Điều kiện tự nhiên ở Thanh Hoá có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Đặc biệt có nhiều thuận lợi cho KTTN phát triển bởi điều kiện tự nhiên ở Thanh Hoá phù hợp với tính đa dạng về nhiều mặt trong hoạt động của khu vực kinh tế này: Từ vị trí địa lý, khí hậu đến những tiềm năng từ đất, nước, rừng, biển... có khả năng đem lại hiệu quả cao cho các nhà kinh doanh.
Vị trí địa lý: Thanh Hoá là tỉnh ở cực Bắc Trung Bộ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vĩ tuyến 19O18‟B, kinh tuyến 105O22‟Đ - 106O05‟Đ. Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 192km bờ biển. Vị trí địa lý này rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá: Hàng hoá từ Bắc vào Nam và ngược lại từ Nam ra Bắc đều phải qua Thanh Hoá bằng đường bộ và đường sắt - Thanh Hoá là cửa ngõ của Phía Bắc. Vì vậy, để cắt viện trợ của miền Bắc cho miền Nam ruột thịt, Mỹ đã nhiều lần đánh phá cây cầu Hàm Rồng lịch sử. Ngoài ra, hàng hoá còn được lưu thông trao đổi với các tỉnh trong nước và nước ngoài bằng đường biển với hai cảng lớn: Cảng Lễ Môn và cảng Nghi Sơn. Hàng hoá còn có thể vận chuyển sang nước láng giềng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua cửa khẩu biên giới Việt - Lào. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy sẽ thu hút được các nhà đầu tư dừng chân ở Thanh Hoá, thúc đẩy khu vực KTTN Thanh Hoá phát triển.
Thanh Hoá là tỉnh đất rộng (diện tích tự nhiên 11.106km2, đứng thứ 6 trong cả nước) người đông (3,52 triệu người, đứng thứ hai cả nước) - Theo số liệu thống kê 1999. Đây là điểm thuận lợi để các nhà kinh doanh đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Với diện tích tự nhiên 11.106km2được chia làm ba vùng: Đồng bằng 1.864km2; ven biển 1.141km2; Trung du miền núi 7.893 km2; còn lại là đảo, sông, hồ với 268 km2
. Ngoài ra, Thanh Hoá còn có thềm lục địa rộng 18.000km2. Với sự đa dạng về vùng miền mà ít tỉnh trong nước có được sẽ tạo ra sự phong phú về chủng loại sản phẩm (sản phẩm của rừng, của biển, của đồng bằng mầu mỡ...) phù hợp với tính đa dạng của KTTN, là điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển.
Tổ chức hành chính: Thanh Hoá có 24 huyện, một thành phố cấp 3 (thành phố Thanh Hoá), hai thị xã (Bỉm Sơn và Sầm Sơn); với 630 xã, phường, thị trấn (30 thị trấn, 18 phường) trong đó có 220 xã miền núi (105 xã vùng cao).
Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Tổng thời gian mặt trời chiếu sáng mỗi năm là trên 4.400 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 20O
C – 24OC ở vùng đồng bằng, khoảng 20OC và thấp hơn ở vùng núi, nhiệt độ cao nhất 40OC và thấp nhất là 4OC. Lượngmưa trung bình hàng năm vào khoảng từ 1.600mm đến 2.200mm, thường mưa nhiều vào tháng 8, 9, 10 dễ gây ra lũ lụt, độ ẩm trung bình cả năm là 85%. Qua một số chỉ số ta có thể thấy: Đặc điểm khí hậu thời tiết Thanh Hoá là: lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là những người kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Song các ông chủ kinh doanh cũng cần chú ý đến các hiện tượng lũ lụt, bão bất thường vào độ tháng 8, 9, 10 và nắng nóng vào tháng 5, 6, 7 để có biện pháp bảo quản, giữ gìn cơ sở sản xuất và sản phẩm.
Đất: Thanh Hoá có 10 nhóm đất với 28 loại, nó có thể đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho những ai có khả năng kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, kiến thức trong việc nuôi trồng. Với 10 nhóm đất khác nhau sẽ đem lại nhiều loại
sản phẩm khác nhau. Hiện tại cũng có nhiều ông chủ tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh lĩnh vực này nhưng tiềm năng về đất vẫn còn dồi dào, đó là cơ hội cho các nhà đầu tư như: Nhóm đất mặn ở vùng ven biển thích hợp nuôi trồng thuỷ sản, trồng cói, với diện tích 12.004 ha; nhóm đất vàng đỏ thích hợp cho phát triển cây rừng, phân bổ chủ yếu ở các huyện: Lang Chánh, Quan Hoá, Thường Xuân với diện tích 87.000 ha; nhóm đất phù sa bồi tụ thích hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, phân bổ chủ yếu ở đồng bằng ven biển với diện tích 142.371 ha... Ngoài ra còn 268.230 ha đất trồng đồi núi trọc cần được phủ xanh là nơi đầu tư cho những ai thích trồng rừng.
