2. 3.1 Những đóng góp của kinh tế tư nhân
3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước
3.2.1.1. Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân
Thực tế đóng góp của kinh tế tư nhân, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá rất cao vai trò của khu vực kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân. Trong Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) của Đảng đã xác dịnh: (KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân”. Nhà nước ta đã có nhiều văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển. Nhưng những quan điểm, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn chưa thực đi vào đời sống của nhân dân. Nhiều người chưa hiểu rõ, thậm chí chưa biết đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về KTTN, nên không dám bỏ tiền ra kinh doanh. Nhìn chung tâm lý xã hội vẫn còn mặc cảm với khu vực kinh tế này. Chính vì vậy, để phát triển KTTN ở Thanh Hoá thì đầu tiên tỉnh cần phải tuyên truyền giáo dục quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển KTTN để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí của KTTN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nhấn mạnh đến xây dựng nhận thức và chính sách đối xử bình đẳng đối với KTTN, tạo niềm tin và khả năng đóng góp của KTTN trên quan điểm ích nước lợi nhà, tạo sự thay đổi cơ bản trong nhận thức và hành động đối với cán bộ viên chức và nhân dân nhằm khuyến khích KTTN phát triển.
Thực tế cho thấy đường lối, chủ trương, chính sách của người và Nhà nước đối với KTTN đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển. Song trong thực hiện do nhận thức của một số cán bộ đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ, nên chưa khai thác được nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân. Cần quan tâm tuyên truyền chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích KTTN phát triển. Trước hết cần tập trung tuyên truyền tinh thần Nghị Quyết Trung ương V (khoá IX), luật doanh nghiệp, Nghị định 02/2000 của Chính phủ để mọi người hiểu thấu đáo những quan điểm, chủ trương chính sách về việc khuyến khích phát triển KTTN đề nghị mọi người yêu tâm đầu vào sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra tỉnh cần, phải cổ vũ, biểu dương kịp thời những doanh nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh làm ăn hiệu quả, đúng pháp luật, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh.
3.2.1.2. Tiến hành quy hoạch, kế hoạch
Phải tiến hành quy hoạch, lập kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế tư nhân đến từng huyện, thị, xã, thành phố và trên phạm vi toàn tỉnh, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đây là giải pháp không trực tiếp
tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở KTTN, nhưng các cơ quan chức năng của tỉnh có cái nhìn tổng thể để xác định con đường cho kinh tế tư nhân đi đúng hướng, phát huy được nguồn lực, lợi thế của từng địa phương, huy động được nội lực, đẩy nhanh được quá trình CNH, HĐH của tỉnh.
Trước hết tỉnh phải tập trung xây dựng quy hoạch ngành nghề, quy hoạch đất đai, ưu tiên giải quyết mặt bằng phù hợp cho các loại hình sản xuất thuộc khu vự KTTN. Đặc biệt UBND các huyện, thị, thành phố phải công khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng dân sinh (đường điện, nước, chợ, bến xe khách...) trên phạm vi lãnh thổ địa phương để các cơ sở KTTN lựa chọn đầu tư. Tùy từng địa phương dựa vào lợi thế của địa phương gắn với quy hoạch, xây dựng phát triển thị trấn, thị tứ. Trước hết phải chỉ đạo xây dựng thí điểm 3 - 5 cụm công nghiệp nhỏ, làng nghề từ đó rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Nhưng để xây dựng được các cụm công nghiệp nhỏ, trước hết tỉnh phải hỗ trợ các thị trấn, thành phố xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề, đưa các dịch vụ về giao thông, điện nước, bưu chính viễn thông đến các tụ tiểm kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tỉnh cần hỗ trợ ngân sách và cho vay vốn ưu đãi để lập quy hoạch các làng nghề, khôi phục các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp của tư nhân ở các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch; sản xuất chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản; sản xuất vật liệu xây dựng...
