năm 1986
Cho đến trước khi người Pháp trực tiếp đặt ách cai trị ở nước ta, khu vực Hưng Hà có khoảng 40 nghề thủ công. Số làng nghề có khoảng 16 làng, trong đó các nghề và làng nghề điển hình như: dệt chiếu ở làng Hới, dệt vải lụa ở làng Phương La, nghề mộc ở làng Mĩ Giặc (nay là làng Riệc )….. Phần lớn các nghề thủ công theo chân những người dân di cư đến vùng đất Hưng Hà, nhưng cũng có nghề do những người dân đã định cư ở nơi đây học được ở nơi khác đem về. Ví như nghề dệt vải lụa của làng Phương La được tương truyền do Hoằng Nghị Đại vương là thân phụ của Thái sư Trần Thủ Độ truyền dạy khi đến đây định cư. Mặc dù hầu hết các nghề được truyền từ bên ngoài vào, nhưng khi đã trở thành công nghệ truyền thống địa phương thì nó lại mang những nét độc đáo riêng, gắn liền với tên làng ở Hưng Hà như: “Làm đình Cao Đà, làm nhà Vế, Riệc”. Nét độc đáo của nghề dệt chiếu Hới được thể hiện ở kĩ thuật cải hoa và biên chiếu. Ngoài ra, tính độc đáo còn được thể hiện ở bí quyết công nghệ của nhiều nghề khác như: nghề dệt vải lụa ở Phương La, nghề mộc làng Quan Bế, Mĩ Giặc.
Sắc thái đồng bằng được thể hiện rõ ở loại hình các nghề. Những nghề làm nông cụ như cày, bừa, liềm, hái, gàu tát nước, làm nhà tre gỗ, làm đình, đan vó, lưới, làm cối, bện thừng-võng đay, làm hàng xáo,… Chính những nét độc đáo trong kỹ thuật công nghệ đã tạo nên những nét đặc sắc riêng của thủ công nghiệp truyền thống Hưng Hà. Trong điều kiện vận chuyển khó khăn,
chủ yếu dựa vào hệ thống giao thông tự nhiên thì những nghề có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú có những ưu thế phát triển nhất định.
Theo P.Gourou thì nghề dệt chiếu xuất hiện sớm nhất ở Hưng Hà sau đó mới lan truyền sang các huyện khác trong tỉnh, vì xưa kia khi biển chưa lùi thì Hưng Nhân còn là đất trồng cói. Nghề đan lát ở Hưng Hà phát triển trước hết là do sự dồi dào về nhân lực và những nhu cầu về đồ dùng nông nghiệp. Song một điều quan trọng hơn là cây tre, nguyên liệu chính của nghề này được trồng phổ biến ở trong các làng xã Hưng Hà. Các nghề ươm tơ, dệt lụa, bện thừng võng, đánh đay, làm đường mật, phát triển mạnh một phần do nguyên liệu các cây đay, dâu, mía được trồng bạt ngàn trên các triền sông Hồng, sông Luộc, sông Trà [ 54;21]
Vấn đề thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với nghề thủ công truyền thống. Trước thời thuộc Pháp, thị trường chủ yếu của các sản phẩm thủ công của Hưng Hà là trong huyện và các huyện lân cận của tỉnh Thái Bình, các tỉnh lân cận chủ yếu là Phố Hiến,Thăng Long, Kinh Bắc, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang,… Thị trường nội bộ của thủ công nghiệp Hưng Hà đó là hệ thống các chợ trong khu vực, trong đó tiêu biểu như: chợ Hới, chợ Hà (Tân Lễ)-bán chiếu; chợ Mẹo (Thái Phương)-bán tơ, vải, lụa; chợ Thá (Duyên Hà)-bán các sản phẩm mây, tre đan.
Cũng như các vùng khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung, thủ công nghiệp truyền thống Hưng Hà hoạt động chủ yếu trong các làng nghề. Ở các làng nghề, tính chất hàng hóa của thủ công nghiệp biểu hiện rất rõ. Nhờ đó, thủ công nghiệp trong các làng nghề ở mức độ nhất định đã thoát khỏi sự lệ thuộc và thể hiện tính độc lập tương đối của nó. Nhưng chủ yếu vẫn được bắt đầu từ làng làm nông nghiệp. Dựa trên nền tảng
nông nghiệp, một hay một số nghề thủ công đã nảy sinh và phát triển. Nói cách khác, làng nghề được hình thành trên cơ sở làng nông nghiệp và phát triển trùng khít lên làng nông nghiệp. Đó là làng lưỡng tính: nông nghiệp-thủ công nghiệp.
