Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân theo hình thức tồn tạ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 70)

Nằm trong tình hình chung của cả nước, trước đổi mới (năm 1986) KTTN Thanh Hoá là đối tượng cải tạo XHCN, không được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn âm thầm tồn tại dưới dạng kinh tế phụ gia đình (của các hộ cán bộ công nhân viên Nhà nước và hộ xã viên hợp tác xã) các tổ hợp tác, tổ sản xuất núp bóng doanh nghiệp Nhà nước hoặc hợp tác xã (thực chất là những loại hình kinh tế tư nhân khác nhau) và nó đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống cho một bộ phận lớn cán bộ, công nhân viên và xã viên hợp tác xã trong tỉnh.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và nhất là từ khi ban hành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (thông qua ngày 21/12/1991); Luật khuyến khích đầu tư trong nước (thông qua ngày 26/6/1994 và sửa đổi ngày 20/15/1998); đối với các nhóm hộ kinh doanh nhỏ đã có nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 và gần đây nhất là Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2000.

Đối với tỉnh Thanh Hoá, Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết số 06 NQ/TU, ngày 04/03/1993 “về chính sách phát triển kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã có Quyết định số 1061-CN/UBTH, ngày 19/8/1993” về việc ban hành một số quy chế tạm thời, một số chính sách khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh”, khu vực kinh tế tư nhân Thanh Hoá đã có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển.

2.2.1.1. Số lượng cơ sở kinh tế tư nhân

Số lượng hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân tăng đều nhưng chậm từ 1992 đến 1999 và tăng nhanh từ năm 2000.

Năm 1996 Thanh Hoá có 93.847 hộ KDCT và năm 1997 tăng thêm hơn 3000 hộ đưa số lượng hộ KDCT lên 97.035 hộ. Năm 1998 giảm xuống còn 96.693 hộ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này nhưng chủ yếu là do: năm 1998 Thanh Hoá phải chịu nhiều thiên tai, bão lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dẫn tới hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm (mà những sản phẩm của các hộ KDCT sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường nội tỉnh) và điều kiện cho sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngay sau đó, năm 1999 số lượng hộ KDCT lại tăng lên bình thường đạt 99.712 hộ. Từ 1996 đến 1999 trung bình mỗi năm tăng thêm 1.466 hộ. Từ năm 2000 số lượng hộ KDCT tăng nhanh hơn: Năm 2000 Thanh Hoá có được 106.621 hộ, trung bình mỗi năm tăng thêm 5.636 hộ gấp hơn ba lần so với những năm từ 1996 đến 1999 (trung bình mỗi năm tăng 1.466 hộ). So với cả nước thì Thanh Hoá là một trong 5 tỉnh, thành phố có số hộ KDCT nhiều nhất nước, (chỉ tính số hộ KDCT phi nông nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh: 184.463 hộ, Hà Tây: 97.280 hộ; Thanh Hoá: 96.777 hộ; Đồng Tháp: 95.049 hộ và thành phố Hà Nội: 92.302 hộ - tại thời điểm 31/12/2000 [1, tr.27]. Tính cả số hộ KDCT trong lĩnh vực nông nghiệp nữa thì năm 2000 Thanh Hoá có 106.290 hộ.

Như vậy, hộ KDCT của Thanh Hoá có số lượng nhiều hơn so với các tỉnh khác trong nước và tăng khá nhanh vào những năm 2000; 2001; 2002. Góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân Thanh Hoá phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm của các hộ kinh doanh cá thể ít có mặt trên thị trường nước ngoài và các tỉnh trong nước. Điều đó chứng tỏ khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của hộ cá thể trong tỉnh còn thấp hộ KDCT ở Thanh Hoá mới phát triển về số lượng, chưa phát triển về chất lượng.

Cùng với hộ KDCT, các loại hình doanh nghiệp của tư nhân: Công ty TNHH, DNTN và Công ty cổ phần có bước phát triển vượt bậc về số lượng. Nếu năm 1996 tổng số doanh nghiệp của tư nhân là 154 doanh nghiệp thì đến hết năm 2002 lên tới 692 doanh nghiệp; năm 1996 có 154 doanh nghiệp; năm 1997 có

nghiệp từ 1996 đến 1999 tăng thêm được 75 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm tăng thêm 25 doanh nghiệp, với mức độ tăng như vậy là chậm.

Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành thì số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng lên nhanh hơn: Năm 2000 Thanh Hoá có 380 doanh nghiệp. So với năm 1999 tăng thêm 151 doanh nghiệp, chỉ riêng năm 2000 số doanh nghiệp được thành lập thêm tăng gấp 2 lần số doanh nghiệp được thành lập thêm từ 1996 - 1999 (75 doanh nghiệp). Năm 2001 Thanh Hoá có 530 doanh nghiệp và năm 2002 Thanh Hoá có 692 doanh nghiệp, số doanh nghiệp được thành lập thêm từ 2000 đến hết 2002 là 463 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm tăng thêm 154 doanh nghiệp gấp 6 lần so với những năm liền trước đó (1996 - 1999) xem biểu đồ 2. So với tình hình chung của cả nước thì sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp của tư nhân ở Thanh Hoá vẫn còn thấp so với mức trung bình của cả nước. Trung bình của cả nước 2 năm (2000-2001) mỗi tỉnh, thành phố thành lập thêm 540 doanh nghiệp, vậy mỗi năm thành lập thêm 270 doanh nghiệp, gần gấp đôi Thanh Hoá (154 doanh nghiệp)

Biểu đồ 2: Số lƣợng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân giai đoạn 1996-2002 tại Thanh Hoá

200 300 300 400 500 600 700 800 900 154 181 199 229 530 692 Số doanh nghiệp 380

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Qua biểu đồ ta thấy, từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành (01/01/2000) thì số lượng doanh nghiệp của tư nhân ở Thanh Hoá tăng nhanh hơn thời gian trước đó. Trong đó, chủ yếu là sự tăng lên của Công ty TNHH và DNTN còn Công ty cổ phần tăng lên với số lượng không đáng kể (nguyên nhân Công ty cổ phần là chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang), Công ty hợp danh có 01 Công ty được thành lập.

Bảng 5: Số lƣợng các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân giai đoạn 1996 - 2002 tại Thanh Hoá.

Loại hình doanh nghiệp Đơn

vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Doanh nghiệp của tư nhân DN 154 181 199 129 380 530 692 Trong đó Công ty TNHH CT 106 124 136 151 240 330 411 Công ty cổ phần CT 1 10 32 37 41 Công ty hợp danh CT 1 1 1

Doanh nghiệp tư nhân DN 48 57 62 68 108 162 239

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Từ bảng 5 ta thấy: Tại thời điểm 1998 Thanh Hoá có tổng số doanh nghiệp của khu vực KTTN là 199 doanh nghiệp, trong đó: Công ty TNHH là 136 cơ sở, chiếm 68,4%; DNTN là 62 cơ sở, chiếm 31,1%; còn Công ty cổ phần ít nhất chỉ có 01 cơ sở chỉ chiếm 0,5%. Vậy, Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất. So với cả nước, năm 1988 cả nước có tổng số là 26.021 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN, trong đó: Công ty trách nhiệm hữu hạn có 7.100 cơ sở, chiếm 27,3%; DNTN có 18.750 cơ sở, chiếm 72% còn Công ty cổ phần có 171 cơ sở, chiếm 0,65%. Như vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân là phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất (36,98). Với 199 doanh nghiệp, Thanh Hoá chiếm 0,76% số doanh nghiệp của tư nhân cả nước. Đây là con số phản ánh số lượng doanh nghiệp được thành lập ở Thanh Hoá thấp so với mức trung bình của cả nước (406 doanh nghiệp/một tỉnh, thành phố). Qua đây ta còn thấy loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Thanh Hoá là Công ty TNHH chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân, nói lên sự phát triển KTTN ở Thanh Hoá có nét đặc thù. Tại thời điểm năm 2002 loại hình Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân có xu thế chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 1998: Công ty cổ phần chiếm 5,9% và doanh nghiệp tư nhân chiếm 34,6%, còn Công ty TNHH có xu thế giảm xuống còn 59,5%

Biểu đồ 3: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân năm 2002 tại Thanh Hoá (%)

Nguồn: Báo cáo năm thứ tư thi hành Luật doanh nghiệp năm 2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Nhìn vào tốc độ tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp ta thấy rõ hơn xu thế tăng lên của DNTN và sự giảm xuống của Công ty TNHH.

