Những hạn chế, yếu kém của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 47)

Bên cạnh những đóng góp to lớn mà KTTN đã đem lại cho nền kinh tế nước ta. Sự phát triển KTTN còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém sau:

1.3.2.1. Phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, vốn ít

Quy mô nhỏ, thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Đây là một trong những cản trở lớn đối với phát triển của khu vực KTTN cụ thể: Số doanh nghiệp

Khu vùc t- nh©n (42,3%) Khu vùc kh¸c (18,7%) Khu vùc nhµ n-íc (39%)

có dưới 200 lao động chiếm 97,7% và có vốn thực tế sử dụng dưới 10 tỷ đồng chiếm 94,93%. Bình quân vốn sử dụng của một doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng, trong các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp quy mô còn nhỏ hơn. Năm 2000 với lao động trung bình của một doanh nghiệp là 12,7 người, số vốn đăng ký là 248 triệu đồng [2, tr.52]. Lý do của tồn tại này là: Hầu hết các doanh nghiệp khởi sự hoàn toàn bằng vốn tự có ít ỏi của mình. Ngân hàng thì luôn ở tình trạng thủ thế “chờ doanh nghiệp đến vay với đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp” chứ không phải “tìm các phương án kinh doanh có hiệu quả để cho vay”. Hơn nữa, bản thân các doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin về các dự án có nguồn vốn tín dụng Nhà nước ODA, FDI.

Hệ thống Ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan liêu đã khiến cho hơn 20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không muốn vay ngân hàng, không có được các điều kiện vay thuận lợi như các doanh nghiệp Nhà nước nên chỉ có 18% các doanh nghiệp của tư nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn, đối với doanh nghiệp của tư nhân nhỏ và vừa con số này chắc chắn còn thấp hơn. [36, tr.148].

1.3.2.2. Trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ nhân lực, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu kém

Nhìn chung máy móc, thiết bị và công nghệ của kinh tế tư nhân phần lớn còn lạc hậu, chắp vá, chậm đổi mới. Nhiều doanh nghiệp thành lập mới nhưng vẫn sử dụng công nghệ thải loại từ doanh nghiệp Nhà nước. Khoảng18% số doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và 5% số doanh nghiệp ở Hà Nội không thể tăng khả năng sản xuất với những thiết bị hiện có. Đa số các cơ sở sản xuất tư nhân cũng như hộ cá thể, tiểu thủ đều sử dụng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Số doanh nghiệp được trang bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều chỉ khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân và 25% Công ty TNHH là đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại, còn lại 37,2% số DNTN và 20% Công ty

TNHH sử dụng công nghệ truyền thống, 34% số DNTN và 57% số Công ty TNHH kết hợp cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại [36, tr.149].

Lao động trong các doanh nghiệp của KTTN chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp. Về trình độ quản lý phải nói rằng các chủ doanh nghiệp trong khu vực KTTN có trình độ không đồng đều. Bên cạnh những nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm cha truyền, con nối, quản lý các Công ty xuyên quốc gia. Còn nhiều nhà doanh nghiệp nhảy ra thương trường từ các hoàn cảnh rất khác nhau. Nhiều người còn thiếu cả những kiến thức cần thiết về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những kiến thức nghiệp vụ trong ngành nghề mình kinh doanh nói riêng và kiến thức pháp luật nói chung, điều này đã dẫn đến hàng loạt vụ phá sản. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, sự non yếu về tay nghề của người lao động, trình độ quản lý còn non của các chủ doanh nghiệp, cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của khu vực KTTN. Năm 2000, qua đánh giá hiệu quả của 3.181 doanh nghiệp của tư nhân tại 10 địa phương, có 14,6% doanh nghiệp bị thua lỗ, khoảng 20% doanh nghiệp có lãi nhưng rất thấp (coi như hoà vốn) còn lại khoảng 70% doanh nghiệp có lãi [2, tr.53].

1. 3.2.3. Thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định

Đây là tình trạng phổ biến và tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Luật đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất, hệ quả là quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định, dẫn đến tình trạng đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả trong điều kiện môi trường. Như vậy, bất lợi hơn cả là các cơ sở KTTN mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định. Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và cho thuê đất đối với các cơ sở KTTN cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực KTTN. Mặt khác, những vấn đề chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất chưa rõ ràng càng làm cho vấn đề mặt bằng sản xuất căng thẳng hơn. Ngay cả khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất

nhiều chi phí để có mặt bằng sản xuất, nhưng sau đó họ lại rất khó khăn trong việc dùng đất đai để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng. Rất ít doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất ngay từ khi mới thành lập mà thường phải đi thuê hoặc tận dụng đất nhà ở và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh.

1.3.2.4. Không ít cơ sở vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế gian lận thương mại, kinh doanh trái phép

Trốn lậu thuế là tình trạng thường xảy ra trong khu vực KTTN mà đặc biệt là các hộ KDCT chiếm một con số không nhỏ. Các hộ KDCT không xin cấp mã số thuế, không đăng ký nộp thuế, nợ đọng thuế của KTTN. Năm 2000 là 318 tỷ đồng, chiếm 5% số thuế đã nộp và năm 2001 khoảng 503 tỷ động, chiếm 7% số thuế đã nộp.

Hiện tượng vi phạm pháp luật cũng rất phổ biến, nhiều chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đã khai man tên, địa chỉ để thành lập doanh nghiệp , không đủ điều kiện về nhân thân cũng xin đăng ký thành lập doanh nghiệp , đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích buôn bán hoá đơn kiếm lời, sản xuất hàng hoá có chất thải, độc hại trong dân cư, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông... cá biệt có một số chủ doanh nghiệp bất chấp pháp luật, tham gia những hoạt động phi pháp như: Kinh doanh sản phẩm, văn hoá phẩm độc hại, trốn lậu thuế, làm hàng giả, hàng cấm, buôn lậu, rửa tiền, lừa đảo, móc nối, mua chuộc cán bộ thoái hoá, biến chất trong cơ quan công quyền và doanh nghiệp Nhà nước để trục lợi. Theo Bộ Thương mại, tính tổng cộng năm 1999, năm 2000 và 6 tháng năm 2001. Số vụ bị xử lý về buôn bán hàng cấm, hàng giả và vi phạm giấy phép kinh doanh là 185.239 vụ; trong đó, 25% số vụ là buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, 4% số vụ là buôn bán hàng giả, 50% số vụ kinh doanh trái phép và 21% số vụ vi phạm khác [2, tr.58].

Tóm lại: Khu vực KTTN là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế

quốc dân. Sự tồn tại của nó dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế có sức sống bền bỉ, mặc dù có những giai đoạn ở Việt Nam cải tạo nó, xoá bỏ nhưng kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Hiện nay, nhờ có những chính sách của Nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện cho nó phát triển, kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.

Huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; tăng ngân sách Nhà nước từ nguồn thuế của khu vực tư nhân; tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết lao động còn dư thừa trong xã hội; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế... góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Với những đóng góp này kinh tế tư nhân đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực KTTN vẫn còn những hạn chế như: Phần lớn các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, vốn ít, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ nhân lực yếu kém, không ít đơn vị vi phạm pháp luật... Để khai thác được thế mạnh và đẩy lùi được những hạn chế của KTTN thì Nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp ổn định đối với khu vực kinh tế này và coi việc phát triển kinh tế tư nhân là đường lối chiến lược lâu dài.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 47)