xuất kinh doanh và theo vùng lãnh thổ
2.2.2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
kề đó là sản xuất công nghiệp giao thông... và sau cùng là sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư năm 2001 có 385/530 doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh, trong đó:
- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp : 53 cơ sở. - Thương mại - du lịch : 210 cơ sở. - Nông - Lâm - Thuỷ sản : 8 cơ sở. - Xây dựng - giao thông vận tải : 114 cơ sở.
Như vậy, số cơ sở trong các ngành: Thương mại - du lịch gấp 26 lần số cơ sở trong ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản.
Theo báo cáo năm thứ tư thi hành Luật doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong cơ cấu ngành của khu vực KTTN kinh doanh thương mại vẫn chiếm tỷ trạng cao nhất và thấp nhất vẫn là ngành nông nghiệp.
- Sản xuất công nghiệp : 30%. - Sản xuất nông nghiệp : 6%. - Kinh doanh thương mại : 37%. - Xây dựng : 27%.
Kinh tế tư nhân ở Thanh Hoá hoạt động trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nhưng kinh doanh dịch vụ - thương mại và giao thông vận tải đường bộ là những lĩnh vực phát triển nhất. Những ngành sản xuất vật chất phát triển chậm hơn.
Ngành kinh doanh dịch vụ thương mại:
Từ năm 2000 trở lại đây ngành kinh doanh dịch vụ thương mại khu vực KTTN đã phát triển mạnh mẽ, một số ngành hàng của khu vực kinh tế này đã chiếm thị trường như:
- Hàng điện tử, điện lạnh, xe máy, đồ gia dụng. - Gia công chế tác và kinh doanh vàng, bạc. - Hàng công nghệ phẩm, lương thực, thực phẩm. - Kinh doanh hàng ăn uống, giải khát.
- Xuất khẩu tiểu ngạch, uỷ thác trực tiếp đá hoa xuất khẩu, hàng đay cói, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cá nhân...
Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành hàng này đã trở thành đối thủ cạnh tranh và thay thế nhiều lĩnh vực trước đây vốn được thương nghiệp quốc doanh và Hợp tác xã đảm nhận, đã làm thay đổi cơ cấu tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường. Ngay sau thời kỳ đổi mới, chủ yếu thương nghiệp quốc doanh đảm nhận việc bán lẻ hàng hoá, nhưng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của khu vực KTTN, nên năm 1999 tổng mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường đạt 2.668 tỷ đồng. KTTN chiếm tỷ trọng 79%. Từ năm 2000 tổng mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường hàng năm tăng 10%/ năm: năm 2000 đạt 3.762 tỷ đồng; năm 2001 đạt 4.262 tỷ đồng và năm 2002 đạt 4.700 tỷ đồng, trong đó KTTN chiếm 90% tổng mức bán lẻ hàng hoá [31]. Như vậy, khu vực KTTN ngày càng chiếm tỷ trọng cao về mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường, ngược lại khu vực Nhà nước và kinh tế tập thể tỷ trọng ngày càng giảm, chỉ còn 10% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường; đồng thời đã tác động mạnh đến việc hình thành hệ thống Maketing mới ở tỉnh.. Trong đó, thương nghiệp Nhà nước chỉ còn làm chủ lĩnh vực bán buôn những ngành hàng quan trọng.
Biểu đồ 6: Tỷ trọng bán lẻ hàng hoá trên thị trƣờng của khu vực kinh tế tƣ nhân, năm 2002 tại Thanh Hoá (%)
Nguồn: Báo cáo ba năm thi hành Luật doanh nghiệp năm 2002 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá.
Như vậy, số lượng hàng hoá bán lẻ trên thị trường những năm gần đây chủ yếu do tư nhân đảm nhận, thể hiện vai trò rất quan trọng, không thể thiếu của khu vực kinh tế này trong việc lưu thông hàng hoá, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.
