Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 105 - 107)

48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,

3.1.4. Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân

Ở bất cứ địa phương nào, vấn đề lao động việc làm cũng là vấn đề nóng, nó là một trong những điều kiện tiên quyết để giữ vững trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị. Ở Hưng Hà trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm được Đảng ủy, các cấp, các ngành phối hợp với các doanh nghiệp trong huyện quan tâm thực hiện. Khi TTCN ở Hưng Hà phát triển đã tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động nông nhàn ở địa phương. Trong hơn 20 năm qua (1986-2012), cơ chế quản lý kinh tế đã và đang dần chuyển đổi sang cơ chế mới, sản xuất TTCN được khuyến khích phát triển với nhiều thành phần kinh tế. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh, nhất là khu vực ngoài Nhà nước với loại hình hộ gia đình, cá thể được khuyến khích phát triển đã giải quyết được một lượng đáng kể công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Chỉ tính riêng năm 2012 sản xuất TTCN trong các làng nghề ở Hưng Hà đã giải quyết cho 20.173 lao động. (chiếm 13,3% lao động trong địa bàn toàn huyện) . Điều đó cho thấy các làng nghề thủ công ở Hưng Hà bên cạnh vai trò lưu giữ các giá trị lịch sử cha ông thông qua hoạt động nghề nghiệp, nó còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, chủ yếu là những lao động tại chỗ, lao động theo thời vụ. Khi mùa màng đã xong xuôi, người dân các địa phương bước vào thời kì nông nhàn, thì việc làm các nghề TTCN sẽ giúp họ có công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Tính đến năm 2012 toàn huyện có 48 làng nghề sản xuất được phân bố ở các xã trong huyện, trong đó chủ yếu là ở các xã như: Tân Lễ, thị trấn Hưng Nhân (dệt chiếu cói, chiếu nilon, dệt khăn), Canh Tân, Hòa Tiến (làm mộc,

làm bánh đa), Thái Phương, Minh Tân, Độc Lập, Điệp Nông,… (dệt khăn, may khăn),…. Sự phát triển của các làng nghề đã giúp cho nhiều hộ gia đình có nghề phụ, dần dần trở thành nghề chính mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư thêm vốn mở rộng quy mô sản xuất, không chỉ làm tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho người dân địa phương sinh sống với thu nhập từ 2,5000.000 đến 4.000.000 đồng/tháng/người.

Ở Hưng Hà, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hồi chuyển sang các mục đích khác. Việc mất đất nông nghiệp đã đẩy người nông dân đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Sự phát triển TTCN trong những năm qua đã phần nào bù đắp được trong việc giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người dân, nâng cao mức sống của họ. Điều này được thể hiện thông qua mức thu nhập bình quân đầu người ở Hưng Hà không ngừng tăng trong những năm qua. Theo thống kê của phòng Thống kê Hưng Hà GDP bình quân đầu người ở Hưng Hà năm 2000 là 18.000.000 đồng/năm thì đến năm 2012 là 32.462.000 đồng/năm. Chính vì vậy đã giúp cho người nông dân ổn định cuộc sống, cải thiện đời sống sinh hoạt, mua sắm các thiết bị hiện đại như: máy giặt, tivi, tủ lạnh, kiến thiết nhà cửa. Cuộc sống của người dân ngày càng sung túc hơn. Các nhu cầu về tinh thần ngày càng được đáp ứng, các loại hình giải trí của người dân địa phương ngày càng phong phú. Từ chỗ chỉ biết quanh năm làm việc, giờ đây người dân đã biết đi du lịch, tham quan,… mở rộng tầm hiểu biết xã hội.

Như vậy ta có thể thấy, dưới tác động của sự phát triển TTCN Hưng Hà, đời sống nhân dân địa phương trong giai đoạn 1986-2012 đã được cải thiện nhanh chóng. Khi nền kinh tế phát triển sẽ làm cho xã hội được ổn định, đời sống của nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w