Mỗi làng thường có một nghề truyền thống với công nghệ riêng, việc bảovệ bí mật kỹ thuật của một nghề là hết sức nghiêm ngặt. Biểu hiện rõ nhất là cho đến giữa thế kỷ XX, nghề dệt vải vẫn không truyền ra khỏi địa giới làng Phương La. Để làm điều đó, người ta không truyền nghề cho con gái, mà chỉ truyền cho con dâu, con gái phải lấy chồng làng. Con gái làng Phương La đi lấy chồng thiên hạ buộc phải đóng thêm tiền cheo cho làng. Điều đó được thể hiện rõ trong bản Tục lệ xã Phương La “Một lệ-Con gái cả lấy chồng nộp tiền lan nhai (tiền cheo) 3 quan, 2 bình rượu, trầu cau; thứ nữ nộp tiền cheo 1 quan 5 mạch; con gái lấy chồng làng khác tăng thêm tiền cheo 1 quan làm lệ” [50,185].
Trước thời cận đại ở một số làng nghề Hưng Hà đã tồn tại hình thức tổ chức nghề nghiệp là “phường” nghề như phường chiếu làng Hải Triều (làng Hới). Hơn vì mục đích đảm bảo, điều hòa các lợi ích về kinh tế như các phường nghề ở các tổ chức xã hội phương Tây, thì ở đây chủ yếu là nhằm chăm lo việc thờ cúng vị tổ nghề, duy trì truyền thống công nghệ riêng của làng mình. [ 53;54-61].
Như vậy, cho đến trước khi người Pháp đặt ách cai trị trực tiếp tại nước ta, khu vực Hưng Hà đã có một nền thủ công nghiệp đa dạng và mang những nét đặc sắc riêng biệt của một khu vực đồng bằng. Nhưng trình độ phát triển trong gần 20 thế kỷ (từ đầu Công nguyên), nền thủ công nghiệp đó mới chỉ thể hiện được những bước tiến chậm chạp, và nó vẫn chưa vượt khỏi giới hạn của thủ công nghiệp gia đình. Về mặt kỹ thuật nó vô cùng tinh xảo nhưng
việc sản xuất vẫn còn mang tính chất thủ công với những công cụ hết sức thô sơ [54;23].
Sau khi hoàn thành việc xâm lược thuộc địa, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa. Với chủ trương “phát triển công nghiệp theo hướng không cạnh tranh, không có hại cho nền kỹ nghệ chính quốc” tư bản Pháp đã tạo nên ở Việt Nam một nền công nghiệp “què quặt”, lạc hậu [49;66]. Trong tình hình đó, dưới những tác động của chủ trương, chính sách của chính quyền thực dân, đồng thời do nhu cầu của đời sống nhân dân, TTCN phải bù đắp những gì thiếu thốn của đời sống xã hội mà công nghiệp không đáp ứng nổi. Trên thực tế, TTCN đã trở thành hậu thuẫn của công nghiệp hiện đại. Nó được bổ sung một loạt nghề mới, có nguồn gốc phương Tây mà trước đây không có như: làm kính, sửa chữa đồng hồ, mài dao kéo, chụp ảnh, làm đăng ten, thảm đay, thảm cói,…Trong số các sản phẩm ở Bắc Kì được tư bản Pháp sớm quan tâm, trước hết phải kể đến các sản phẩm vải lụa và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Để đạt được mục tiêu đó chính quyền thuộc địa ban hành một loạt các biện pháp khuyến khích nghề tơ tằm và mở các trường kỹ nghệ.