Bảng 6: Tốc độ tăng hàng năm của từng loại hình doanh nghiệp giai đoạn 1996 - 2002 tại Thanh Hoá.

Loại hình doanh nghiệp Đơn vị 1996 1997 1998 1999 200 2001 2002

Công ty TNHH CT 106 124 136 151 240 330 411 Tốc độ tăng hàng năm % 17 0,8 11 59 37 24

Công ty cổ phần CT 1 10 32 37 41

Tốc độ tăng hàng năm % 900 220 15 10

Doanh nghiệp tư nhân DN 48 57 62 68 108 162 239 Tốc độ tăng hàng năm % 18 0,8 0,9 58 50 47

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Qua bảng 6 ta thấy: Tốc độ tăng hàng năm về số lượng DNTN và Công ty TNHH là tương đương nhau trong suối thời gian từ 1996 đến năm 2000. Trong

ND t- nh©n (34,6%) C«ng ty CP (5,9%) C«ng ty TNHH (59,5%)

đó, chậm nhất là năm 1998 chỉ có 0,8% và cao nhất là năm 2000 với tốc độ tăng 59% và 58%. Từ năm 2001 tốc độ tăng của Công ty TNHH có xu hướng chậm hơn so với DNTN. Năm 2002 tốc độ tăng của Công ty TNHH là 24%, còn DNTN gấp đôi (47%). Tuy nhiên, Công ty TNHH vẫn đang là loại hình được ưu chuộng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất (59,5%) số lượng nhiều nhất (411 cơ sở) ở Thanh Hoá. Còn Công ty cổ phần có tốc độ tăng cực mạnh vào hai năm 1999 và năm 2000 với 900% và 220%, nhưng vì số lượng Công ty cổ phần rất ít nên với tốc độ tăng mạnh như vậy mà vẫn không đáng là bao so với số lượng doanh nghiệp của DNTN và Công ty TNHH.

Tóm lại: Hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp đều tăng lên

về số lượng theo thời gian nhưng sự tăng lên đó có sự khác nhau và mức độ tăng, tốc độ tăng hàng năm cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng có đặc điểm chung là: tăng mạnh vào năm 2000 đặc biệt là đối với các doanh nghiệp của tư nhân, khi Luật doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống. Tăng chậm nhất vào năm 1998 nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai đã làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh. Loại hình đang hoạt động nhiều nhất ở Thanh Hoá là Công ty TNHH đối lập với xu thế của cả nước là DNTN đang chiếm số lượng nhiều nhất trong cả nước.

2.2.1.2. Nhân lực trong khu vực kinh tế tư nhân * Lực lượng lao động trong các cơ sở kinh tế tư nhân

Cùng với sự tăng lên về số lượng cơ sở KTTN, số lượng lao động trong khu vực KTTN cũng tăng lên tương ứng. Lao động trong khu vực KTTN ở Thanh Hoá chiếm tỷ lệ đáng kể trong lao động xã hội địa phương.

Tổng số lao động trong các hộ KDCT và doanh nghiệp của tư nhân năm 1996 là 157.034 người chiếm11,26% trong tổng số lao động xã hội của địa phương. Trong vòng 6 năm khu vực KTTN ở Thanh Hoá đã giải quyết việc làm cho 48.223 người, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho: 838,8 người, trong đó chủ yếu là các hộ KDCT đã thu hút lực lượng lao động này.

Bảng 7: Số lƣợng lao động khu vực kinh tế tƣ nhân và tỷ trọng trong lao động xã hội của địa phƣơng từ 1996 - 2002

Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số lao động trong các hộ KDCT và DN của TN Người 157.034 168.538 153.045 173.156 182.904 192.778 205.267 % trong tổng số lao động XH của địa phương % 11,26 11,95 10,59 11,73 12,2 12,38 12,5 Lao động trong các hộ KDCT Người 153.240 164.328 148.383 167.208 169.915 176.920 181.406 % trong tổng số lao động XH của địa phương % 10,99 11,65 10,27 11,33 11,36 11,38 11,4 Lao động trong các doanh nghiệp của TN Người 3.794 4.210 4.662 5.948 12.989 15.858 19.327 % trong tổng số lao động XH của địa phương % 0,27 0,3 0,32 0,4 0,84 1 1,1