Về giao thông vận tải: Nếu năm 1990 trên 90% phương tiện vận tải hành
khách do các xí nghiệp quốc doanh đảm nhận thì đến năm 1998 khu vực Nhà nước (Quốc doanh) chỉ chiếm 5,6% còn 94,4% do tư nhân đảm nhận. Từ năm 2000 đến nay 100% phương tiện vận tải đường bộ là do khu vực kinh tế tư nhận - bình quân mỗi năm khối lượng vận chuyển hàng hoá và khối lượng vận chuyển khách tăng bình quân 5 năm. Cụ thể:
- Khối lượng vận chuyển hàng hoá: - Năm 2000 đạt 4.580.000 tấn (246.000 tấn km) - Năm 2001 đạt 4.800.000 tấn (255.000 tấn km) - Năm 2002 đạt 5.100.000 tấn Kinh tÕ NN vµ Kinh tÕ tËp thÓ (10%) Kinh tÕ t- nh©n (90%)
(275.000 tấn km) - Khối lượng vận chuyển hành khách:
- Năm 2000 đạt 3.550.000 lượt khách (166.000 hành khách km) - Năm 2001 đạt 3.750.000 lượt khách (172.000 hành khách km) - Năm 2002 đạt 3.900.000 lượt khách (180.000 lượt khách km) [31]
Như vậy, hầu hết các loại sản phẩm sản xuất ra trên địa bàn đều có vai trò của kinh tế tư nhân, vai trò trong việc lưu thông hàng hoá, đảm bảo cân đối yêu cầu giữa các vùng trong tỉnh và lưu thông hàng hoá sang các tỉnh khác.
Sở dĩ các loại hình KTTN ở Thanh Hoá chỉ tập trung chủ yếu vào hai ngành dịch vụ - thương mại (điện tử, điện lạnh, công nghệ phẩm... ) và giao thông vận tải đường bộ vì đó là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở tỉnh Thanh Hoá. Khả năng quay vòng vốn nhanh hạn chế được rủi ro, lợi nhuận cao (trong khi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì cạnh tranh lớn, rủi ro cao, thị trường hẹp... phù hợp với triết lý khá phổ biến của các chủ doanh nghiệp trong nước: “Vốn ít, lãi nhiều, quay vòng nhanh, rủi ro thấp...” Sự tập trung của khu vực KTTN vào lĩnh vực thương mại dịch vụ và giao thông vận tải đường bộ đã góp phần đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, có tác động trở lại thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất trong khu vực KTTN phát triển.
Thương mại - dịch vụ và giao thông vận tải đường bộ là hai ngành phát triển mạnh nhất trong các ngành của khu vực KTTN Thanh Hoá. Nó thể hiện vai trò vị thế của KTTN trong hoạt động kinh tế của tỉnh.
Ngoài ra ở các ngành nghề khác KTTN đều có bước phát triển khá góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Khai thác và chế biến thuỷ sản:
Trong lĩnh vực khai thác và chế biến thuỷ sản, khu vực KTTN cũng chiếm tỷ trọng lớn: Năm 200 khai thác chiếm 70% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh, chế biến thuỷ sản nội địa chiếm 92% chế biến thủ sản xuất khẩu chiếm 30%, dịch vụ thuỷ sản chiếm 95%. Năm 2002, khu vực KTTN chiếm 78% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh chế biến thuỷ sản nội địa chiếm 95%, chế biến thuỷ sản xuất khẩu chiếm 50%, dịch vụ thuỷ sản chiếm 97% [31].
Sản xuất công nghiệp:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của KTTN có tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996 - 2000 là 10,2% (không tính Công ty cổ phần có vốn của Nhà nước).
Năm 2001, sản xuất công nghiệp đạt 605 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2000 chiếm tỷ trọng 13,6% trị giá sản xuất trên địa bàn và chiếm 36,9% giá trị sản xuất công nghiệp tại địa phương.