3.2.1.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
Trên cơ sở cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước trước đây được nghị quyết Trung ương V (khoá IX) nêu ra. Những chính sách cụ thể được vận dụng tại Thanh Hoá cần rà soát lại cho phù hợp với sự phát triển của KTTN trong tỉnh hình mới. Trong đó, cần chú ý các giải pháp sau đây:
Trên cơ sở chính sách về đất đai mà Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) đã nêu, các cấp chính quyền trong tỉnh cần nắm bắt kịp thời và vận dụng sáng tạo để thực sự khuyến khích KTTN phát triển và nó được thụ hưởng những ưu đãi của Nhà nước và tỉnh. Một mặt do đặc thù tỉnh ta đất rộng người đồng kinh tế hàng hoá còn chậm phát triển, nguồn lực còn hạn chế, do đó cần ưu tiên hơn nữa để KTTN sử dụng quỹ đất có hiệu quả nhất. Các huyện, thị, thành phố cần sớm giành đất xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ ở địa phương mình gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đặc biệt, tỉnh cần có những chính sách ưu đãi rộng rãi hơn về đất đai cho 11 huyện miền núi để thu hút các nhà đầu tư. Thực tế tỉnh Thanh Hoá có diện tích rộng nhưng 2/3 diện tích thuộc vùng trung du miền núi. Các cơ sở kinh doanh kể cả của Nhà nước và tư nhân rất ít hoạt động trên địa bàn này, chính vì vậy mà diện tích đất chưa sử dụng đến còn rất nhiều. Để KTTN phát triển rộng khắp và cân đối giữa các vùng miền trong tỉnh thì chính sách miền giảm thuế đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ngoài chính sách ưu đãi theo Luật khuyến khích và đầu tư trong nước, tỉnh cần sử dụng ngân sách địa phương để mở rộng diện ưu đãi ví dụ như:
Miễn giảm tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án cho những doanh nghiệp đầu tư theo lĩnh vực ưu tiên đối với các huyện miền núi. Chính sách hiện tại dựa theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước chỉ có 7 huyện: Quang Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Thọ Xuân, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân. Tỉnh cần mở rộng ưu đãi thêm cho 4 huyện còn lại: Cẩm Thuỷ, Như Thanh, Ngọc Lặc, Thạch Thành. Như vậy tất cả các huyện miền núi sẽ tăng thêm hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra tiền thuê đất, thuê sử dụng đất cũng cần được mở rộng diện ưu đãi đối với tất cả các huyện miền núi.
Hai là: Giải pháp thị trường đầu ra
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay thì giải pháp về thị trường đầu ra - thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề đau đầu đối với tất cả các cơ sở
kinh doanh kể cả Nhà nước và tư nhân. Vì vậy, để có thể giải quyết tốt đầu ra cho khu vực KTTN cần có sự quan tâm của tỉnh, của phòng ban chức năng như phòng công nghiệp và thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp... để giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm cho KTTN khi mà phần lớn sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, chưa vượt ra được các tỉnh khác, các nước khác. Tỉnh phải tổ chức công tác thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ, bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp địa phương, gắn kết các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với hệ thống thương mại để thiết lập hệ thống lưu thông hàng hoá ở trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu ra thị trường khu vực, thị trượng thế giới.
Tỉnh thiết lập trang báo điện tử (Web) và truy cập mạng Internet hoặc tổ chức trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm Thanh Hoá nơi trung tâm thành phố Thanh Hoá được miễn phí để các doanh nghiệp cơ cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình, đặc biệt là cơ hội đối với các cơ sở sản xuất còn nhỏ, vốn kinh doanh hạn chế mà vẫn có thể giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng trong phạm vi rộng hơn. Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho các sc kinh doanh thực hiện việc quản bá giới thiệu sản phẩm trong các hội chợ mang tính quốc gia và quốc tế, giúp các cơ sở kinh tế đó tiếp cận thị trường. Tạo lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh để hỗ trợ, khen thưởng các doanh nghiệp địa phương tìm kím, tạo thị trường mới và các đơn vị có nhiều thành tích trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của địa phương. Phát huy vai trò, vị trí của đại diện phòng công nghiệp thương mại Việt Nam tại Thanh Hoá. Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh giúp các đơn vị sản xuất về thông tin, thị trường...
Ba là: Giải pháp về tài chính, tín dụng:
Các cấp chính quyền tỉnh cần thực hiện và vận dụng tốt: Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) về chính sách tài chính tín dụng, Nghị định 51/1999- NĐCP ngày 08/7/1999 QH 10. Quyết định 132/2000-QĐTTg và các thông tư
của Bộ hướng dẫn thực hiện Quyết định 132 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.
Ngoài nguồn vốn tín dụng của Nhà nước thực hiện qua các ngân hàng chuyên doanh và quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để khu vực KTTN được vay ưu đãi như các Nghị định Nhà nước. Như vậy, sẽ làm cho các chủ kinh doanh yên tâm đầu tư không còn tâm lý phân biệt kinh tế Nhà nước với KTTN. Đơn giản các thủ tục cho vay đi liền với tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho KTTN.
Tỉnh cần có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động kinh tế của tư nhân trong kinh tế thị trường và khuyến khích thành lập, tham gia quỹ bảo hiểm tương hỗ của các cơ sở KTTN, có sự hỗ trợ của tỉnh.
Ngoài ra, cần dùng ngân sách địa phương để hỗ trợ cho những ưu đãi ngoài quy định hiện hành của Luật khuyến khích đầu tư trong nước như: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung - giao thông, điện, nước... Kết cấu hạ tầng cho khu công nghiệp, cụm kinh tế, làng nghề... Tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển.
