48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,
3.1.2. Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Không chỉ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện, sự chuyển biến của TTCN Hưng Hà những năm qua còn tác động trực tiếp tới sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong huyện.
+ Nông nghiệp: Nông nghiệp vốn là ngành sản xuất lương thực-thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu về ăn tại chỗ của nhân dân trong vùng. Ở Hưng Hà trước đây, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng các loại cây lương thực có hạt nhằm đảm bảo an toàn lương thực và dự trữ một phần cho chăn nuôi gia súc: ngô, khoai, sắn,…và một số cây công nghiệp hàng năm phục vụ cho ngành nghề thủ công truyền thống như: đay, cói, dâu tằm,… Từ năm 1986- 2012 dưới tác động của sự phát triển TTCN ta thấy được chuyển biến của ngành nông nghiệp. Chuyển từ trồng cây lúa là chính phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân sang đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhằm cung cấp lương thực-thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành nghề TTCN khác trong huyện
Đối với ngành trồng trọt ta thấy sự chuyển biến rõ nét trong cơ cấu cây trồng của Hưng Hà. Trước đây, cơ cấu cây trồng của Hưng Hà chưa đa dạng, vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào các loại cây truyền thống như: lúa, ngô, đay, mía,… Bên cạnh cây lúa là cây trồng chủ yếu thì cây đay cũng là cây trồng chính của nhân dân Hưng Hà. Đây là cây nguyên liệu chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất chiếu cói, vì vậy khi nghề chiếu cói ở Hưng Hà phát triển cây đay được trồng rất nhiều ở Hưng Hà. Năm 1990 ở Hưng Hà có 642 ha trồng đay, năm 2005 diện tích trồng đay giảm còn 114 ha, năm 2012 chỉ còn 17 ha. Nguyên nhân là do từ năm 2004, với sự xuất hiện của máy dệt chiếu, nguyên
liệu đay sợi được thay thế bằng sợi nilon, sợi vải. Cùng với sự suy giảm của cây đay là cây mía, trước đây ở Hưng Hà có một nhà máy mía đường tại Phú Sơn. Nhưng từ sau khi Nhà máy mía đường Hưng Nhân chính thức giải thể làm cho diện tích cây mía đã không còn được trồng phổ biến. Cho đến năm 2012 diện tích trồng mía đường ở Hưng Hà chỉ 1,9 ha. Đến nay, bên cạnh những cây trồng truyền thống đã thêm nhiều loại cây trồng khác như: đậu tương, lạc, vừng, khoai tây, bí ngô… được trồng chủ yếu vào vụ đông, bãi bồi ở các xã ven đê như Tân Lễ, Canh Tân, Tiến Đức, Hồng An, và các thửa ruộng cao trong nội đồng. Đây chính là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến lương thực-thực phẩm như: làm bún, bánh, bánh kẹo, đậu phụ, …; là nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của người lao động, …; góp phần mở rộng diện tích cây màu lương thực của huyện. Ngoài ra, từ năm 2008 ở Hưng Hà đã đưa cây lấy gỗ, cây mây, cây tre vào trồng trên diện tích rộng phục vụ cho sản xuất đồ gỗ, mây tre đan xuất khẩu.
Khi ngành nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất TTCN một khối lượng quý báu, làm cho TTCN có nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Ngược lại, TTCN một phần cũng cung cấp các hàng hóa cho ngành nông nghiệp như nông cụ, thức ăn gia súc,… Sự phát triển của các nghề TTCN có ảnh hưởng không nhỏ tới ngành trồng trọt, nhất là đối với các cây trồng nguyên liệu của địa phương.
Lao động trong nông nghiệp: Có thể thấy rằng, khi TTCN phát triển dẫn đến một yêu cầu về nguồn lao động rất lớn vào làm việc. Chính vì vậy, TTCN đã thu hút một lượng lớn lao động đáng kể trong nông nghiệp lúc nông nhàn tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, ở một số làng nghề một bộ phận lớn lao động đã chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang TTCN. Điển hình là làng nghề dệt Phương La, do 100% số hộ trong làng đều làm
nghề TTCN,nêm hàng năm làng phải thuê tới 14.000 công lao động của các làng khác để làm nông nghiệp, trên diện tích hơn 90 ha.
