Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 100 - 105)

48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,

3.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Ở Hưng Hà, khi TTCN phát triển đã tạo ra giá trị sản xuất lớn, không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của huyện mà còn góp một phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Từ năm 1986-2012 sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Hưng Hà là tương đối rõ nét. Được thể hiện theo hướng tăng tỷ trọng của ngành CN-TTCN và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó được thể hiện rõ nét thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm huyện Hưng Hà phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1986-2012

[Nguồn: 59;tr335,377:45:48]

Thông qua biểu đồ trên ta thấy rõ sự chuyển biến của cơ cấu kinh tế ở Hưng Hà từ 1986-2012. Trước khi Đảng và Nhà nước ra nghị quyết tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nền kinh tếở Hưng Hà vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của huyện(49,1%), ngành CN-TTCN chiếm 35,2%, thấp nhất là ngành dịch vụ chiếm 15,7%. Cơ cấu này từng bước có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành CN-TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Từ năm 1995, với sự phát triển

mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho tỷ trọng giá trị sản phẩm CN-TTCN tăng lên đáng kể. Sự tăng trưởng của CN-TTCN nói chung và TTCN nói riêng đã có tác động làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế của Hưng Hà. Sự thay đổi đó được thể hiện việc giá trị sản phẩm nông nghiệp, thủy sản giảm đáng kể sơ với những năm trước còn 38,4%, giảm 14,3% so với năm 1986, ngành CN-TTCN chiếm 42,7%, dịch vụ chiếm 18,9%. Năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống còn 27,4%, CN- TTCN tăng lên 46,8%, dịch vụ có mức tăng cao gần bằng nông nghiệp là 25,8%. Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế Hưng Hà ngành nông nghiệp tiếp tục giảm tỷ trọng so với các năm trước nhưng không lớn 20,2%, tỷ trọng ngành CN-TTCN chiếm 52,4% (trong đó riêng TTCN chiếm 31,9%), tỷ trọng ngành dịch vụ tiếp tục tăng 27,4%. Như vậy đến năm 2012 tỷ trọng các ngành CN- TTCN, ở Hưng Hà đã cao hơn tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản và ngành dịch vụ. Có thể nói, nền kinh tế của Hưng Hà đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, bắt kịp xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã vận dụng tốt những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra trong quá trình phát triển kinh tế theo xua hướng đổi mới. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển của TTCN Hưng Hà giai đoạn 1986-2012. Và không phải ngẫu nhiên mà ở Hưng Hà TTCN đóng góp vào ngân sách của huyện chiếm tới hơn 50%, trong số đó thì các làng nghề chiếm 75%.

+ Sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế.

Trong giai đoạn 1986-2012, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của Hưng Hà cũng diễn ra. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất TTCN Hưng Hà theo khu vực kinh tế giai đoạn 1986-2012

Đơn vị: % STT Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà

nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1986 57,9 42,1 - 2000 8,6 91,4 - 2005 10,2 87,1 2,7 2010 - 92,8 7,2 1012 - 90,3 9,7 Nguồn: [ 59;367:45:46:48] Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, từ năm 1986 đến năm 2005, TTCN ở Hưng Hà vẫn chỉ tồn tại hai khu vực kinh tế là Nhà nước và ngoài Nhà nước, chưa có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, năm 1986 khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng trên 50% và là khu vực giữ vai trò chủ đạo về giá trị sản xuất TTCN của huyện với hình thức là các HTX TTCN tại các thôn xã. Năm 2000, TTCN trong khu vực kinh tế Nhà nước chỉ còn 8,6%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 91,4%

Năm 2005, TTCN ở Hưng Hà bắt đầu xuất hiện thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tồn tại song song với hai khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước. Cụ thể, kinh tế Nhà nước chiếm 10,2%, kinh tế ngoài Nhà nước là 87,1%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ 2,7% tỷ trọng TTCN toàn huyện.

Giai đoạn 2010-2012, cơ cấu giá trị sản xuất TTCN có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ kinh tế Nhà nước sang kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn, năm 2012 chiếm 90,3%, trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 9,7%, và không còn tồn tại kinh tế Nhà nước trong sản xuất TTCN.

Ở Hưng Hà, sở dĩ có biến chuyển trên là do dưới tác động của Nghị định số 44/11998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước theo xu hướng chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước đối với các doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế, còn lại được chuyển đổi sang các công ty cổ phần. Chính vì vậy từ sau năm 2005 ở Hưng Hà không còn tồn tại thành phần kinh tế Nhà nước trong sản xuất TTCN, mà chỉ còn hai khu vực là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nướcvà kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển, nhất là những doanh nghiệp có hướng đầu tư phát triển vào các ngành sản xuất truyền thống, các ngành có lợi thế về nguyên liệu và sử dụng nhiều , góp phần quan trọng vào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực.

Trong 3 khu vực kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ban đầu chiếm tỷ trọng thấp nhất và xuất hiện muộn nhất. Từ chỗ không có trong cơ cấu giá trị sản xuất TTCN ở Hưng Hà, thì đến năm 2005 đã bắt đầu xuất hiện và có tỷ trọng ngày càng tăng. Năm 2005 chỉ chiếm 2,7%, đến năm 2012 đã chiếm 9,7% trong tổng giá trị sản xuất TTCN của Hưng Hà.

Như vậy ta có thể thấy, cơ cấu sản xuất TTCN đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực là giảm tỷ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển hướng này phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế đất nước theo xu hướng mở cửa.

+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng

Sự phát triển sản xuất TTCN đã có tác động làm cho cơ cấu kinh tế Hưng Hà từng bước có sự chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng chuyên canh; các làng nghề, xã nghề, vùng nghề, các CNN, ĐCN trong huyện.

Trước năm 1986 các ngành nghề TTCN ở Hưng Hà chủ yếu được sản xuất trong các thôn làng, làng nghề truyền thống như: Làng Hới, Phương La, Diệc, Me, Mẽ, Tây Xuyên ,…. Sau năm 1986, đặc biệt trong những năm gần đây với chủ trương phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã tạo điều kiện cho TTCN ở Hưng Hà ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Về địa bàn phát triển, TTCN được mở rộng phát triển nhanh chóng đến tất cả các xã trong huyện (kể cả các vùng chiêm trũng của huyện trước đây không có nghề). Theo thống kê của phòng Công-Thương, ở Hưng Hà có tất cả 3 CNN, 3 ĐCN và 48 làng nghề. Các nghề TTCN trước đây phân bố rải rác trong các thôn làng, có khi một làng có nhiều nghề khác nhau. Đến nay được quy hoạch thành các làng nghề, xã nghề, các vùng nghề, lấy làng nghề gốc trước đó phát triển rộng ra vùng lân cận nhằm hạn chế những vùng trắng nghề trong huyện. Các cơ sở sản xuất không chỉ tập trung ở những vùng phát triển, mà còn được chú trọng xây dựng cả ở các vùng khó khăn trong huyện, những khu vực đồng chiêm trũng, nhân dân chỉ quen làm hai vụ lúa một năm. Nghề dệt khăn vải, từ một làng nghề Phương La trước đây, đến năm 2012 đã có 26/ 35 xã, thị trấn trong huyện có nghề, nghề may khăn xuất khẩu đã được mở rộng ra 32/35 xã, thị trấn trong toàn huyện. Đến nay có thêm các nghề TTCN làm trong lúc nông nhàn, cùng với sự ưu đãi của chính quyền đã tạo ra những chuyển biến lớn trong nông nghiệp nông thôn.

Ở Hưng Hà, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành chế biến lương thực-thực phẩm, thủ công mĩ nghệ đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch lãnh thổ nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành các vùng chuyên canh cây gỗ, mây, tre ở xã Tân Lễ, Hồng An, Tiến Đức,… vùng chuyên canh cây lương thực chủ yếu ở các xã Hòa Tiến, Canh Tân, Đông Đô. Những vùng chuyên canh này đã cung cấp nguyên liệu cho

ngành chế biến lương thực-thực phẩm, đồ gỗ mĩ nghệ, mây-tre đan xuất khẩu. Điều đó cũng tạo ra sự chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ nông nghiệp của Hưng Hà theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w