2. 3.1 Những đóng góp của kinh tế tư nhân
2.3.2. Những hạn chế đang tồn tại của kinh tế tƣ nhân
Bên cạnh những đóng góp trên KTTN Thanh Hoá đã khẳng định vai trò của mình trong hoạt động kinh tế của tỉnh nhưng nó vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục.
Một là: Cơ cấu phát triển thiếu cân đối, nhìn vào cơ cấu doanh nghiệp của tư nhân cho thấy phần lớn các cơ sở đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sản xuất và chế biến nông - lâm - hải sản rất ít doanh nghiệp tham gia. Hơn nữa, đại đa số các doanh nghiệp tập trung ở địa bàn Thành phố, thị xã, còn vùng nông thôn và một số huyện miền núi có lợi thế về nguyên vật liệu, lao động lại chưa được đầu tư khai thác nhiều.
Hai là: Quy mô doanh nghiệp nhỏ, đông về số lượng nhưng trung bình vốn ở mỗi doanh nghiệp chưa nhiều. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư thì trung bình vốn của một DNTN là 180 triệu đồng của Công ty TNHH là 473 triệu đồng. Công ty khảo sát thiết kế thuỷ lợi Điện Phú Sơn Thành phố Thanh Hoá có số vốn là 50 triệu đồng - là công ty có số vốn ít nhất.
Ba là: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp. Theo phân loại của Chi cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính: Chỉ có 14% doanh nghiệp địa phương đạt loại 1 còn lại là loại 2 và 3; tỷ xuất lợi nhuận thấp từ 0,8% - 0,12%. Qua khảo sát ở 175 cơ sở Công ty TNHH có 19% và DNTN có 29% doanh nghiệp hoạt động khá, 31% và 41% hoạt động trung bình, 50% và 30% hoạt động kém. Trong đó, có 23 Công ty TNHH và 12 DNTN phải ngừng hoạt động, cũng do hiệu quả hoạt động thấp, sức cạnh tranh yếu nên việc làm và thu nhập của người lao động không ổn định.
Bốn là: Đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp - doanh nhân chưa có nhiều người giỏi về quản lý sản xuất kinh doanh, Maketing và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nên KTTN tỉnh ta phát triển chưa thực sự mạnh.
Năm là: Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật đối với người lao động như: Chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Một số đơn vị phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương
mại, kinh doanh trái phép không đăng ký kinh doanh (60% hộ KDCT, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) [32] .
Những yếu kém trên được thể hiện cụ thể ở các mặt sau:
- Về trang bị kỹ thuật công nghệ: do thiếu vốn đầu tư cho nên đa số doanh nghiệp của tư nhân không có điều kiện để đổi mới trang thiết bị công nghệ. Phần lớn máy móc cũ, hỏng, lạc hậu chủ yếu là nguồn thải loại, thanh lý từ các doanh nghiệp Nhà nước nên năng suất, chất lượng thấp dần tới chi phí giá thành sản phẩm cao, vừa lãng phí nguyên nhiên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường và dễ xảy ra tai nạn lao động.
- Mặt bằng sản xuất kinh doanh: Phần lớn doanh nghiệp của tư nhân hiện đang thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh hoặc quá chật hẹp so với yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Các hộ KDCT chủ yếu sử dụng đất ở của gia đình. Đây là một trở ngại và bức xúc khiến các chủ doanh nghiệp chưa yên tâm mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Về thông tin thị trường: Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Thanh Hoá nói chung còn hạn chế về tiếp cận thị trường trong nước, ngoài nước, thậm chí ngay cả thị trường nội tỉnh. Thương mại - dịch vụ chủ yếu là kinh doanh hàng của tỉnh ngoài, nước ngoài còn các sơ của Thanh Hoá có thế mạnh thì số lượng lại rất hạn chế trên thị trường, các mặt hàng xuất khẩu tập trung ở một vài doanh nghiệp, thị trường và kim gạch xuất khẩu hiện nay còn rất đơn điệu và thiếu tính ổn định.
- Công tác quản lý: Công tác quản lý nói chung cả về phía Nhà nước và doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với KTTN còn hạn chế, mặt khác lại chưa triển khai kịp thời và thiếu đồng bộ, Nhận thức về KTTN ở một bộ phận công chức ở các cấp, các ngành vẫn còn mặc cảm, nặng nề. Cho đến nay khu vực KTTN này vẫn đang còn thả nổi chưa có một đầu mối quản lý thống nhất, do vậy sự trì trệ ách tắc và tự phát theo kiểu mạch ai nấy làm là điều dễ hiểu.
Công tác kểm tra, kiểm soát vân còn biểu hiện hai khuynh hướng: Một là buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước trong thực hiện kiểm tra, thanh tra. Hai là: còn gây phiền hà đối với doanh nghiệp chẳng hạn vấn đề môi trường có đến 3 cơ quan kiểm tra, thanh tra.
- Về phía doanh nghiệp: Trình độ quản lý hạn chế, nhiều chủ doanh nghiệp chưa đào tạo qua trường lớp về kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh phần lớn dựa vào kinh nghiệm của bản thân qua thực tế lăn lộn với thương trường mà trưởng thành, có chủ doanh nghiệp chưa học hết phổ thông nên nhận thức về pháp luật, và các chủ trương, chính sách của Nhà nước còn hạn chế. Lao động và tay nghề ở các doanh nghiệp phần lớn là do dôi dư ở các doanh nghiệp Nhà nước chuyển qua hoặc kèm cặp tại chỗ chưa được đào tạo và đào tạo lại nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Chưa có doanh nghiệp nào ở Thanh Hoá thành lập được chi bộ Đảng, các Đảng viên đều sinh hoạt tại địa phương nơi cư trú. Nhìn chung các Đảng viên hoạt động trong doanh nghiệp KTTN chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo trong đơn vị. Việc thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở cũng rất hạn chế có nơi thành lập nhưng nội dung hoạt động nghèo nàn đơn điệu, chủ doanh nghiệp chỉ chú trọng đến những hoạt động sản xuất, kinh doanh, chưa quan tâm đến hoạt động chính trị, đoàn thể.