Trong tổng số toàn xã hội % 24,05 24,31
Doanh nghiệp của tư nhân Tỷ đồng 5.628 6.627 17,7 + Tỷ trọng trong toàn xã hội % 4,29 4,49 + Tỷ trọng trong khu vực tư nhân % 17,84 18,46
- Hộ kinh doanh cơ sở thể Tỷ đồng 25.914 29.267 12,93 + Tỷ trọng toàn xã hội % 19,76 19,82 + Tỷ trọng trong khu vực tư nhân % 82,16 81,54
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ngày 26/11/2001 của Ban Kinh tế Trung ương.
Tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của hộ KDCT là 63.668 tỷ đồng, chiếm 36,61% trong tổng số vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN tính đến 31/12/2000.
Đối với vốn của doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh cả về vốn đăng ký kinh doanh, tổng vốn thực tế sử dụng và vốn đầu tư phát triển. Tổng vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp tư nhân từ năm 1991 đến hết tháng 9/2001 đạt 50.795.142 tỷ đồng. Năm 2000 tăng 87,5 lần so với năm 1991. Trong đó, KDCT đăng ký 11.470.175 tỷ đồng chiếm 22,58%; Công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký 29.064.160 tỷ đồng, chiếm 57,22%; Công ty cổ phần đăng ký 10.260 tỷ đồng, chiếm 20,20%.
Tổng vốn đăng ký kinh doanh liên tục tăng cùng với số doanh nghiệp đăng ký tăng. Số vốn đăng ký tăng từ 13.000 tỷ đồng năm 2000 lên 26.500 tỷ đồng năm 2001 và năm 2002 khoảng 27.000 tỷ đồng.
Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp cũng tăng nhanh. Năm 2000 là 110.071 tỷ đồng, tăng 38,46% so với năm 1999: Trong đó của Công ty TNHH tăng 40%, DNTN tăng 37,64%, Công ty Cổ phần tăng 36,7%. Năm 2000 khu vực KTTN đã đầu tư mua 20,3% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá.
Bảng 2: Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng
TT Nguồn vốn Năm 1999 Năm 2000
Tăng so với năm trƣớc
Tổng số 79.493,2 110.071,9 38,46
1 Doanh nghiệp tư nhân 11.828,2 16.281,1 37,64
2 Công ty TNHH 37.426,6 52.426,8 40
3 Công ty cổ phần 30.230,76 41.353,6 36,79
4 Công ty hợp danh 7,3 10,3 40,09
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ngày 26/11/2001 của Ban Kinh tế Trung ương.
Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp của tư nhân tăng cả về số lượng vốn và tỷ trọng tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực KTTN và của toàn xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tăng từ 5.628 tỷ đồng năm 1999 lên 6.627 tỷ đồng năm 2000, tăng 17,7%; Tỷ trọng trong khu vực kinh tế tư nhân tăng từ 17,84% năm 1999 lên 18,46% năm 2000; tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 4,29% năm 1999 lên 4,49% năm 2000.
Về lao động: Của khu vực KTTN tăng đều kể cả trong nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp. Tính từ năm 1996 đến nay số lao động làm việc trong khu vực KTTN phi nông nghiệp qua các năm đều tăng trừ năm 1997. So với tổng số lao động toàn xã hội thì khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng 11% qua các năm, riêng năm 2000 là 12%. Năm 2000 lao động của khu vực KTTN là 21.017.326 người, chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong cả nước.
Trong các ngành phi nông nghiệp, số lao động vực KTTN năm 2000 là 4.643.844 lao động, tăng 20,12% so với năm 1996; bình quân mỗi năm tăng 194.670 lao động, tăng 4,75% năm. Trong bốn năm từ 1997 đến năm 2000 riêng khu vực này thu hút thêm 997.019 lao động gấp 6,6 lần so với khu vực kinh tế Nhà nước. So với năm trước, số lao động trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp của tư nhân tăng lên như sau: 1997: 11,7%; 1998: 10,2%; 1999: 23,8%; 2000: 56%.
Tỷ trọng lao động của kinh tế tư nhân khu vực phi nông nghiệp: Năm 2000 chiếm 22,1%, lao động trong khu vực KTTN và 39,8% lao động phi nông nghiệp cả nước.
Trong ngành nông nghiệp: Năm 2000, lao động ở khu vực KTTN trong nông nghiệp có 16.373.482 người, chiếm 63,9% tổng số lao động nông nghiệp toàn quốc. Số lao động ở các hộ ngoài hợp tác xã chiếm 99,67% tổng số lao động ở khu vực KTTN trong nông nghiệp [3].
Như vậy, từ 1991 đến nay là thời đoạn phát triển nhất của khu vực KTTN nước ta từ trước tới nay. Nó đã đem lại những kết quả đáng kể và đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. So với các khu vực khác thì KTTN phát triển mạnh nhất, với tốc độ nhanh nhất. Tuy vậy, những tiềm năng của khu vực kinh tế này vẫn còn dồi dào, để khai thác được nhiều nhất tiềm năng này và thúc đẩy nó phát triển hơn nữa thì Nhà nước cần phải quan tâm hơn, tiếp tục có những chính sách khuyến khích khu vực này phát triển.