22 Dệt lưới, đan lưới Văn Cẩm, Minh Tân 23Nghề rèn Thị trấn Hưng Hà, Tân Lễ
ST T Làng nghề Xã, thị trấn Nghề chính
T Làng nghề Xã, thị trấn Nghề chính Năm 2004 Năm 2005 Cơ sở (hộ) L.động (người) Cơ sở (hộ) L.động (người)
1 Làng Đặng Hưng Nhân Dệt chiếu 220 390 355 6602 Làng Tây Xuyên Hưng Nhân Làm mành 240 464 269 543 2 Làng Tây Xuyên Hưng Nhân Làm mành 240 464 269 543 3 Làng Xuân Trúc Hưng Nhân Dệt chiếu 125 248 148 279 4 Làng Châu Hưng Nhân Dệt chiếu 240 460 259 507 5 Làng Lái Hưng Nhân Dệt chiếu 220 397 223 423 6 Làng Vân Nam Hưng Nhân Dệt chiếu 191 360 186 368 7 Làng Vân Đông Hưng Nhân Dệt chiếu 304 585 284 631 8 Làng Đầu Hưng Nhân Dệt chiếu 289 550 277 529 9 Làng Mẽ Hưng Nhân Bún bánh 93 170 94 182 10 Làng Buộm Hưng Nhân Dệt chiếu 310 584 303 569 11 Làng Ân Xá Hưng Nhân Dệt chiếu 154 336 154 345 12 Làng Hà Xá Tân Lễ Dệt chiếu 387 772 393 784 13 Làng Hải Chiều Tân Lễ Diệt chiếu 345 677 373 733 14 Làng An Tập Tân Lễ Dệt chiếu 97 192 99 197 15 Làng Tân Hà Tân Lễ Dệt chiếu 256 471 283 514 16 Làng Lão Khê Tân Lễ Dệt chiếu 84 160 85 161 17 Làng Thanh Triều Tân Lễ Dệt chiếu 268 519 294 565 18 Làng Phú Hà Tân Lễ Dệt chiếu 108 211 113 219 19 Làng Quan Khê Tân Lễ Dệt chiếu 246 490 252 501 20 Làng Phan Hòa Tiến Dệt chiếu 148 330 195 400 21 Làng Phương La Thái Phương Dệt khăn 1240 2989 1245 3016 22 Làng Phụng Công Minh Tân Dệt may khăn 213 293 228 307 23 Làng Kiều Trai Minh Tân Dệt may khăn 246 363 296 433 24 Làng Gạo Hồng An Dệt may khăn 130 347 151 409 25 Làng Vế Tân Hòa Làm mộc 483 537 517 643 26 Làng Riệc Canh Tân Làm mộc 481 1.036 486 1058 27 Làng Me Tân Hòa Bún bánh 247 650 248 815 28 Làng Quán La Duyên Hải Làm hương 305 535 316 558 29 Làng Tân Tiến Chi Lăng Đan mây 84 193 92 355 30 Làng Ngọc Liễn Văn Cẩm Đan mây 186 487 191 501 31 Làng Canh Nông Điệp Nông Bún bánh 132 281 136 329 32 Làng Mỹ Thịnh Tây Đô Đan mây 314 730 324 784 Tổng cộng 8.386 16.807 8.869 18.318
[Nguồn: Phòng Công thương huyện Hưng Hà: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra 32 làng nghề huyện Hưng Hà năm 2004-2005, ước 2006; tr1,2]
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả trên ta thấy trong tổng số 35 xã, thị trấn ở Hưng Hà thì có tới 32 làng nghề, trong đó chủ yếu là các nghề dệt chiếu (18 làng), dệt may khăn (4 làng), làm bún bánh (3 làng), đan mây tre (3 làng), còn lại là các nghề làm mộc (2 làng), làm hương (1 làng), làm mành (1 làng).
Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề tăng từ 8.368 hộ năm 2004 lên 8.869 hộ năm 2005. Số lao động trong các làng nghề tăng từ 16.807 người năm 2004 lên 18.318 người năm 2005. Trong đó đa số các làng nghề đều có số cơ sở sản xuất tăng, cùng với đó là số lao động tăng lê. Một số làng nghề, cósố cơ sở sản xuất giảm, nhưng số lao động lại tăng như: làng Vân Nam, làng Vân Đông, làng Mẽ, , bên cạnh lao động tự có các làng này còn thuê thêm lao động bên ngoài về sản xuất. Tuy nhiên cũng có làng số cơ sở giảm và số lao động cũng giảm như: làng Đầu, làng Buộm.
Trên cơ sở các làng nghề,ở Hưng Hà đã quy hoạch và hình thành nên các vùng nghề đặc trưng cho các ngành nghề của huyện, đó là: vùng nghề dệt chiếu cói lấy xã Tân Lễ làm trọng tâm; vùng nghề dệt khăn vải lấy xã Thái Phương làm trọng tâm; vùng nghề chế biến lương thực thực phẩm lấy xã Tân Hòa làm trọng tâm; vùng nghề sản xuất đồ gỗ, mộc lấy xã Canh Tân làm trọng tâm; Vùng nghề nuôi tằm, ươm tơ lấy xã Hồng Minh, Tiến Đức làm trọng tâm; vùng nghề sản xuất mây tre đan lấy xã Chi Lăng, Văn Cẩm làm trọng tâm. Và ba cụm công nghiệp tập trung: CCN Đồng Tu-Phúc Khánh; CCN Phương La xã Thái Phương; CCN thị trấn Hưng Nhân.
