Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 37)

Bằng những thành tựu đạt được sau gần 20 năm đổi mới, đã khẳng định tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đây khu vực kinh tế tư nhân dần được “cởi trói‟ vươn lên khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Các nghị quyết hội nghị Trung ương V khoá X chỉ rõ: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là: Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế... ([7, tr. 26-27].

Sở dĩ kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng như vậy vì phát triển kinh tế tư nhân huy động được các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục ...

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn, đầy đủ hơn vai trò của kinh tế tư nhân thông qua những đóng góp cụ thể sau:

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 37)