Trong bối cảnh lịch sử nói trên, hoạt động TTCN ở Hưng Hà có những chuyển biến quan trọng, vừa mang nét phổ biến của TTCN Việt Nam thời cận đại, vừa có nét riêng biệt địa phương. Các nghề truyền thống phát triển ở Hưng Hà thời kì này là: nghề hàng xáo có 1 làng; nghề mây tre đan có 4 làng; nghề đan vó lưới đánh cá 1 làng; nghề đan võng trong tổng số 750 người toàn tỉnh Thái Bình thì ở Hưng Hà có hơn 500 người làm nghề; nghề dệt chiếu- đan rỏ, bị cói có 5 làng chủ yếu tập trung ở xã Tân Lễ với hơn 1000 người làm nghề này.[54; 26-27]
Từ nền tảng thủ công nghiệp gia đình, các xưởng thủ công tư nhân (tiểu chủ)-một dạng thức kinh tế tiền tư bản đã được nảy sinh ngày một nhiều. Theo P.Grossin, năm 1896, một người Trung Hoa đã thành lập ở Hưng Hà một xưởng diệt chiếu có sử dụng tới 100 công nhân, năm đó sản xuất được 5.000 cuốn chiếu (mỗi cuốn 3,5m). Năm 1908, người này lại thành lập thêm 2 xưởng dệt chiếu khác với khoảng 400 công nhân và gia công đặt hàng cho nhiều khung dệt gia đình. Nhưng đến cuối năm 1910, cả ba xưởng đều gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu ở Hồng Kông khó khăn. 1913 có hai xưởng được hoạt động với 700 công nhân, sản lượng 2.000 cuốn chiếu/1 tháng. Theo một tài liệu khác cho biết, hai xưởng dệt chiếu Vạn Sinh và Minh Kí ở Hưng Nhân có tới 700 khung dệt chiếu với 2.500 công nhân. Riêng làng Hải Triều mỗi năm sản xuất ra 12.000 cuốn chiếu, trong đó 2.000 đến 3.000 cuốn bán tại chỗ còn lại xuất khẩu sang Hồng Kông [54;33,34].
Rõ ràng, những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TTCN Hưng Hà. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, thực dân Pháp không thể không tiến hành những chính sách kinh tế, trong đó có chính sách khuyến khích công nghệ nhằm phát triển TTCN theo hướng khai thác. Những chính sách trên, ở mức độ nhất định đã phát huy được tác dụng với TTCN Việt Nam nói chung và vùng đất Hưng Hà-Thái Bình nói riêng.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đã đưa miền Bắc vào thời kì cách mạng mới-xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Sau chiến tranh, miền Bắc bị tàn phá nghiêm trọng. Các ngành nghề TTCN chỉ còn một số ít hoạt động, những cơ sở vốn được duy trì trong kháng chiến không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Tình hình trên đòi hỏi Đảng và
Nhà nước phải tập trung thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh công cuộc khôi phục kinh tế diễn ra rộng khắp trên miền Bắc, chủ trương chỉ đạo của Trung ương được vận dụng triệt để vào Hưng Nhân và Duyên Hà. Trong những năm 1955-1957, nhờ có chủ trương khuyến khích công nghệ của Nhà nước và của tỉnh, TTCN Hưng Hà trở thành khu vực kinh tế đa thành phần, bao gồm các hợp tác xã TTCN, cơ sở tiểu chủ và các cá thể-hộ gia đình.
Ngày 30-6-1955, Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc xây dựng tổ đổi công. Phong trào xây dựng tổ đổi công diễn ra mạnh mẽ khắp các xã của hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà. Ở Hưng Nhân có 17 nghề thủ công nghiệp: dệt chiếu, dệt vải, dệt khăn, rèn nông cụ, đan võng, đánh đay, bện thừng,… gồm 14.610 lao động tham gia, sản xuất 305 mặt hàng khác nhau. Quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa toàn huyện đã đưa từ 51% lên 99% số hộ vào hợp tác xã thủ công, gồm 14.380 người, trong đó có 3 hợp tác xã chuyên nghiệp với 922 xã viên; 88 hợp tác xã cung tiêu sản xuất gồm 5.241 xã viên; 226 cơ sở nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp gồm 8.217 xã viên. Năm 1959, Hải Triều là một bộ phận chủ yếu để đi đến thành lập hợp tác xã dệt chiếu chuyên toàn xã (Hợp tác xã Hợp Thành), với 250 khung dệt và hơn 500 lao động, năng suất từ 85.000 đến 90.000 lá chiếu phục vụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra ở Hưng Nhân còn có một số hợp tác xã dệt chiếu chuyên nghiệp khác nhưng năng lực sản xuất thấp hơn. Việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động bước đầu được chú trọng.