Năm 2002 sản xuất công nghiệp đạt 678 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 14,2% giá trị sản xuất trên địa bàn và chiếm 39% giá trị sản xuất công nghiệp tại địa phương [30].
Trên đây là những ngành nghề mà KTTN phát triển mạnh, thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Ngoài ra các hộ KDCT và doanh nghiệp của tư nhân đầu tư vào các làng nghề thủ công truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế rất cao như: Xí nghiệp chiếu cói Hoằng Long (Nga Sơn) có sản phẩm bán ra nước ngoài với sản lượng 8 vạn tấn/ năm. Xí nghiệp đá ốp lát Tự Lập Thành phố Thanh Hoá với mặt hàng đá mỹ nghệ cao cấp đã xuất sang các nước: Hunggari, Italia, Pháp... mỗi năm đạt 5 triệu USD... một số làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển như: Chiếu cói Nga Sơn, Mây tre đan, Quảng Phong, Hoằng Thịnh; nuôi trồng thuỷ sản ở Tĩnh Gia, Hậu Lộc... và một số ngành nghề khác: Nông nghiệp - Lâm nghiệp... cũng có những bước phát triển.
Khu vực kinh tế tư nhân có phạm vi hoạt động khá rộng, nó có mặt ở tất cả các vùng trong tỉnh: Miền núi, đồng bằng và thành thị, những sự phân bố của nó lại mất cân đối giưa các vùng.
Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Hộ kinh doanh cá thể có phạm vi hoạt động rộng hơn các doanh nghiệp của tư nhân. Ở các huyện đồng bằng, miền núi và thành thị đều có sự hoạt động của hộ KDCT. Nhưng ở các huyện chủ yếu tập trung tại các thị trấn hoặc hai bên đường giao thông được rải nhựa. Có thể nói đường làm đến đâu các tụ điểm thương mại hình thành đến đấy. Ở những tụ điểm thương mại này chủ yếu bán sản phẩm của hộ KDCT, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Còn ở trong các bản làng (đặc biệt vùng sâu, vùng xa miền núi chủ yếu vẫn là đời sống tự cung, tự cấp) các hộ ít biết đến kinh doanh. Nhưng dù sao hình thức hệ KDCT cũng có sự chênh lệch hạn chế hơn giữa miền núi với đồng bằng và thành thị so với doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư năm 2002 Thanh Hoá có 116.621 hộ KDCT trong đó: vùng trung du, miền núi có 11.662 hộ chiếm 10%; vùng đồng bằng có 46.648 hộ chiếm 40% và thành thị có 58.311 hộ chiếm 50%. Nguyên nhân là do: hình thức kinh doanh hộ giản đơn hơn, cần vốn ít, có thể sử dụng nhiều trình độ công nghệ (tuỳ thuộc điều kiện) nhiều sản phẩm chỉ cần sản xuất thủ công và chỉ cần sử dụng lao động phổ thông, tiêu thụ sản phẩm tại chỗ là chủ yếu nên nhiều hộ gia đình có thể dễ dàng bước vào kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp của tư nhân:
Miền núi là vùng có số lượng doanh nghiệp ít nhất trong cả 3 vùng của tỉnh. Thanh Hoá có 11 huyện miền núi, trong đó chỉ có 6/11 huyện là có doanh nghiệp của tư nhân đầu tư kinh doanh (Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Quan Hoá, Như Thanh) mỗi huyện chỉ có từ 2-3 doanh nghiệp. 5 huyện còn lại không có doanh nghiệp nào của tư nhân đầu tư ở đó. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư: Vùng miền núi có 15 doanh nghiệp, chiếm 2% trong tổng số
doanh nghiệp ở Thanh Hoá, với lượng vốn đầu tư cũng rất hạn chế 1.710 triệu đồng và thu hút được 518 lao động.