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Lao động trong hộ KDCT luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của khu vực KTTN: Ở thời điểm 2002, số lao động trong các hộ KDCT và doanh nghiệp của tư nhân là 205.267 người, chiếm 12,5% trong tổng số lao động xã hội của địa phương, trong đó: lao động ở hộ KDCT là 181,406 người, chiếm 11,4% còn doanh nghiệp chỉ có 19.372 người chiếm 1,1%. Vào thời điểm thấp nhất năm 1998 tổng số lao động khu vực KTTN là 153.045, chiếm 10,59% trong tổng số lao động xã hội của địa phương, thì hộ cá thể có số lao động 148.383 người, chiếm 10,27% còn doanh nghiệp chỉ có 4.662 người chiếm 0,32%.

Dù ở thời điểm nào, đối với khu vực KTTN thì hộ KDCT vẫn thu hút được lực lượng lao động nhiều hơn doanh nghiệp của tư nhân. Tuy nhiên, lao động trong hộ cá thể chủ yếu là sử dụng lao động gia đình và so với cả nước, số lao động trung bình trong mỗi hộ KDCT ở Thanh Hoá thấp hơn: Tại thời điểm năm 2000 trung bình của cả nước là 1,78 lao động/1hộ KDCT, còn Thanh Hoá là 1,5 lao động/1hộ - theo con số thống kê còn thực tế khảo sát số lao động đó lớn hơn 20% -25%. Cũng có một số cơ sở lao động dưới hình thức hộ KDCT thuê đến một chục thậm chí vài chục lao động.

Nhìn chung, lao động trong các hộ KDCT tăng đều qua các năm, riêng năm 1998 có giảm chút ít là do số lượng cơ sở cá thể giảm vào năm 1998 (từ 97.035 hộ năm 1997 xuống còn 96.693 hộ năm 1998). Đây là năm có số lượng cơ sở và số lượng lao động của hộ KDCT thấp nhất trong suốt thời gian từ 1996 đến 2002

Biểu đồ 4: Số lƣợng lao động trong độ kinh doanh cá thể giai đoạn 1996 - 2002 tại Thanh Hoá.

150.000 160.00 160.00 0 170.00 0 180.000 190.00 0 200.00 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 153.2 40 Năm 164.32 8 148.38 3 167.20 8 169.91 5 176.92 0 181.40 6

Số lượng lao động (người)

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Hiện tại, tổng số lao động trong các doanh nghiệp của tư nhân thấp hơn hàng chục lần so với tổng số lao động trong hộ KDCT, nhưng chúng có xu hướng tăng mạnh từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành (xem biểu đồ 5)

Biểu đồ 5: Số lƣợng lao động trong doanh nghiệp của tƣ nhân giai đoạn 1996 - 2002 tại Thanh Hoá.

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá.

Từ 1997 đến 2004 lao động trong doanh nghiệp của tư nhân tăng thêm 15.578 người, trong đó: 3 năm 1997; 1998; 1999 chỉ tăng thêm 2.154 người, còn ba năm 2000, 2001, 2002 tăng thêm số lao động là 13.424 người, gấp 6 lần so

Năm 2000 4000 6000 8000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 3.79 4 4.21 0 4.66 2 5.94 8 12.989 15.85 8 19.37 2 Số lượng lao động (người ) 0

với ba năm trước đó. Vậy ba năm sau tăng nhanh, đặc biệt là tăng cực nhanh vào năm 2000: Riêng số lao động vào làm việc trong doanh nghiệp của tư nhân năm 200 là 7.041 người, nhiều hơn số lao động trong các doanh nghiệp của tư nhân ở tất cả các năm trước đó cộng lại (5.948 người). Tốc độ tăng số lượng lao động trong doanh nghiệp của tư nhân năm 2000 là 118% so với năm 1999 - là tốc độ tăng cực nhanh so với các năm khác: Tốc độ tăng hàng năm của số lượng lao động trong doanh nghiệp của tư nhân năm 2001 - 2002 là 22%, còn của các năm

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 70)