Giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 71 - 82)

48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,

2.4. Giá trị sản xuất

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy Thái Bình, nhân dân Hưng Hà đã ra sức thi đua phát triển trong sản xuất TTCN, và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới (1986- 1995), giá trị tổng sản lượng TTCN Hưng Hà không ngừng tăng, năm sau đều cao hơn năm trước.

Tổng giá trị CN-TTCN bình quân năm 1987-1990 đạt 149triệu đồng, tăng 13% so với giai đoạn trước đó[34; 49].Sản xuất TTCNgiai đoạn 1991- 1995, giữ vững nhịp độ phát triển và dần thích ứng với cơ chế thị trường. Giá trị sản xuất toàn ngành giai đoạn này đạtt trung bình 34 tỷ 214 triệu đồng/năm (tính theo giá cố định năm 1989), nhịp độ tăng trưởng bình quân là 31%. Sự phát triển sản xuất TTCN Hưng Hà đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giải quyết việc làm cho người nông dân, tăng thu nhập kinh tế cho người dân, nhanh chóng giảm số hộ nghèo, dần phá thế thuần nông, phân công lại lao động, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành những vùng trung tâm sản xuất TTCN, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như trung tâm dệt Phương La với sản lượng khoảng 5 triệu m² vải/năm, trung tâm dệt bao manh, thảm mỏng với sản lượng 15.000m²/năm, trung tâm dệt chiếu với sản lượng từ 3-5 triệu lá/năm,...

Mặc dù vậy TTCN Hưng Hà trước năm 1995 vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, do có nhiều cơ sở, xí nghiệp không thích ứng được với cơ chế thị trường nên đã bị tan rã. Song trên cơ sở đánh giá về giá trị sản xuất thì TTCN thời gian này vẫn có bước phát triển so với thời kì trước đổi mới.

Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của huyện, cùng với những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Từ năm 1996, TTCN Hưng Hà đã có bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất TTCN hàng năm của địa phương tăng cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Năm 1996, giá trị

sản xuất TTCN đạt 228,8 tỷ đồng (tỉnh theo giá cố định 1995), tăng 51,1% so với bình quân 5 năm (1991-1995), chiếm 21,15% tổng giá trị sản xuất kinh tế toàn huyện.

Đặc biệt từ sau năm 2001, dưới tác động của Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy Thái bình về phát triển nghề và làng nghề, giá trị sản xuất TTCN Hưng Hà đã tăng lên nhanh chóng . Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp huyện Hưng Hà giai đoạn 2000-2012

Đơn vị: Triệu đồng (giá cố định 2000)

Năm Giá trị sản xuất (triệu đồng) Mức tăng thêm (triệu đồng) Mức tăng trưởng (%) 2000 271.312 17.948 7,1 2001 299.720 28.408 10,5 2002 335.733 36.013 12,0 2003 393.813 58.08 17,3 2004 460.150 66.337 16,8 2005 542.997 82.847 18,0 2006 671.069 128.072 23.6 2007 837.036 165.967 24.7 2008 1.048.000 210.946 25.2 2009 1.216.806 168.806 16.1 2010 1.438.900 222.094 18.3 2011 1.665.900 227.000 15.8 2012 1.812.259 146.359 8.8 [Nguồn : 45;46;47;48]

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, giá trị sản xuất TTCN Hưng Hà giai đoạn 2000-2012 luôn có mức tăng trưởng tương đối ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2000, giá trị sản xuất TTCN toàn huyện mới chỉ đạt 271.312 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 542.997 triệu đồng, năm 2012 là 1.812.259 triệu đồng, gấp 6.7 lần so với năm 2000. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn này đạt 16,4%/năm. Trong đó, năm 2008 có mức tăng trưởng cao nhất cả giai đoạn là 25,2%, đồng thời đây cũng là năm đánh dấu

TTCN Hưng Hà đạt ngưỡng 1000 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao so với nền sản xuất TTCN Thái Bình nói chung, đưa Hưng Hà trở thành huyện có giá trị sản xuất TTCN đứng thứ 2 toàn tỉnh sau thành phố Thái Bình và mức tăng trưởng cao, ổn định nhất trong toàn tỉnh giai đoạn 2000-2012.

Mặc dù giá trị sản xuất các năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng mức tăng trưởng lại chậm dần. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, làm cho mức tăng trưởng nền kinh tế nước ta nói chung và sản xuất TTCN Hưng Hà nói riêng bị chậm lại.