Đầu năm 1965, hoạt động công nghiệp, TTCN của Thái Bình bắt đầu có sự chuyển hướng trong điều kiện vừa sơ tán, vừa sẵn sàng chiến đấu. Dưới sự
chỉ đạo của Tỉnh ủy, hai huyện Duyên Hà và Hưng Nhân đã có nhiều biện pháp xây dựng cải tạo và phát triển công nghiệp và TTCN đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều cơ sở sản xuất một số mặt hàng phục vụ nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân như: xưởng gỗ, trạm máy kéo quốc doanh, các hợp tác xã vận tải thuyền, hợp tác xã cơ khí, gốm sứ, may mặc, gạch ngói, vôi,…
Ở Hưng Nhân năm 1968, toàn huyện thành lập được 27 tổ rèn gồm 65 lao động, 25 tổ mộc gồm 124 lao động; 21 tổ nề gồm 77 lao động, bước đầu đưa sản xuất vào nền nếp. Chỉ trong hai năm 1967-1968 giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp của Hưng Nhân đạt 9.344.000 đồng, trong đó khu vực quốc doanh đạt 34,4%; thủ công nghiệp và các ngành trong hợp tác xã chiếm 65,7%. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nông nghiệp, đời sống đều tăng như sản xuất công cụ đạt 102%, gạch 102%, vải 100,63%, bao bì 105%. Cuối năm 1965, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Nhà máy đường Hưng Nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra [ 59; 182]
Năm 1969, trước yêu cầu của việc phát triển kinh tế và quốc phòng, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 93/CP ngày 17-6-1969 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện, trong đó hợp nhất hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà, đồng thời cắt các xã Bắc Sơn, Đông Đô, Tây Đô, Hòa Bình, Chi Lăng của huyện Tiên Hưng sát nhập vào huyện Hưng Hà. Trong khí thế hăng hái thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình (4- 1969) và Đại hội Đại biểu huyện Hưng Hà lần thứ nhất (15-17/10/1970), nhân dân Hưng Hà ra sức thi đua sản xuất trong đó có sản xuất TTCN.
Mặc dù khó khăn về nguyên liệu, song được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, ngành TTCN có bước phát triển. Các hợp tác xã thủ công đã
tận dụng nguồn nguyên liệu của địa phương và nhân dân để gia công các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống. Để đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp, huyện tiếp tục củng cố hợp tác xã cơ khí về mặt tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực quản lý, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công cụ sản xuất. Năm 1970 Hưng Hà đã hoàn thành việc xây dựng 2 hợp tác xã cơ khí và 7 cơ sở sản xuất TTCN; đẩy mạnh phong trào hai mũi tiến công “năng suất, chất lượng”. Tổng giá trị sản lượng TTCN năm 1971 đạt 11% kế hoạch, trong đó sản phẩm phục vụ nông nghiệp là 62%, tiêu dùng 36,8%, xuất khẩu 1,2%. Năm 1972 tổng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp vượt 33,3% so với năm 1971. Trong đó, một số hợp tác xã đạt kết quả cao về tổng sản lượng sản xuất TTCN như; Việt Hưng, Hồng Hà , Hợp Thành,…[59; 214]
Năm 1973-1975, TTCN Hưng Hà tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Cùng với việc tổ chức lại lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa. Đồng thời, còn từng bước chuyển lao động từ nông nghiệp sang sản xuất TTCN. Năm 1971 số lao động chuyên trách làm nghề thủ công trong các hợp tác xã là 2.150 người, thì đến năm 1975 là 3.100 người. Giá trị sản lượng (chỉ tính phần kinh doanh của tập thể ) tăng từ 1.329.579 đồng (1971) lên 1.747.886 đồng (1975). Giá trị xuất khẩu từ 102.00 0 đồng (1971)lên 1.000.000 đồng (1975). Giá trị sản xuất toàn ngành năm 1975 tăng 25,2% so với năm 1974. [59; 236]
Các mặt hàng chủ yếu thời kì này như: nông cụ, thảm đay, vải, chiếu, đồ mộc,… Thảm đay là mặt hàng có doanh số thu mua cao. Để phát triển nghề theo hướng bền vững, Hưng Hà đã bổ sung công cụ cải tiến, công cụ cơ giới và xây dựng nhà xưởng, mở lớp dạy nghề và mở lớp dạy kỹ thuật cho thợ thủ công.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ V (10-1976) đã nhấn mạnh; sản xuất TTCN góp phần tích cực phục vụ nông nghiệp và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Trong hai năm 1975-1976 toàn huyện tiến hành củng cố và mở rộng một số hợp tác xã chuyên nghiệp, mở thêm hai cơ sở sản xuất, mở rộng thêm một số nghề thủ công mới trong các hợp tác xã, thu hút lao động. Giá trị sản lượng thời kì này tăng nhanh, năm 1975 là 4.673.000 đồng, đến 6 tháng đầu năm 1976 đạt 2.800.000 đồng, vượt 11% so với cùng kì năm trước.
Trong giai đoạn 1979-1986, Hưng Hà vẫn là địa bàn hoạt động của các nghề như: dệt chiếu, làm đồ mộc, dệt thảm len, thảm đay, dệt vải, đồ kim khí,