48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,
3.2.2. Vấn đề sức khỏe người lao động
Vấn đề sức khỏe người lao động cũng còn nhiều bất cập. Hầu hết những người làm việc trong các xí nghiệp, làng nghề không được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động như: nón bảo hộ, quần áo, giày dép, khẩu trang chuyên dụng, kính,…đặc biệt là những người lao động làm việc trong các làng nghề dệt vải, chiếu nilon, sản xuất vật liệu xây dựng. Những người lao động làm việc trong các xưởng dệt vải, dệt chiếu nilon hàng ngày phải hít thở bầu không khí bị ô nhiễm nặng. Các bụi bẩn từ bông, vải, nilon bay khắp nơi, nhưng họ chỉ tự trang bị cho mình những chiếc khẩu trang rất sơ sài mà không được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động. Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà thì có tới hơn 82% số lao động làm việc trong các làng nghề dệt mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
Những người làm việc trong các lò gạch thủ công không chỉ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi đem lại mà còn phải đối mặt với sự nguy hiểm về tính mạng do tai nạn lao động trong sản xuất gạch. Đã có nhiều công nhân làm việc tại các lò gạch ở Chí Hòa, Tân Lễ bị máy nghiền đất nghiền vào tay, chân, phải mang thương tật suốt đời, có người dẫn tới tử vong.
Không chỉ những người làm việc trực tiếp trong các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm khói bụi dẫn tới sức khỏe suy giảm. Ngay cả nhân dân địa phương sống xung quanh các lò gạch tình trạng sức khỏe cũng đã và đang bị đe dọa. Theo như điều tra của Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà, ở các xã như Chí Hòa, trong những năm gần đây số người từ 45-55 bị mắc các bệnh về ung thư phổi tăng cao.
Trong các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Hưng Hà, chỉ trừ một số đơn vị, xí nghiệp lớn được trang bị cơ sở vật chất tương đối tốt, điều kiện của công nhân được đảm bảo, còn lại là chưa đảm bảo điều kiện làm việc tối thiểu cho người lao động theo quy định của nhà nước. Đó là việc nhà xưởng vẫn được xây dựng tạm bợ chưa kiên cố, chưa có hệ thống quạt thông gió, máy lạnh vào mùa hè, các thiệt bị phòng cháy, chữa cháy,…
Một vấn đề khác nữa trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Hưng Hà, đó là vấn đề giờ lao động của công nhân. Tiểu thủ công nghiệp ở Hưng Hà phát triển mạnh mẽ nhất trong quy mô họ gia đình cá thể, tư nhân. Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận của mình các chủ sản xuất thường tăng ca cho công nhân làm 3 ca. Thông thường mỗi công nhân làm việc từ 10-12 giờ mỗi ngày. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của công nhân làm việc trong các xí nghiệp này.
Tiểu kết chương 3
riêng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Sự phát triển của TTCN đã có những tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế địa phương. Nó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện, thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong huyện phát triển theo hướng tích cực, đưa ngành nông nghiệp của Hưng Hà trước đây chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ của người nông dân, đến nay đã dần chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hóa phục vụ nhu cầu của ngành chế biến. TTCN cũng giúp cho ngành dịch vụ-thương mại mở rộng quy mô, loại hình phục vụ dịch vụ tới người dân. Đồng thời còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Trước đây người nông dân ở Hưng Hà sản xuất TTCN chủ yếu vào lúc nông nhàn, nhằm kiếm thêm thu nhập. Nhưng những năm gần đây dưới tác động của các chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, sản xuất TTCN ở Hưng Hà không chỉ là ngành đem lại thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời nó còn đem lại một nguồn thu lớn cho huyện Hưng Hà.
Bên cạnh những mặt tích cực mà TTCN Hưng Hà đem lại cho người dân, giúp cho người dân cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, thì TTCN Hưng Hà vẫn còn có nhiều mặt hạn chế. Chính sự phát triển sản xuất TTCN ồ ạt, không tính đến hậu quả về môi trường đã khiến cho môi trường các làng nghề, CCN, ĐCN bị ô nhiễm nặng nề. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe đời sống của cư dân trực tiếp sản xuất TTCN, và cư dân sống các khu vực xung quanh. Đây chính là những vấn đền mà các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Hưng Hà cần phải quan tâm giải quyết để tiến tới một nền sản xuất TTCN hiện đại, thân thiện với môi trường. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự phối hợp cả của chính quyền và các doanh nghiệp trong địa bàn huyện.
Trải qua 26 năm (từ năm 1986 đến năm 2012), TTCN Thái Bình nói chung, TTCN Hưng Hà nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về sự phát triển TTCN Hưng Hà giai đoạn 1986-2012 có thể rút ra một số kết luận sau:
Trong quá trình phát triển, TTCN Hưng Hà chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động, có cả yếu tố thuận lợi và khó khăn. Yếu tố thuận lợi: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa,… Là một huyện đầu tỉnh, với hệ thống giao thông đương bộ và đường sông tương đối hoàn chỉnh. Lại nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã tạo những thuận lợi nhất định cho phát triển sản xuất TTCN ở Hưng Hà: mở rộng các ngành nghề, du nhập thêm nhiều nghề mới, thu hút đầu tư,… Địa hình bằng phẳng, dân cư đông đúc, cư dân tụ cư sớm đã làm cho các nghề thủ công ở Hưng Hà ra đời từ rất sớm với một hệ thống ngành nghề thủ công đa dạng. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên tác động, tạo điều kiện cho TTCN Hưng Hà phát triển, chính đức tính cần cù sáng tạo của người dân nơi đây, cùng với những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là yếu tổ quyết định cho sự phát triển thành công của TTCN Hưng Hà trong giai đoạn 1986-2012. Là một huyện nông nghiệp, đã tạo cho TTCN Hưng Hà một nguồn nguyên liệu lớn để phát triển các ngành thủ công truyền thống: dệt, chế biến lương thực-thực phẩm,… Tuy nhiên, cũng có yếu tố gây khó khăn cho quá trình phát triển TTCN ở Hưng Hà. Với mật độ dân số đông, dân cư đông đúc, các cơ sở sản xuất TTCN không có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất vì thiếu mặt bằng. Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm lớn cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất TTCN. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đặc biệt về giao thông đường bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển TTCN ở Hưng Hà. Chịu sự chi phối của những điều kiện
tự nhiên, xã hội, lịch sử cụ thể của địa phương, nhưng TTCN Hưng Hà vẫn mang những nét đặc trưng chung nhất của TTCN vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó là sự gắn bó mật thiết đối với nông nghiệp và hoạt động phổ biến dưới hình thức các làng nghề. Đây là những vấn đề mang tính lịch sử và có ý nghĩa tích cực.
TTCN huyện Hưng Hà thời kì 1986-2012 có sự chuyển biến toàn diện cả về hình thức tổ chức, số lượng, loại hình nghề và làng nghề, vốn đầu tư trang thiết bị và công nghệ sản xuất, giá trị sản xuất, loại hình, chất lượng sản phẩm,… Về hình thức tổ chức sản xuất, chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất hợp tác xã TTCN sang hình thức sản xuất tư nhân: công ty, xí nghiệp, cá thể- hộ gia đình, trong đó lấy sản xuất TTCN trong các hộ gia đình làm trọng tâm. Đối với loại hình, nghề và làng nghề, bên cạnh các nghề thủ công truyền thống, làng nghề truyền thống đã du nhập thêm các nghề mới, hình thành nên các làng nghề mới sản xuất ngày càng có hiệu quả. Các làng nghề truyền thống được bảo lưu và phát triển, xuất hiện các CCN, ĐCN nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển sản xuất TTCN. Từ việc chủ yếu sản xuất bằng thủ công đã xuất hiện việc áp dụng máy móc vào các khâu sản xuất chủ yếu, trong đó điển hình là trong nghề dệt, chế biến lương thực-thực phẩm,… . Quy mô sản xuất từ hộ gia đình đã phát triển thành các xí nghiệp, công ty, nhân rộng mô hình hộ gia đình kinh doanh sản xuất, làm cho giá trị sản xuất không ngừng tăng cao.
TTCN Hưng Hà phát triển với cơ cấu ngành nghề đa dạng, trong đó chuyển biến mạnh mẽ nhất là hai nhóm ngành nghề:nhóm nghề dệt và nhóm nghề chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ. Nhóm nghề dệt gồm có: nghề dệt chiếu và nghề dệt vải, là hai nghề có truyền thống lâu đời, cũng là hai nghề TTCN chủ đạo của huyện. Đây là nhón nghề đem lại giá trị sản xuất cao, góp phần
tăng GDP của Hưng Hà. Năm 2012 giá trị sản xuất của nhóm nghề dệt đạt 817.817 triệu đồng, chiếm 45,1% tổng giá trị sản xuất CN_TTCN huyện Hưng Hà. Nhóm nghề chế biến gỗ thủ công mỹ nghệ, đây là nhóm nghề có giá trị sản xuất cao, chỉ đứng sau nhóm nghề dệt, chiếm 20,6% tổng giá trị sản xuất CN-TTCN huyện Hưng Hà năm 2012. Không chỉ có chuyển biến mạnh mẽ về giá trị sản xuất, đây là hai nhóm ngành được đầu tư vốn, đổi mới trang thiết bị sản xuất mạnh nhất ở Hưng Hà.