Hàng năm tỉnh phải có kế hoạch trích một tỷ lệ ngân sách nhất định xây dựng quỹ khuyến công hỗ trợ một phần về đào tạo nhân lực, giúp đỡ xây dựng dự án khả thi, đổi mới thiết bị công nghệ, tổ chức tìm kiếm thị trường và khuyến khích những đơn vị làm ăn hiệu quả, sử dụng được nhiều lao động, nghệ nhân truyền nghề cho các đơn vị KTTN.
Bốn là : Giải pháp về khoa học công nghệ
Kết hợp hài hoà các trình độ công nghệ khác nhau: kết hợp công nghệ tiên tiến hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị cơ giới và thủ công tuỳ từng ngành nghề, từng loại sản phẩm, từng khâu sản xuất có thể sử dụng công nghệ hiện đại hay công nghệ truyền thống hay làm thủ công. Đặc biệt trong công nghiệp nông thôn và làng nghề chúng ta sử dụng công nghệ ở nhiều trình độ khác nhau phù hợp với tính đa dạng hoá sản phẩm, nâng dần hàm lượng kỹ thuật
trong các sản phẩm truyền thông. Nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường sản xuất gắn với thị trường hay nói cách khác người sản xuất phải gắn với người tiêu dùng. Vì vậy tỉnh phải luôn khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở KTTN và làng nghề nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã hợp với thị hiếu người tiêu dùng... để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đảm bảo chất lượng hàng hoá, nâng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thực hiện được điều này tỉnh cần phải:
+ Có biện pháp cụ thể và thiết thực khuyến khích các chủ cơ sở KTTN trong các hoạt động nghiên cứu - triển khai và thành lập các tổ chức xúc tiến hoạt động nghiên cứu triển khai, các tổ chức về khoa học, công nghệ, đào tạo nhằm hỗ trợ, tư vấn và đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ của các doanh nghiệp như (hỗ trợ vốn, bảo hiểm đầu tư, miễn thuế xây dựng kết cấu hạ tầng...) tạo môi trường để gắn kết các cơ sở tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp, cơ sở KTTN nhằm xúc tiến ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin công nghệ tăng cường phối hợp giữa Nhà nước, tỉnh và các nhà đầu tư tư nhân trong hoạt động khoa học công nghệ.
+ Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trên cơ sở nguồn đầu tư của tỉnh, sau đó chủ yếu dựa vào sự tài trợ của các tổ chức đóng góp của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các chủ sở hữu tư nhân thực hiện ứng dụng công nghệ mới, đi thăm quan, trao đổi công nghệ với bạn bè trong và ngoài nước.
Năm là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Đội ngũ lao động địa phương, nhất là KTTN ở tỉnh ta đông về số lượng nhưng chất lượng thấp, đào tạo chắp vá, cơ cấu bất cập giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng. Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH cần phải:
Tỉnh khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các nghệ nhân, các trường dạy nghề trong tỉnh tổ chức các lớp dạy nghề cho người lao động: Nếu doanh nghiệp tự đào tạo cho lao động, tỉnh có thể dùng ngân sách hỗ trợ kinh phí đào tạo : Ví dụ hỗ trợ cho đào tạo một lao động là 500.000 đồng và doanh nghiệp phải thể hiện vào kế hoạch đào tạo nghề hàng năm, ngoài ngân sách dành cho đào tạo nghề như lâu nay. Tỉnh cần ưu tiên và dành một phần kinh phí đối với việc đào tạo cán bộ quản lý cho các cơ sở KTTN; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho các cơ sở kinh doanh mới nghệ nhân, chuyên gia giỏi về địa phương truyền nghề mới.
Hơn nữa, hàng năm tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, lao động quản lý giỏi, xét tặng danh hiệu nghệ nhân “Đôi bàn tay vàng”, hội thi sáng tạo kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp nhằm thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn lực công nghiệp trong tỉnh. Thực hiện chính sách đào tạo các Giám đốc doanh nghiệp tư nhân về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện cho các nhà quản lý doanh nghiệp của tư nhân được tham gia học hỏi, giao lư trao đổi kinh nghiệm ở các cơ sở trong và ngoài nước, tổ chức cho các học viên doanh nghiệp của tư nhân tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (kế toán, kiểm toán....). Hiện tại tỉnh đã có ba trường dạy nghề nhưng chưa có trường đào tạo công nhân kỹ thuật dẫn đến số công nhân kỹ thuật rất ít. Vậy tỉnh cần đẩy mạnh việc xây dựng một đến hai trường công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Sáu là: Giải pháp về lao động tiền lương.
Thực tế nhiều cơ sở KTTN chưa thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động. Người lao động và người sử dụng lao động nhiều trường hợp còn chưa biết đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình dẫn đến thiệt thòi cho người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời họ còn vi phạm, không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình. Tỉnh cần yêu cầu các cơ sở KTTN thực hiện đúng quy định của bộ luật lao động về ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời