Giai đoạn sau đổi mới (1986 nay)

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 33)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển mô hình kinh tế ở nước ta, từ kế hoạch hoá tập trung quan liệu bao cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận dụng theo cơ chế thị trường.

Cũng từ đây kinh tế tư nhân được trở lại hoạt động tự do trên cơ sở chính sách của Nhà nước đã mở đường cho nó hoạt động. Và dần từng bước kinh tế tư nhân được khôi phục, phát triển và ngày càng thể hiện rõ vai trò, sức mạnh của mình trong nền kinh tế quốc dân.

Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IV năm 1979, đã thể hiện sự thay đổi về nhận thức về kinh tế tư nhân nói riêng và nền kinh tế kế hoạch nói chung. Nghị quyết đã chỉ rõ: “việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung quan liêu, thiếu căn cứ thực tế và khoa học, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch với sử dụng thị trường; chưa chú ý đầy đủ tăng cường và phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và cũng chưa sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư bản dân tộc ở miền Nam...”. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng mới đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Đảng về khu vực KTTN. Đại hội đã đề ra: “bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác nhau trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế XHCN” [12, tr.44]. Đại hội còn chỉ rõ: “Kinh tế gia đình có vị trí quan trọng và khả năng dồi dào, cần được khuyến khích và giúp đỡ phát triển trong mối quan hệ hỗ trợ và gắn bó với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể”. Đối với kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, Nhà nước thừa nhận sự cần thiết của bộ phận kinh tế này trong thời kỳ quá độ, hướng dẫn và giúp đỡ nó sản xuất, kinh doanh, liên kết với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể... Đối với tiểu thương, thông qua nhiều hình thức tuỳ theo ngành hàng để sắp xếp, cải tạo và sử dụng họ thành lực lượng bổ sung cho thương nghiệp XHCN... Nhà nước cho phép những nhà tư bản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức kỹ thuật và quản lý của họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nghề thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết trong cả nước [12, tr.59-60].

Ngoài ra, những năm 1987 - 1989 Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản pháp lý khác mở đường cho KTTN hoạt động như: Nghị quyết 16 của Ban chấp hành Trung ương ngày 14/11/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 170/HĐBT về chính sách đối với hộ kinh doanh cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông - lâm - ngư nghiệp, công nhận sự tồn tại và tác dụng tích cực của hộ kinh doanh cá thể, xí nghiệp tư doanh nông nghiệp.

Nhờ có chính sách đổi mới, kinh tế tư nhân được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển, bước đầu đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.

Năm 1988 trong công nghiệp, tư nhân đã đầu tư thêm tiền vốn để mở rộng các cơ sở hiện có hoặc xây dựng thêm cơ sở mới với 80 tỷ đồng: năm 1989 vốn đầu tư tăng thêm 102 tỷ đồng và năm 1990 tăng thêm 100 tỷ đồng. Năm 1989 KTTN thu hút thêm 39,5 nghìn lao động, năm 1990 tăng thêm 10 nghìn lao động.

Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp khu vực tư nhân, cá thể chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng khá đều đặn; năm 1986 là 15,6%; năm 1988 là 19,6% và năm 1990 là 26,5%.

Trong giao thông vận tải, năm 1990 có 97.194 hộ tư nhân cá thể làm dịch vụ vận tải, tổng số lao động vận tải 138,5 nghìn người. Năm 1990 thực hiện vận chuyển 16,6 tấn hàng hoá và 165,3 triệu lượt hành khách.

Trong thương nghiệp, lao động của kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng: Năm 1986 là 56,79 vạn người; năm 1988 là 71,89 vạn người và năm 1990 là 81,1 vạn người. Tỷ trọng doanh số bán hàng hoá và dịch vụ của tư nhân trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ngày càng lớn. Năm 1986: 45,6%; năm 1988 là 50,4% và năm 1990 là 66,9% [5, tr.41-42].