Vùng đồng bằng có 192 doanh nghiệp trên 13 huyện, chiếm 28% trong tổng số doanh nghiệp của tư nhân ở tỉnh Thanh Hoá, trung bình mỗi huyện có 15 doanh nghiệp. Với số lượng như vậy vẫn là ít, tuy nhiên còn nhiều hơn vùng trung du miền núi, các doanh nghiệp hoạt động trên vùng lãnh thổ này tập trung nhiều ở các huyện đồng bằng có đường giao thông chính đi qua và ở các vùng nghề, làng nghề phát triển như các huyện: Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Nga Sơn, Đông Sơn... lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp ở vùng này là 17.290 triệu đồng thu hút được 6.809 lao động.
Thành thị gồm có một Thành phố (Thành phố Thanh Hoá) và 02 thị xã: (Thị xã Bỉm sơn, thị xã Sầm Sơn). Đây là vùng lãnh thổ có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất 484 doanh nghiệp, chiếm 70% trong tổng số doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thanh Hoá. Với số lượng vốn đầu tư lớn nhất 76.000 triệu đồng, chiếm 80% trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Thu hút được lực lượng lao động đông đảo nhất 12.045 người. Thành thị còn là vùng lãnh thổ mà hầu hết các doanh nghiệp có lượng vốn lớn, công nghệ hiện đại đều tập trung ở đây cụ thể: Công ty Ngôi sao, Công ty Đại Nam, Công ty Hoàng Sơn, Công ty xây dựng giao thông thuỷ lợi... với lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở lên. Nhưng Công ty có công nghệ hiện đại: Công ty Việt Ý, Công ty Hùng Vương...
Như vậy 15/692 doanh nghiệp ở vùng trung du miền núi Thanh Hoá, chứng tỏ, ở vùng lãnh thổ này chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong tỉnh và trong nước dẫn tới sự chênh lệch quá lớn giữa trung du miền núi với đồng bằng và thành thị. Số lượng doanh nghiệp ở đô thị gấp 32 lần miền núi, ở vùng đồng bằng gấp 15 lần miền núi. Cùng với số lượng doanh nghiệp quá ít kéo theo lượng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cũng ít và thu hút được lượng lao động cũng hạn chế. Có thể khẳng định: KTTN vùng trung du, miền núi kém phát triển: Nguyên nhân cơ
bản là do: Cơ sở hạ tầng vật chất ở vùng này thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thị trường năng động, nhanh nhạy sức mua của người dân thấp kém vì thu nhập thấp, dân cư sống tản mạn, thưa thớt, lực lượng lao động tại địa phương có trình độ quá thấp... tuy nhiên, vùng lãnh thổ này cũng có thế mạnh riêng của nó đó là: Có tiềm năng dồi dào về nguồn nguyên vật liệu, có thể thuê lao động với giá rẻ, đất đai rộng rãi... Đây là một vấn đề mà tỉnh cần có phương hướng và những chính sách để khắc phục những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các chủ doanh nghiệp có thể đầu tư sản xuất kinh doanh ở 11 huyện miền núi của tỉnh, khai thác nguồn tiềm năng vốn có, đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng.
Một điều dễ nhận thấy là: Vùng tập trung nhiều cơ sở KTTN chính là địa bàn phát triển kinh tế sôi động, thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hơn so với vùng khác; đồng thời cũng là nơi mà kinh tế thị trường phát triển mạnh. Ngược lại, chính sự tập trung các cơ sở KTTN và sự phát triển mạnh mẽ của nó lại góp phần làm sôi động sự phát triển của vùng này, biến vùng này thành những trung tâm kinh tế lớn năng động, tạo ra lợi thế, tăng sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư cho vùng. Mối quan hệ nhân quả đó tạo nên sự vượt trội của vùng, đó là hệ quả tất yếu của quy luật phát triển không đều trong nền kinh tế thời kỳ quá độ, trước tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, của quy luật cung cầu và những tác động chính sách, giải pháp vĩ mô của tỉnh của Nhà nước.