TTCN phát triển rộng khắp trong toàn huyện với nhiều ngành nghề đa dạng, tuy nhiên sự phát triển nghề và làng nghề là không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Sự phát triển TTCN ở Hưng Hà đã hình thành nên các làng nghề, xã nghề, vùng nghề, nhằm đảm bảo chủ trương đặt ra: mỗi xã có một làng nghề, xóa đi tình trạng có xã trắng nghề trong toàn huyện. Trong đó, trọng tâm là mở rộng vùng nghề sản xuất chiếu, lấy xã Tân Lễ làm trọng tâm, mở rộng vùng nghề dệt chiếu ra các xã lân cận. Mở rộng vùng nghề dệt khăn vải, lấy xã Thái Phương làm trọng tâm. Mở rộng vùng nghề sản xuất đồ gỗ, lấy xã Canh Tân, Hòa Tiến làm trọng tâm,… Sự không đồng đều trong quy hoạch phát triển nghề và lang nghề ở Hưng Hà thể hiện ở chỗ, có xã, vùng tập trung nhiều làng nghề, nhưng có xã lại có rất ít làng nghề, các nghề TTCN chưa phát triển mạnh mẽ ở đây.
Thế mạnh và mũi nhọn trong TTCN huyện Hưng Hà là nhóm nghề dệt. Trong 48 làng nghề được tỉnh Thái Bình công nhận năm 2012, nhóm nghề dệt có tới 39 làng nghề dệt. Giá trị sản xuất, số lượng cơ sở và vốn đầu tư phát triển của nhóm nghề này không ngừng tăng cao qua các năm. Năm 2000 giá trị sản xuất là 117.800 triệu đồng, đến năm 2012 là 817.817 triệu đồng.
Ở nhiều làng xã của Hưng Hà, TTCN không còn là nghề phụ nữa mà nó đã trở thành nghề chính, giúp người dân ổn định kinh tế, làm giàu nhờ sản xuất TTCN. Người dân ở Hưng Hà đã không chỉ sản xuất TTCN vào thời kì
nông nhàn nữa, các ngành nghề TTCN đã thực sự giúp họ ngày càng cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Điển hình nhất cho việc làm giàu từ phát triển TTCN ở Hưng Hà là làng nghề dệt Phương La. So với số lượng giám đốc trong làng thì làng Phương La không có nhiều giám đốc như làng Đồng Kỵ. Tuy nhiên, làng Phương La nổi tiếng khắp cả nước với biệt danh “làng tỷ phú”. Mà tỷ phú ở đây không kinh doanh ngành nghề nào khác, họ đều làm giàu bắt đầu từ nghề dệt thủ công truyền thống của làng. Theo số liệu của phòng Công thương huyện Hưng Hà năm 2009, trong làng có 1233 hộ thì có 1119 số hộ làm nghề dệt và có tới hơn 100 tỷ phú, bên cạnh đó còn hàng trăm số hộ với thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Cùng với đó TTCN trong toàn huyện cũng trở thành ngành kinh tế chiếm vị trí số 1 trong cơ cấu nền kinh tế của huyện.
TTCN Hưng Hà phát triển có tác động to lớn đến tình hình kinh tế-xã hội trong toàn huyện. Một mặt, nó đã khai thác được mọi khía cạnh tiềm năng của huyện như nguồn nguyên liệu, lao động,… để phát triển, đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội,.... Sự phát triển TTCN đã một phần làm thay đổi cảnh quan, cơ sở hạ tầng các địa phương trong toàn huyện, các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại được xây dựng, đường xá, cầu cống được nâng cấp và mở rộng,…tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các vùng miền trong và ngoài huyện, tỉnh. Mặt khác, TTCN ở Hưng Hà phát triển đã tác động lớn tới quá trình đô thị hóa, cải thiện đời sống nhân dân trong huyện cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời nó còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác trong huyện.
Sự phát triển của TTCN Hưng Hà đã góp phần minh chứng cho chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước là đúng đắn, đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế. Cho thấy được sự sáng tạo của chính quyền địa phương
Thái Bình nói chung và Hưng Hà nói riêng trong việc áp dụng đường lối chỉ đạo phát triển kinh tế của Trung ương để phù hợp với điều kiện của địa phương để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời với đó, chính sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân đã góp phần làm cho kinh tế TTCN huyện Hưng Hà có bước phát triển mạnh mẽ.
TTCN ở Hưng Hà trong quá trình phát triển vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế cần được khắc phục: Sự phát triển TTCN phát triển chủ yếu về bề rộng, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, chủ yếu là quy mô hộ gia đình, các công ty, xí nghiệp còn rất hạn chế. TTCN phát triển không đều giữa các địa phương, vùng miền trong huyện, thiết bị sản xuất vẫn còn lạc hậu, trình độ lao động còn thấp. Các sản phẩm TTCN còn hạn chế, mẫu mã chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một số ngành nghề TTCN đang dần bị mai một vì không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, năng lực sản suất thấp,… Sự phát triển TTCN ồ ạt, không đi vào chiều sâu dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các làng nghề, khu vực sản xuất. Đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, sức khỏe người dân.