2. 3.1 Những đóng góp của kinh tế tư nhân
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là: Nguyên nhân khách quan:
- Từ ảnh hưởng chung của nền sản xuất nhỏ, kinh tế hàng hoá của tỉnh chậm phát triển, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật còn non yếu. Khả năng tích luỹ về vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh kém, lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, trình độ quản lý một số cơ sở kinh tế tư nhân còn lúng túng, chưa thích nghi được với đòi hỏi ngày càng cao trong kinh tế thị trường.
- Do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ, vẫn còn một bộ phận dân cư theo nếp nghĩ cũ, kỳ thị với kinh tế tư nhân, tạo nên một môi trường tâm lý xã hội chưa thực sự cởi mở với khu vực kinh tế này. Quan điểm của một số cán bộ,
Đảng viên chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực của KTTN như làm hàng giả, trốn lậu thuế... đã dẫn đến tâm lý xem thường phân biệt, đối xử với kinh tế tư nhân.
Hai là: Nguyên nhân chủ quan.
- Các cấp uỷ Đảng chưa tổ chức quán triệt và phổ biến sâu rộng được thường xuyên và thấu đáo trong Đảng và nhân dân về quan điểm của Đảng đối với việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần hướng XHCN. Nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết TW, Nghị quyết tỉnh uỷ còn mang tính hình thức và chưa quan tâm đúng mức.
- Vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và đoàn thể quần chúng còn buông lỏng, lúng túng và chồng chéo. Chưa thực sự tạo môi trường thuận lợi khuyến khích KTTN tạo tâm lý phát triển sản xuất kinh doanh trong hoàn cảnh đặc thù một tỉnh lớn, kinh tế còn chậm phát triển.
- Về cơ cấu chính sách triển khai không kịp thời, vận dụng chính sách của Nhà nước vào địa phương yếu và thiếu chế tài cụ thể trên một địa phương. Điều hành chưa đồng bộ, quản lý chưa chặt chẽ và còn sơ hở, có lúc có nơi còn mang tính cầu toàn, thiếu tính thông thoáng, cởi mở để khuyết khích kinh tế tư nhân phát triển. Chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch phát triển KTTN nói chung cũng như trong từng ngành nghề, từng địa phương nói riêng cho thích hợp với nhiều trình độ, kèm theo có các cơ chế chính sách để có thể khai thác, phát huy mọi năng lực, thúc đẩy KTTN phát triển.
- Bản thân các cơ sở kinh tế tư nhân có tiềm lực hạn chế do vốn ít, đa phần là dân nghèo, doanh thu thấp, trình độ công nghệ phần lớn là lạc hậu, nắm bắt và tiếp cận thông tin thị trường chậm, thậm chí còn không tiếp cận được. Trình độ quản lý nói chung còn non yếu do đó dẫn tới rụt rè, bảo thủ và chờ đợi, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp ...
Tóm lại: Trong thời gian qua KTTN Thanh Hoá có những bước phát
triển, đặc biệt phát triển mạnh từ năm 2000 trở lại đây. Khu vực kinh tế này có phạm vi hoạt động khá rộng: Trên tất cả các vùng miền trong tỉnh, nhưng ở
thành thị là vùng phát triển nhất; trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhưng ngành thương mại - dịch vụ là phát triển nhất.
Thực trạng KTTN Thanh Hoá đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh như: Tăng GDP, tăng kim gạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế... huy động được các nguồn lực xã hội: Vốn, sức lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật... như vậy một phần là do Nhà nước và tỉnh có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho khu vực KTTN phát triển. Hơn nữa, Thanh Hoá có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển KTTN. Nhưng bên cạnh những đóng góp vẫn còn người hạn chế, yếu kém cả về phía Nhà nước cả về phía cơ sở kinh tế tư nhân, cần phải có những giải pháp phù hợp đề khắc phục những hạn chế, yếu kém của nó.
Chƣơng 3