Khi một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chuyển sang lao động TTCN đã làm cho số lượng lao động nông nghiệp giảm xuống. Sự giảm sút của lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp. Một mặt, nó đòi hỏi và tạo điều kiện cho việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như sử dụng các loại máy móc: máy cày, máy bừa, máy gặt,… góp phần nâng cao năng suất lao động, giải phóng lao động chân tay trong nông nghiệp. Mặt khác sẽ dẫn tới tình trạng phân hóa lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Xuất hiện hiện tượng người nông dân phải thuê lao động để làm nông nghiệp. Vì vậy, ở nông thôn xuất hiện một bộ phận người dân chuyên đi làm thuê. Điều đó cho thấy sự phân công lao động nông thôn đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến, sự hình thành tầng lớp thợ thủ công chuyên ngày càng rõ nét
Như vậy dưới tác động nhiều mặt của TTCN cùng các ngành kinh tế khác đã góp phần làm cho nông nghiệp Hưng Hà phát triển cao hơn một bước từ một nền sản xuất tự cung tự cấp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Điều này được thể hiện rõ qua giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Giai đoạn 1986-1990 giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm ở Hưng Hà đạt 659,936 triệu đồng (giá cố đình 1989), tăng 21,7% so với bình quân 5 năm trước đó. Năm 2012 đạt 698,219 tỷ đồng (giá cố định năm 2010).
+ Thương mại-dịch vụ:
TTCN phát triển đã cung cấp một nguồn hàng hóa lớn đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại cho không chỉ thị trường trong nước mà còn cho cả thị trường nước ngoài. Điều này đã có tác động lớn đến sự phát triển của ngành thương mịa-dịch vụ.
Nội thương: Ngành TTCN phát triển với sản phẩm, mẫu mã đa dạng đã cung cấp một lượng hàng hóa lớn cho thị trường góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nội thương. Đặc biệt mạng lưới chợ đã hình thành rộng khắp toàn tỉnh với hoạt động ngày càng sôi động hơn. Tính đến năm 2012 ở Hưng Hà có tất cả 32 trên tổng 35 xã, thị trấn, trung bình ≈ 1 xã, thị trấn có 1 chợ chưa kể hệ thống cửa hàng, của hiệu buôn bán các sản phẩm TTCN đặc trưng của huyện. Trong đó chợ được chia làm hai loại: một là, chợ dân sinh chuyên cung cấp hàng hóa sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, TTCN phục vụ đời sống sinh hoạt tại chỗ của nhân dân. Hai là, chợ chuyên được hình thành trong các làng nghề, xã nghề, là trạm trung chuyển, chuyên để mua bán, trao đổi các sản phẩm TTCN của địa phương. Ví như: Chợ Hới, Chợ Hà ở xã Tân Lễ, chợ Gạo Vân Nam ở thị trấn Hưng Hà chuyên mua bán chiếu cói vào các ngày chợ phiên. Chợ Thá ở Duyên Hà chuyên mua bán các sản phẩm mây tre đan, Chợ Mẹo ở xã Thái Phương chuyên mua bán sợi, vải khăn các loại.
Ở Hưng Hà đã hình thành nên một trung tâm thương mại đó là Trung tâm thương mại và lưu niệm Hương Sen do nghệ nhân Trần Văn Sen đầu tư và xây dựng tại thôn Phương La xã Thái Phương, với tổng diện tích 12.000m- ², có 4 tầng mỗi tầng 2.910m², gần 1000 gian hàng, kiot theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định, đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân. Bên cạnh cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong vùng, đây còn là nơi tập trung trao đổi, buôn bán các sản phẩm dệt của nhân dân trong vùng và các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề dệt ở Phương La nói riêng và ở Hưng Hà nói chung ngày càng phát triển.
Nhìn chung mạng lưới kinh doanh thương mại có mặt hầu hết các địa bàn dân cư trong tỉnh, lấy địa bàn dân cư làm thị trường kinh doanh trong đó tập trung ở các làng nghề, xã nghề có nghề TTCN phát triển, ở các trung tâm kinh tế chính trị của huyện, nơi có tuyến đường quốc lộ 39A chạy qua. Chính nhờ mạng
lưới này, nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng của ngành TTCN của Hưng Hà được đưa đến tay người tiêu dùng không chỉ trong huyện, tỉnh mà trong cả nước và được xuất khẩu ra nước ngoài. Và cũng chính từ mạng lưới chợ này mà nhà sản xuất có thể thu mua được nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho sản xuất.