Từ năm 2006 đến năm 2012, Hưng Hà vẫn tiếp tục mở rộng phát triển nghề và làng nghề. Nhóm nghề dệt khăn vải, từ một làng nghề dệt Phương La trước đây, nay đã phát triển sang 26 xã có nghề. Nghề dệt khăn vải phát triển đã tạo điều kiện cho nghề may khăn phát triển. Nghề dệt, may khăn được đánh giá là “nghề sản xuất lớn, đứng vị trí thứ nhất trong số các ngành nghề
của huyện, là nghề có hướng phát triển tốt và có thể nhân rộng ra các xã trong toàn huyện” [63;3]
Nghề dệt chiếu cũng được phát triển, nhân rộng trên địa bàn huyện, nhưng tập trung chủ yếu là ở xã Tân Lễ và thị trấn Hưng Nhân. Nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm, sản phẩm chủ yếu là bún bánh các loại, xay xát thóc gạo hàng hóa, sản xuất thức ăn chăn nuôi,...có mặt ở hầu khắp các địa phương trong huyện nhưng chủ yếu ở các xã Tân Hòa, Canh Nông, Điệp Nông.
Nhóm nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, là những nghề truyền thống lâu đời có mặt ở nhiều địa phương trong huyện.Nghề mây tre đan sản xuất tập trung nhiều ở các xã Văn Cẩm, Tây Đô, Chi Lăng, Đông Đô. Nghề làm mộc tập trung sản xuất ở các xã Canh Tân, Hòa Tiến, Kim Chung, Tân Hòa. Hiện nay trên địa bàn huyện đang dần hình thành những vùng sản xuất đồ gỗ tập trung ở các làng Vế (xã Canh Tân), làng Phan (xã Hòa Tiến), làng Riệc (xã Tân Hòa), khu Xóm Mới (xã Kim Chung).
Bên cạnh một số nghề truyền thống lâu đời, Hưng Hà có một số nghề mới du nhập vào huyện như: nghề dệt chiếu nilon, nghề dệt lưới nilon, nghề chế tác đá mĩ nghệ, nghề đan rỏ từ bèo bồng,... Những nghề mới du nhập cùng với các nghề truyền thống đã tạo nên sự đa dạng về nghề và làng nghề, làm tăng thêm giá trị sản xuất cho TTCN của huyện.
Trong đó, một số nghề mới du nhập ở Hưng Hà có khả năng phát triển ổn định như: nghề dệt chiếu nilon tập trung ở xã Tân Lễ. Từ một cơ sở sản xuất ban đầu của bà Vũ Thị Du ở xã Tân Lễ, hình thành và đi vào sản xuất từ năm 2006, đến nay nghề dệt chiếu nilon đã lan ra các thôn làng thuộc xã Tân Lễ và thị trấn Hưng Nhân. Nghề dệt lưới nilon ban đầu được du nhập vào xã Văn Cẩm từ năm 2005, từ 9 máy dệt ban đầu nay đã có 120 máy dệt ở trong 5 xã trong huyện.
Ngoài ra, còn một số nghề mới du nhập nhưng vẫn đang hoạt động ổn định và có xu hướng phát triển tốt như: nghề móc túi sợi của cơ sở sản xuất của anh Vũ Xuân Tín ở xã Văn Cẩm; nghề sản xuất bánh mứt kẹo; sản xuất men thức ăn gia súc của anh Vũ Văn Giản, Nguyễn Đình Duyến ở xã Hùng Dũng; nghề thêu đính hạt cườm ở xã Điệp Nông, xã Dân Chủ,...
Bên cạnh sự du nhập của các nghề mới , một số ngành nghề ở Hưng Hà giai đoạn này đã bị mai một như: xe đay, đánh thừng chão, đan rỏ, bị cói, làm thảm đay, làm đường,mật mía, dệt chiếu thủ công,…Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do thị trường tiêu thụ, chất lượng các sản phẩmtừ sản xuất thủ công không có sự cải tiến về kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm công nghệ cao tiện dụng, rồi hàng hóa của Trung Quốc tràn lan trên thị trường đã làm cho một số nghề thủ công của Hưng Hà không phát triển được, dần dần bị mai một đi. Tuy nhiên bên cạnh đó, những nghề truyền thống có thương hiệu nổi tiếng vẫn được các cấp lãnh đạo quan tâm phát triển theo hướng mở rộng quy mô các làng nghề.
Tính đến năm 2007, Hưng Hà có 38 làng nghề được công nhận (tăng 6 làng nghề so với năm 2005). Trong đó, có 21 làng nghề dệt chiếu; 10 làng nghề dệt khăn; 05 làng nghề mây tre đan; 03 làng nghề làm bún bánh; 02 làng nghề sản xuất đồ mộc; 01 làng nghề sản xuất hương [63;5]. Đến năm 2012 toàn huyện Hưng Hà có tổng số 48 làng nghề (tăng 10 làng nghề so với năm 2007) và 03 xã nghề đã đủ tiêu chuẩn được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề, xã nghề. Các xã nghề là: xã Tân Lễ có 10 làng nghề trên tổng số 13 làng toàn xã; thị trấn Hưng Nhân có 13 làng nghề trên tổng số 14 làng toàn thị trấn; xã Minh Tân có 5 làng nghề trên tổng số 6 làng toàn xã.
Bảng số 2.3: Làng nghề tiểu thủ công nghiệp huyện Hưng Hà được UBND tỉnh cấp bằng công nhận năm 2012