Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 107 - 111)

48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,

3.1.5. Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

hóa, hiện đại hóa nông thôn

Quá trình CNH-HĐH nông thôn, được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, làm cho CN-TTCN trở thành kinh tế mũi nhọn, đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân, nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất TTCN huyện Hưng Hà trong giai đoạn 1986-2012 đã đưa CN-TTCN trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của huyện Hưng Hà. Điều đó được thể hiện rõ thông qua giá trị sản xuất CN_TTCN năm 2012 chiếm 52,4% (riêng TTCN là 31,9%) trong tổng cơ cấu GDP của Hưng Hà. Sản xuất TTCN Hưng Hà trong những năm qua đã thu hút được một lượng lớn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người nông dân trong thời kì nông nhàn. Với giá trị sản xuất lớn, đạt 817.817 triệu đồng (năm 2012) TTCN Hưng Hà đã trở thành ngành kinh tế quan trong nhất ở Hưng Hà giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của huyện.

Sản xuất TTCN, cũng là ngành kinh tế đi đầu trong cả huyện trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nhằm giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất TTCN ở Hưng Hà được thể hiện rõ nhất là việc đưa máy móc vào sản xuất các khâu chủ yếu trong các nghề và làng nghề. Nghề dệt chiếu, bắt đầu từ năm 2004 đã xuất hiện máy dệt chiếu cói và chiếu nilon, đến năm 2012, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm số lượng máy đã lên tới 213 máy. Với việc đưa máy dệt chiếu vào trong sản xuất chiếu ở Hưng Hà không chỉ đem lại năng suất cao, mà nó còn giải phóng sức

lao động cho người dân, đưa lao động sản xuất theo dây chuyền, tăng hiệu quả lao động. Trước đây, để dệt được một là chiếu thành phẩm phải mất hai người làm việc với tất cả các công đoạn như: chọn cói, dệt chiếu, ghim chiếu, xén chiếu, in hoa và phơi chiếu. Với nhiều công đoạn như vậy, hai người một ngày trung bình dệt từ 5 đến 7 là chiếu, khiến cho năng suất, thu nhập của người lao động thấp. Nhưng với máy dệt chiếu, chỉ cần 1 người đứng máy, mỗi ngày dệt từ 70-90 là chiếu, gấp từ 1-1,5 lần so với dệt tay. Các công đoạn còn lại để ra một sản phẩm chiếu thành phẩm cũng được đưa và sản xuất theo dây chuyền, mỗi lao động chỉ đảm nhiệm một công đoạn. Cách thức quản lý sản xuất kinh doanh TTCN theo hình thức xí nghiệp, công ty ngày càng phát triển thay thế cho hình thức sản xuất hộ gia đình. Điển hình là hình thức sản xuất từ cơ sở hộ gia đình phát triển thành các công ty, xí nghiệp, từ tự sản xuất sang thuê mướn nhân công.

Cùng với quá trình phát triển CN-TTCN ở Hưng Hà, đời sống nhân dân ngày càng nâng lên rõ rệt, điều đó được thể hiện qua chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, các công trình phúc lợi phục vụ cho nhu cầu cuộc sống người dân ngày càng được cải thiên. Hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng được hiện đại hóa. Hầu hết các cơ sở phúc lợi như: trường học, bệnh viện, trạm y tế đều được xây dựng kiên cố, khang trang. Nhà cửa của nhân dân không chỉ là nhà mái bằng, mà các nhà cao tầng, các ngôi nhà xây theo kiểu biệt thự mọc lên ngày càng nhiều, các thiết bị gia dụng ngày càng hiện đại, cao cấp.

Sự phát triển TTCN ở Hưng Hà đã hình thành nên các CCN, ĐCN, làng nghề. Các khu đô thị mới được hình thành trên đất nông nghiệp ngày càng nhiều như CCN thị trấn Hưng Nhân, CCN xã Thái Phương, CCN Hưng Hà,… Vì vậy, đã làm cho những vùng nông thôn trước đây chuyển thành các khu trung tâm, dân cư đông đúc.

Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá ngày càng tăng, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, sự phát triển đô thị hóa ở Hưng Hà đã và đang diễn ra mạnh ở các khu vực đông dân cư, đặc biệt là các xã dọc tuyến đường quốc lộ 39A. Vì vậy việc quy hoạch, tổ chức không gian để phát triển các khu đô thị mới cần phải xem xét kĩ lưỡng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển đô thị và cảnh quan môi trường xung quanh.

Sự hình thành các CCN, ĐCN, làng nghề là một động lực quan trọng làm gia tăng tốc độ đô thị hóa của Hưng Hà. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, hệ thống đường giao thông ở Hưng Hà ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa. Ở Hưng Hà có hai hệ thống giao thông chính: đường bộ và đường sông.

Giao thông đường bộ, là loại hình giao thông phổ biến và ngày càng được đầu tư nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của huyện nhà.

Bảng 3.2 Hệ thống giao thông đường bộ ở Hưng Hà năm 2012

STT Loại đường Chiều dài (km) Hiện trạng

1 Đường quốc lộ 26 2 làn xe

2 Đường huyện lộ 47 2 làn xe

3 Đường liên thôn, liên xã 52 4 Đường giao thông nông thôn 579 5 Đường thôn xóm, đường ra đồng 421

[ Nguồn: Phòng Thống kê Hưng Hà (2013), Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội Hưng Hà 2012, Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà.]

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, hệ thống giao thông đường bộ của Hưng Hà có đầy đủ các loại hình giao thông; đường quốc lộ, giao thông nông thôn, đường huyện, xã,… Đường quốc lộ 39A chạy dọc qua huyện theo hướng Bắc- Nam từ cầu Triều Dương đến cống Minh Tân. Ngoài ra còn có các con đường lối liền từ quốc lộ đi sang các tỉnh khác như Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, và các huyện khác trong tỉnh. Hệ thống đường giao thông ở Hưng Hà chủ yếu được đổ bê tông, dải đá dăm. Ở Hưng Hà có mạng lưới giao thông dày đặc, lý do là đây là vùng cư dân tập trung rất đông đúc, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân ngày càng cao. Những năm gần đây, dưới tác động của chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là chính sách “nông thôn mới” của Đảng và Nhà nước đề ra hệ thống giao thông ở Hưng Hà đã được nâng cấp, xây dựng mới. Hệ thống đường bê tông vào tận những thôn ngõ, ra cánh đồng.

Ngoài ra ở Hưng Hà còn hệ thống giao thông đường sông, là một huyện có ba mặt giáp các con sông lớn là sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý nên rất thuận tiện cho việc giao thông đường sông phát triển. Bên cạnh việc chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ, sản phẩm hàng hóa ở Hưng Hà cũng được chuyên chở bằng đường sông. Đây là loại hình vận chuyển vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển ở Hưng Hà cần được khai thác.

Như vậy, với việc góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông thôn, sự phát triển TTCN Hưng Hà trong giai đoạn 1986-2012 đã góp phần quan trọng đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình nói chung và Hưng Hà nói riêng sớm thành công.

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w