỉ là những con đường giao thông chính nối liền huyện này với huyện kia. Hệ thống nước sạch gần như không có ở các huyện miền núi và đồng bằng. Đời sống và sản xuất chủ yếu dùng nước giếng khơi, giếng khoan và nước sông suối. Ở vùng thành thị có nước sạch nhưng giá thành quá cao: nước dùng

cho sản xuất với giá 5.000 đồng một mét khối... tất cả những điều kiện đó đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của khu vực KTTN.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 57)