ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Vốn đầu tư

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 74)

đồng, gấp 2 lần so với năm 1996 (341.353 triệu đồng). Năm 2000 là năm mà khu vực KTTN ở Thanh Hoá có mức đầu tư cao nhất trong suốt thời gian từ 1996 đến 2002, năm 2001 và 2002 có mức đầu tư thấp hơn: 471.200 triệu và 492.218 triệu. Nhìn chung, vốn đầu tư của KTTN ở Thanh Hoá tăng không ổn định trong thời gian từ1996 đến 2002. Tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư tại địa phương.

Bảng 9. Giá trị và tỷ trọng vốn đầu tƣ của kinh tế tƣ nhân giai đoạn 1996 - 2002 tại Thanh Hoá.

ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Vốn đầu tư Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân Triệu đồng 341.353 394.196 436.295 429.381 756.915 471.200 492.218 % trong tổng đầu tư tại địa phương % 28,5 27,64 29 30,05 32,16 32,1 32,13

Nguồn: Báo cáo về vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân năm 2003 của Cục Quản lý vốn và tài sản thuộc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá.

Qua bảng 9 ta thấy mức đầu tư của khu vực KTTN tăng không ổn định: Tăng rồi lại giảm, nhưng tăng mạnh nhất vào năm 2000 với mức đầu tư là 765.915. So với tổng đầu tư tại địa phương thì khu vực KTTN vẫn chiếm tỷ trọng cao. Ở mức cao nhất là 32,16% năm 2000 và ở mức thấp nhất là 27,64% năm 1997. Như vậy, khu vực KTTN đã thu hút được lượng vốn khá

kinh doanh cá thể vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ dệ cao so với doanh nghiệp của tư nhân.

Bảng 10: Giá trị và tỷ trọng vốn đầu tƣ của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp của tƣ nhân giai đoạn 1996 - 2002 tại Thanh Hoá.

ĐVT: Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn đầu tư của khu vực KTTN 341.353 394.146 436.295 429.381 756.915 471.200 492.218 % trong tổng đầu

tư tại địa phương 28,5 27,64 29 30,05 32,16 32,1 32,13 - Đầu tư của hộ

KDCT 335.353 382.196 327.295 414.381 501.915 381.600 397.218 % trong tổng đầu

tư tại địa phương 28 26,8 28,4 29 30,5 30,2 30,21 - Đầu tư của

DNTN

6000 12.000 9000 15.000 75.000 90.000 95.00

% trong tổng đầu

tư tại địa phương 0,5 0,84 0,6 1,05 1,66 1,9 1,92

Nguồn: Báo cáo về vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân năm 2003 của Cục Quản lý vốn và tài sản thuộc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá.

Tại thời điểm 1996 vốn đầu tư của hộ KDCT là 335.353 triệu gấp 55,8 lần vốn đầu tư của doanh nghiệp của tư nhân (6000 triệu). Tại thời điểm năm 2000, vốn đầu tư của hộ là 501.915 triệu gấp 6 lần doanh nghiệp (75.000 triệu) và tại thời điểm năm 2002 vốn đầu tư của hộ là 397.218 triệu gấp hơn 4 lần so với doanh nghiệp (95.000 triệu). Trong bất kỳ thời điểm nào thì vốn đầu tư của hộ KDCT cũng vẫn nhiều hơn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng có xu hướng rút ngắn khoảng cách từ 55,8 lần xuống còn hơn 4 lần. Như vậy, trong tăng tương ứng vốn đầu tư của hộ KDCT và doanh nghiệp của tư nhân thì vốn

đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh hơn, đồng thời ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng đầu tư tại địa phương từ 0,5% lên 1,92% năm 2002.

Đối với doanh nghiệp của tư nhân vốn đầu tư tăng lên tương đối đều (riêng năm 1998 có giảm chút ít) trong khi tổng vốn đầu tư của KTTN và vốn đầu tư của hộ KDCT tăng lên không ổn định. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng cực mạnh vào năm 2000 (75.000 triệu đồng) gấp 5 lần so với năm 1999 và gấp 12 lần so với năm 1996 và tiếp tục tăng vào năm 2001 (90.000 triệu đồng) năm 2002 (95.000 triệu đồng). Như vậy đối với hộ KDCT có tổng vốn đầu tư nhiều hơn doanh nghiệp của tư nhân, nhưng doanh nghiệp lại tăng đều hơn và mức độ tăng cao hơn hộ KDCT.

Vốn đăng ký kinh doanh:

Tính đến năm 2001 toàn tỉnh Thanh Hoá có 385/530 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh gần 300 tỷ đồng. Đến năm 2002 có 432/692 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có số vốn đăng ký kinh doanh là 426.455 triệu đồng. Đạt gần 1 tỷ đồng/1 doanh nghiệp.

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư, Thanh Hoá có 85% doanh nghiệp đăng ký vốn kinh doanh dưới 1 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp chỉ ở mức 200 đến 300 triệu đồng. Còn 15% doanh nghiệp đăng ký vốn kinh doanh từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó, đặc biệt có một số doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở lên như: Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Công ty Tân Thành; Công ty Ngôi Sao; Công ty Minh Tuấn; Công ty xây dựng giao thông thuỷ lợi... [31].

2.2.1.4. Khoa học công nghệ

Thời đại ngày nay được mệnh danh là thời đại khoa học công nghệ bởi: - Tốc độ tiến triển của khoa học - công nghệ ngày càng cao.

- Vai trò của khoa học - công nghệ đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, với tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh ngày càng có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, có thể khẳng định rằng doanh nghiệp nào, quốc gia nào làm chủ được khoa học - công nghệ, ứng dụng được khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì quốc gia, doanh nghiệp đó đứng vững trong cạnh tranh, thế nhưng phần lớn các doanh nghiệp của cả nước nói chung và của Thanh Hoá nói riêng có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu. Theo báo cáo khảo sát của Sở Khoa học - công nghệ và môi trường tỉnh Thanh Hoá về cơ cấu trình độ công nghệ khu vực.

- Trình độ công nghệ hiện đại: Nhà nước: 14,57%; tư nhân: 13,40% - Trình độ công nghệ trung bình: Nhà nước: 64,39%; tư nhân: 66,08%. - Trình độ công nghệ lạc hậu: Nhà nước: 21,04%; tư nhân: 20,52% [29] Với trình độ công nghệ này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thực tế các doanh nghiệp có nhu cầu rất cao về đổi mới công nghệ nhưng có hai nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nghiệp không thể thực hiện được nhu cầu của mình. Một là: Quy mô về vốn của doanh nghiệp nhỏ: Hai là: Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ thấp. Ví dụ như: Công ty khảo sát thiết kế Thuỷ lợi - Điện Phú Sơn - Thành phố Thanh Hoá cơ sở vốn là 50 triệu đồng, công nghệ sản xuất rất lạc hậu... tuy nhiên, có một số doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh với những công nghệ hiện đại nhất như: Công ty thuỷ tinh pha lê Việt - Ý đầu tư mới dây chuyền sản xuất thuỷ tinh pha lê; Công ty Hùng Vương đầu tư dây chuyền sản xuất nhựa với công nghệ hiện đại...

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 74)