Như vậy, khu vực tư nhân bước đầu trở lại hoạt động tự do đã thể hiện được sức mạnh, vai trò của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nó vẫn còn bị hạn chế bởi Nhà nước vẫn còn sự phân biệt, coi các thành phần kinh tế của khu vực KTTN là phi XHCN. Hơn nữa, tâm lý của xã hội vẫn còn có những mặc cảm đối với khu vực kinh tế này, nên tiềm năng của KTTN chưa thực sự được khai thác, ưu thế của kinh tế tư nhân chưa được thể hiện hết mình. Đến khi Nhà nước có những văn bản pháp lý cụ thể đối với KTTN thì nó mới thực sự phát triển, phát triển mạnh mẽ.

Từ 1991 đến nay, nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho khu vực KTTN hoạt động như: Luật công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân thông qua ngày 21/12/1991; Luật khuyến khích đầu tư trong nước thông qua ngày 22/06/1994 và sửa đổi ngày 20/5/1998... gần đây nhất tháng 6/1999 Luật Doanh nghiệp được ban hành thay cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Cũng từ thời điểm này KTTN phát triển mạnh hơn hẳn so với các giai đoạn trước.

KTTN tăng nhanh về số lượng cơ sở, vốn kinh doanh, thu hút lao động... kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp cả nước, trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Số cơ sở nhiều nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiếp đến là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. KTTN phát triển rộng rãi trong cả nước nhưng tập trung ở các đô thị, những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi được chính quyền quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ...

- Về số lượng cơ sở: Trong những năm từ 1996 - 2000 số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong khu vực KTTN tăng lên đáng kể: Đối với hộ KDCT đến năm 2000 có 9.793.787 hộ, trong đó: Hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 51,89%; số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%; giao thông vận tải chiếm 11,63%; xây dựng 0,81%; các hoạt động khác chiếm 5,46% [2, tr.48].

Với sự tăng nhanh về số lượng hộ KDCT nhưng phân bố lại không đều giữa các địa phương. Địa phương có số hộ KDCT nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 184.463 hộ, còn địa phương có số hộ KDCT ít nhất là Bắc Cạn với 4.454 hộ, một sự chênh lệch quá lớn. So với các nước khác thì quy mô của hộ KDCT nói chung rất nhỏ, sử dụng lao động trong gia đình là chính, trung bình mỗi hộ có 1 đến 2 lao động, vốn kinh doanh ít. Ngoại lệ có những hộ KDCT thuê đến hàng trăm lao động như cơ sở Đức Phát làm bánh ngọt ở thành phố Hồ Chí Minh, thuê 900 lao động [5, tr. 47].

Đối với Doanh nghiệp của tư nhân: Số lượng cơ sở tăng rất nhanh, đặc biệt tăng vượt bậc từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp: năm 1991 cả nước chỉ có 132 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì đến cuối năm 1999 tổng cộng cả nước có 42,393 doanh nghiệp. Nhưng đặc biệt tăng nhanh từ khi có Luật Doanh nghiệp. Từ đầu năm 2000 đến hết tháng 10/2001 số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 24.387 doanh nghiệp, nhiều hơn cả số đăng ký 5 năm trước cộng lại. Như vậy, tính đến 31/10/2001 cả nước có 66.780 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong đó, DNTN chiếm tỷ trọng cao nhất với 58,75%, Công ty TNHH chiếm 38,68%; Công ty cổ phần chiếm 2,55%; Công ty hợp doanh chiếm 0,01%.

Về vốn: Về vốn đầu tư của KTTN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Đối với vốn của hộ kinh doanh cá thể: Tổng vốn đầu tư, phát triển của các hộ KDCT năm 2000 là 29.267 tỷ đồng tăng 12,93% so với năm 1999 và chiếm 81,54% trong tổng vốn đầu tư của khu vực KTTN và chiếm 19,82% vốn đầu tư toàn xã hội,

Bảng 1: Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội năm 1999 - 2000

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

1999 Năm 2000 Tăng so với năm trước (%) 1 Tổng số vốn đầu tư phát triển xã hội Tỷ đồng 181.171 147.633 12,5 2 Khu vực kinh tế tư nhân Tỷ

đồng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)