Sự phát triển mạnh mẽ về giá trị sản xuất TTCN Hưng Hà được thể hiện rõ hơn thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất TTCN huyện Hưng Hà 2000-2012

[Nguồn: 45;46;47;48] Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất TTCN huyện Hưng Hà trong giai đoạn 2000-2012 không đồng đều qua các năm. Từ năm 2000-2008, tốc độ giá trị sản xuất tăng liên tục và đạt mức cao nhất là năm 2008 với 125,2%. Tuy nhiên ngay sau đó, đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng giảm xuống là 118,3%, đến năm 2012 giảm xuống còn 108,8%. Điều đó cho thấy, những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nền kinh tế nước ta nói chung và sản xuất TTCN Hưng Hà là hết sức rõ nét. Nhưng nhìn chung cả giai đoạn 2000-2012 TTCN Hưng Hà vẫn có bước phát triển, và mặc dù tốc độ tăng trưởng có bị thụt giảm năm sau so với năm trước, nhưng giá trị sản xuất hàng năm vẫn tăng.

* Giá trị sản xuất một số nghề và làng nghề tiêu biểu

Ở Hưng Hà, nhóm nghề dệt là nhóm nghề phát triển phổ biến và mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 1986-2012. Năm 1986, trên địa bàn huyện Hưng Hà

trị sản xuất là 1.812.259 triệu đồng. Trong đó, nhóm nghề dệt năm 2004 có 5474 cơ sở, đến năm 2012 tăng lên 5938 cơ sở với giá trị sản xuất đạt 817.817 triệu đồng. Đây là nhóm nghề phát triển và đem lại giá trị sản xuất cao nhất cho TTCN Hưng Hà, trong đó chủ yếu là hai nghề dệt chiếu và dệt khăn vải.

-Nghề dệt chiếu chủ yếu phát triển ở xã Tân Lễ và xã Phú Sơn (nay là thị trấn Hưng Nhân). Năm 1986,ở Tân Lễ bên cạnh các hộ gia đình, có hợp tác xã Hợp Thành và Hợp tác xã nông nghiệp kiêm doanh. Mỗi năm xã Tân Lễ có thể dệt từ 800 nghìn đến 1 triệu lá chiếu. Hợp tác xã Hợp Thành với 300 khung dệt, 600 lao động, mỗi năm dệt được khoảng 320-350 nghìn lá chiếu, chiếm từ 35%-40% sản lượng chiếu của toàn xã. Cũng như các hợp tác xã khác trên toàn huyện, các hợp tác xã này đều làm gia công cho Nhà nước. Mỗi tháng, hợp tác xã được cấp 11 tấn gạo, chia cho khoảng 1000 nhân khẩu . Sau năm 1990, khi hợp tác xã bị tan rã, nghề dệt chiếu ở Tân Lễ có sự chuyển hóa về hình thức hoạt động, trong đó nổi bật nên vai trò của các hộ gia đình, hộ tiểu chủ, cá thể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng về giá trị sản xuất chiếu ở Tân Lễ. Năm 1993 toàn xã Tân Lễ với hơn 6000 lao động (trong đó khoảng 3000 lao động chính) đã sản xuất ra khoảng 3 triệu lá chiếu. Trung bình mỗi ngày Tân Lễ sản xuất được từ 10.200-10.500 lá chiếu. Mỗi giường chiếu (2 người), trung bình mỗi ngày có thể dệt được từ 2,5 đến 3 đôi chiếu. Thu nhập của một người có thể từ 6.000-8.000 đồng/ngày (năm 1993).

Sự phát triển của nghề dệt chiếu ở Tân Lễ đã làm cho cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ở Tân Lễ chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang ngành nghề. Theo điều tra năm 1993, trong cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ dệt chiếu ở Tân Lễ, thì tới 57,32% giá trị thu nhập từ nghề dệt chiếu, 27% từ trồng lúa và 15,68% từ chăn nuôi và các thu nhập khác[54;144]. Năm 2004, toàn huyện Hưng Hà có khoảng 3992 hộ dệt chiếu với 7000 nhân công lao động, mỗi năm sản xuất từ 5-7 triệu lá chiếu. Đến năm 2012, ở xã Tân Lễ,

ngoài các hộ dệt chiếu cói, đã phát triển mạnh dệt chiếu nilon. Có 5 cơ sở sản xuất chiếu tập trung, mỗi cơ sở có từ 15-40 máy dệt, thu hút từ 30-80 lao động sản xuất tại chỗ, với thu nhập ổn định từ 2,5-6 triệu đồng/tháng, sản lượng chiếu đạt hơn 7 triệu lá chiếu/năm [44;1].

Nghề dệt vải chủ yếu phát triển ở xã Thái Phương và một phần ở xã Phú

Sơn (nay là thị trấn Hưng Nhân) và rải rác ở các xã thôn trong huyện. Năm 1989, cả huyện mới chỉ có khoảng hơn 800 khung dệt cải tiến, sản lượng trên 800.000 m vải khổ rộng, thì đến năm 1992 đã có tới 1500 khung dệt cải tiến (trong đó chỉ riêng làng Phương La đã có tới 1.300 khung dệt) với sản lượng 2,3 triệu m vải và 2,5 triệu khăn mặt xuất khẩu. Năm 1993, ngoài số khung dệt cải tiến, các làng dệt Hưng Hà đã được trang bị hàng loạt máy dệt. Chính điều này đã làm thay đổi giá trị sản xuất của nghề dệt không chỉ riêng về sản lượng, mà cả về hình thức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh các hộ gia đình sản xuất còn có các xí nghiệp sản xuất tập trung, các công ty, đưa nghề dệt phát triển theo hướng sản xuất tập trung, tạo giá trị hàng hóa lớn. Chỉ tính riêng năm 1993, xí nghiệp Dệt nhuộm xuất khẩu Hồng Quân của ông Đinh Hồng Quân đã sản xuất được trên 3 triệu m² khăn bông và 1 triệu mét vải các loại [54;145,146]. Năm 2005, nghề dệt vải khăn ở Hưng Hà sản xuất ra 6.542 tấn khăn ăn, khăn tắm; 263 nghìn mét vải các loại. Năm 2012 tăng lên 20.824 tấn khăn ăn, khăn tắm; 497 nghìn mét vải các loại.

Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, Hưng Hà đã xây dựng cho mình một nền TTCN với cơ cấu gồm 5 nhóm ngành nghề chủ yếu: nghề dệt, nghề chế biến lương thực-thực phẩm, nghề làm gỗ-thủ công mĩ nghệ, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề sản xuất từ kim loại. Các nhóm ngành nghề này đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện và một phần thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là sản phẩm của nghề dệt khăn

Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp Hưng Hà theo ngành nghề giai đoạn 2000-2005. Đơn vị; % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khai thác cát 0,7 0,7 0,6 0,8 0,8 0,7 Chế biến L thực-T phẩm 11,9 12,5 12,3 11,6 11,1 9,3 Dệt 43,4 43,0 42,8 40,7 40,9 49,0 SX trang phục 6,7 10,2 10,3 10 9,9 2,7

Chế biến gỗ, tre, lá, nứa 25,8 23,4 23,9 23,6 23,3 23,1 Sản xuất gạch ngói, vôi 6,7 5,5 5,4 7,6 7,2 6,6

SX từ kim loại 0,7 0,6 0,7 1,3 1,5 2,3

SX giường, tủ 4,3 4,1 4,0 4,4 5,3 6,3

Tổng 100 100 100 100 100 100

[Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hưng Hà: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Hưng Hà 2000-2005; 4 ]

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, sự biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất hàng hóa của TTCN Hưng Hà trong giai đoạn 2000-2005 là không ổn định. Các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất TTCN là ngành dệt, chế biến lương thực-thực phẩm, chế biến gỗ. Trong đó ngành dệt chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình 43,3%, năm cao nhất chiếm đến 49% (2005). Tiếp sau đó là tỷ trọng của ngành sản xuất tre, nứa, lá chiếm tỷ trọng trung bình là 23,85%. Ngành chế biến lương thực-thực phẩm chiếm tỷ trọng trung bình là 11,45%. Bên cạnh đó còn có các ngành nghề chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 1% như khai thác cát 0,7%. Điều đó cho thấy, những ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất TTCN Hưng Hà vẫn là những ngành nghề thủ công truyền thống và có thế mạnh của huyện. Mặc dù cơ cấu giá trị của các ngành nghề là không đều nhau, có năm tăng năm giảm, nhưng về giá trị sản xuất của các ngành nghề năm sau luôn cao hơn năm trước.

Các xã, thị trấn có giá trị sản xuất cao như: năm 2007 xã Tân Lễ đạt 121,6 tỷ đồng, chủ yếu là dệt chiếu; xã Minh Tân đạt 28 tỷ đồng, chủ yếu là

nghề dệt vải; thị trấn Hưng Nhân đạt 72 tỷ đồng chủ yếu là dệt chiếu và dệt vải; xã Độc Lập đạt 26 tỷ đồng, chủ yếu là dệt vải; xã Duyên Hải đạt 24 tỷ đồng, nghề chính là sản xuất hương, xã Phúc Khánh đạt 22 tỷ đồng, nghề chính là nghề dệt khăn vải; xã Thái Phương đạt320 tỷ đồng, nghề chủ yếu là dệt khăn vải; xã Kim Trung đạt 20 tỷ đồng, nghề chủ yếu là dệt khăn vải và sản xuất mộc[40;18]

Năm 2009, giá trị sản xuất TTCN toàn Hưng Hà đạt 1.216,806 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất của một số nghề và nhóm nghề như sau: Nghề dệt khăn vải đạt 573 tỷ đồng chiếm 47% so với giá trị sản xuất TTCN chung của toàn huyện. Từ sự phát triển của nghề dệt khăn vải đã kéo theo nghề may khăn phát triển. Năm 2009 toàn huyện có 7.273 máy may khăn, thu hút 8.120 lao động; giá trị từ may khăn đạt 64,734 tỷ đồng; Nghề dệt chiếu đạt 251 tỷ đồng, chiếm 21% so với giá trị sản xuất TTCN chung của toàn huyện, sản lượng đạt từ 7-9 triệu lá chiếu/năm; Nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm, đây là nhóm nghề đem lại giá trị sản xuất cao, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị sản xuất TTCN của huyện Hưng Hà. Năm 2009, giá trị sản xuất của nhóm nghề chế biến lương thực-thực phẩm là 138,9 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2008, chiếm 8,8% giá trị sản xuất TTCN chung của toàn huyện. Năm 2010, chỉ riêng 6 tháng đầu năm đạt 77,2 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kì năm trước, chiếm 8,3% giá trị sản xuất TTCN của Hưng Hà[63;3]; Nghề sản xuất đồ gỗ và thủ công mĩ nghệ đạt 69,55 tỷ đồng, chiếm 5,7% giá trị sản xuất TTCN toàn huyện.

Bên cạnh các nghề thủ công truyền thống có giá trị kinh tế cao, các nghề mới được du nhập vào Hưng Hà cũng có bước phát triển. Nghề dệt chiếu nilon, với quy trình công nghệ, thiết bị được nhập từ Trung Quốc, từ một cơ sở sản xuất ban đầu của bà Vũ Thị Du tại xã Tân Lễ, hình thành và đi vào sản xuất năm 2006 với tổng số máy dệt là 6 máy, sản lượng là 195.000 lá

chiếu/năm, thì đến năm 2009 sản lượng chiếu làm ra 812.000 lá chiếu/năm, giá trị sản xuất đạt 32 tỷ đồng. Nghề dệt lưới nilon đã sản xuất được 160 tấn/năm, với doanh thu 7 tỷ đồng/năm (2009).

Năm 2010-1012, sản xuất TTCN Hưng Hà đạt giá trị cao. Mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà, nhân dân Hưng Hà luôn ra sức thi đua, cần cù, sáng tạo, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường. Vì vậy, hoạt động sản xuất TTCN Hưng Hà vẫn đạt mức phát triển cao.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2011 giá trị sản xuất TTCN Hưng Hà đạt 774 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kì năm 2010, đạt 44,14% so với kế hoạch năm 2011, thu hút 56.200 lao động, chiếm 40,9% so với tổng số lao động chung của toàn huyện. Một số ngành nghề truyền thống có giá trị sản xuất cao, thu hút nhiều lao động , có mức tăng trưởng khá như:nghề dệt khăn vải có bước phát triển khá mạnh, giá trị sản xuất nghề dệt đạt 357,8 tỷ đồng tăng 16,26 % so với cùng kì; nghề dệt chiếu cói đạt giá trị sản xuất là 136,9 tỷ đồng, tăng 14,1 % sơ với cùng kì, sản lương đạt 5,4 triệu lá chiếu các loại; sản xuất chế biến lương thực-thực phẩm đạt 55,6 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng kì; sản xuất đồ mộc đạt 41,979 tỷ đồng tăng 19,67%. Nghề dệt lưới nilon đạt 100 tấn lưới các loại, giá trị sản xuất đạt 8 tỷ đồng; sản xuất chiếu nilon với tổng 55 máy dệt với sản lượng đạt 750.000 lá chiếu, với giá trị sản xuất đạt 30 tỷ đồng, sản xuất thức ăn gia súc đạt 13 tỷ đồng; nghề sản xuất gỗ và thủ công mỹ nghệ đạt 11 tỷ đồng.

Hoạt động sản xuất TTCN Hưng Hà phát triển chủ yếu trong các làng

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w