Ngoại thương: Trải qua 26 năm (1986-2012) phát triển TTCN Hưng Hà đã có bước phát triển đáng kể, nó không chỉ cung cấp một lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu nhân dân địa phương trong huyện, tỉnh, trong cả nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho huyện. Mặt hàng TTCN Hưng Hà được xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là sản phẩm nội thất, chiếu nilon, chiếu cói, khăn vải, mây tre đan, hàng thủ công mĩ nghệ,...
Do có nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và dồi dào nên thị trường xuất khẩu hàng hóa của Hưng Hà ngày càng được mở rộng. Trước đây sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đồ mộc, khăn vải, chiếu cói được xuất khẩu ra các thị trường truyền thống như: Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, và các nước trong khối Asean. Ngày nay bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, các sản phẩm như: chiếu nilon, sản phẩm đá mĩ nghệ, mây tre đan,… đã và đang chiếm lĩnh được thị trường các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga,…
Hàng hóa ở Hưng Hà được xuất khẩu qua hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Xuất khẩu trực tiếp là các thương nhân các nước trực tiếp sang các cơ sở sản xuất trong huyện đặt hàng và thu mua sản phẩm đem về nước tiêu thụ. Còn hình thức xuất khẩu ủy thác và thu mua là thông qua hệ thống thương nhân có thể là trong huyện hoặc tỉnh khác thu mua sau đó bán ra cho thương nhân ngoài tỉnh rồi mới được xuất khẩu ra nước ngoài. Trong tổng giá trị doanh thu thương mại-dịch vụ ở Hưng Hà năm 2012là 762,2 tỷ đồng thì riêng xuất nhập khẩu TTCN đạt hơn 10 triệu USD chiếm 35,2% [ 48;6]
Về thành phần tham gia xuất khẩu, trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa TTCN của Hưng Hà, thành phần kinh tế Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chỉ tham gia vào hoạt động mua đi, bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài tỉnh, trong khi các thành phần kinh tế khác (chủ yếu là kinh tế tư nhân) chiếm tới 98,5%
Về nhập khẩu: Do nhu cầu nguyên liệu, máy móc cho phát triển TTCN nên giá trị nhập khẩu phục vụ TTCN cũng không ngừng tăng. Năm 1995 giá trị nhập khẩu TTCN là 457 triệu đồng thì đến năm 2012 là 104,4 tỷ đồng. Thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Hưng Hà là Trung Quốc, Lào,.... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chiếu nilon, dệt khăn vải, mộc,... máy móc, thiết bị và các mặt hàng tiêu dùng.
Dịch vụ: Dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh ở Hưng Hà trong giai đoạn 1986-2012. Để mở rộng sản xuất, người dân buộc phải đi vay vốn vì vậy nhu cầu vay vốn ngân hàng của người dân ngày càng lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, đổi tiền, rút tiền qua cây ATM ngày càng lớn. Trước đây ở Hưng Hà chỉ có hệ thống quỹ tín dụng từ tỉnh xuống huyện rồi xuống xã, nhưng tính đến năm2012 hầu hết các ngân hàng lớn đều có mặt tại địa bàn huyện Hưng Hà như Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Quân đội,…. Trong đó phát triển mạnh mẽ nhất vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với chi nhánh ở hầu khắp các xã trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao dịch tiền tệ.
Đối với dịch vụ bưu chính viễn thông, sự phát triển của TTCN đã làm cho nhu cầu trao đổi thông tin, buôn bán qua điện thoại, mạng Internet giữa các cá nhân, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy nó đã tác động mạnh mẽ đến ngành bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện Hưng Hà. Mạng lưới bưu chính viễn thông không ngừng được phát triển, mở rộng trên địa bàn huyện và ngày càng được bổ sung thêm nhiều tiện ích mới. Tính đến năm 2012 ở Hưng Hà có 3 mạng lưới
viễn thông lớn phục vụ nhu cầu của nhân dân: Mạng VNPT, mạng viễn thông Quân đội Viettel, mạng viễn thông Điện lực. Có các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông đang hoạt động trên địa bàn huyện như: Viettel, Vinaphone, Mobiphone và mạng Viễn thông Điện lực.