Nguồn nƣớc: Thanh Hoá là tỉnh có nguồn nước dồi dào cả về nước mặt (với bốn hệ thống sông chính: Sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên) và nước ngầm (ở những điểm: Thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân, Nông trường Phúc Do huyện Cẩm Thuỷ; Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá; Nghi Sơn - Tĩnh Gia...) có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Tuy rằng, nguồn nước không phải là đối tượng đầu tư của các chủ KTTN nhưng nó rất cần thiết cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt - nước là không thể thiếu. Nếu chúng ta sống và kinh doanh ở vùng thiếu nước thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là đối với những sản phẩm cần nhiều nước.
Khoáng sản: Khoáng sản ở Thanh Hoá rất đa dạng có tới 250 điểm, 42 loại, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: Đá vôi xi măng, đá ốp lát, cát xây dựng, sét gạch ngói, sét làm xi măng... Cũng là đối tượng kinh doanh của các ông chủ tư nhân và đem lại nguồn lợi nhuận lớn như: Đá ốp lát có trữ lượng 2 đến 3 tỷ m3, chất lượng tốt, có nhiều màu sắc, hoa đẹp và độ bền cao. Loại đá này có nhiều nhất ở làng Nhồi thuộc xã Đông Tân, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay, có rất nhiều ông chủ tư nhân kinh doanh mặt hàng này và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Trữ lượng đá chưa khai thác còn rất nhiều và nhu cầu thị trường còn rất lớn nên đây là điều kiện thuận lợi cho các
chủ tư nhân bỏ vốn kinh doanh. Ngoài ra còn có: Sét gạch ngói, cát xây dựng phân bổ ở nhiều địa phương trong tỉnh với trữ lượng lớn; rồi quặng sắt khoảng 3 triệu tấn, phân bổ ở (Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành), Crôm (C2O3) trữ lượng 21,898 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bổ ở (Triệu Sơn, Ngọc Lặc); khoáng sản than có chất lượng kém nhưng độ đạm và mùn cao là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón vi sinh ...
Biển: Đem lại nguồn lợi khá lớn cho Thanh Hoá và là điểm đầu tư hấp dẫn của tư nhân. Biển Thanh Hoá nằm ở bờ tây Vịnh Bắc bộ, có 102 km bờ biển hình cách cung chạy dài từ cửa Càn (Nga Sơn) đến Hà Nẫm (Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích 1,8 vạn km2 với trữ lượng nguồn lợi từ 100.000 tấn đến 120.000 tấn hải sản.
Nguồn lợi cá nổi: Từ 50.000 - 60.000 tấn chủ yếu là cá nục, cá lầm, cá ngừ chiếm 50%; cá Thu, cá Chim, Nụ, Đé, Trích chiếm 20%; ngoài ra còn có cá cơm cá Mòi, cá Gúng... mỗi năm khai thác khoảng 20.000 - 25.000 tấn/năm không ảnh hưởng đến nguồn lợi.
Nguồn lợi cá đáy: Biển Thanh Hoá có 8 bãi cá đáy với trữ lượng 30.000 đến 40.000 tấn với các loại có giá trị kinh tế cao như cá Hồng, cá Dưa, cá Đù, cá Nhỡ... hàng năm có thể khai thác từ 15.000 - 20.000 tấn tập trung chủ yếu ở vùng khơi.
Tôm biển: Trữ lượng 3000 tấn, mỗi năm khai thác được 1000 - 1.300 tấn chủ yếu là tôm bột, tôm sắt, tôm he chiếm khoảng 5-8%.
Mực:Trữ lượng mực của biển Thanh Hoá và vùng phụ cận khoảng 14.000 tấn, khả năng khai thác được từ 4.000 - 6.000 tấn mỗi năm.
Ngoài ra còn các hải sản khác cũng rất phong phú: ốc Hương, Sứa, Cua, Ghẹ, Tôm hùm... Đây là những hải sản rất quý được thị trường trong và ngoài nước ưu chuộng. Các nhà kinh doanh có thể đầu tư vào: Đánh bắt, chế biến, buôn bán đem lại nguồn lợi rất lớn. Các nhà kinh doanh còn có thể đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở vùng bãi triều nước lợ với diện tích 8.000 ha như: Tôm sú, Tôm
he, Cua, Rau câu... và nước mặt với diện tích trên 5000 ha, phân bổ chủ yếu ở vùng đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá Song, Trai ngọc, Tôm hùm... bằng hình thức lồng bè.
Nguồn lợi biển còn đem lại cho các nhà kinh doanh một sản phẩm nữa đó là muối: Nước biển Thanh Hoá có độ mặn cao từ 25% - 28%, các huyện có đồng muối là: Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Diện tích hiện nay khoảng 344 ha. Một hình thức kinh doanh có lợi nhuận rất cao là dịch vụ từ bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng.