Sản phẩm và thị trường 1 Về sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 82 - 86)

48 Làng Kiều Thạch Hưng Nhân Dệt chiếu 103 90 87,

2.5. Sản phẩm và thị trường 1 Về sản phẩm

2.5.1. Về sản phẩm

* Các loại hình sản phẩm

Với cơ cấu ngành nghề thủ công đa dạng, TTCN Hưng Hà đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú về chủng loại. Giai đoạn đầu sau đổi mới, các sản phẩm TTCN Hưng Hà chủ yếu được sản xuất thủ công, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tại chỗ của nhân dân trong huyện. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm: chiếu cói, đay sợi, thảm đay, thảm len, nông cụ cầm tay (cày, cuốc, bừa,…), bún bánh, quần áo, khăn vải, đồ gỗ, gạch ngói,… Càng ngày các sản phẩm TTCN Hưng Hà càng đa dạng, thể hiện rõ thông qua bảng số liệu sau:

Bảng số 2.9: Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện Hưng Hà giai đoạn 2000-2012

Năm Đơn vị 2000 2002 2005 2008 2010 2012

Cát đen 1000m3 200 223 385 500 957 1.591 Xát, nghiền gạo, ngô 1000T 100,600 119,000 148,000 170,000 237,034 138,955 Miến, bánh đa khô Tấn - - - 4.560 4.985 6.865 Bún, bánh phở tươi Tấn - - - 580 869 1.196 Rượu, bia 1000L 1.183 850 1.130 1.550 1.857 2.571 Đậu phụ Tấn 620 683 1.110 1.475 1.683 2.301 Khăn ăn, khăn tắm Tấn 115,905 139,600 6,542 12,192 16,722 20,824 Vải các loại 1000M 211 230 263 358 419 497 Vải bạt công nghiệp 1000M 14 18 25 45 52 62 Quần áo may sẵn 1000C 19.160 48.637 67.500 4.410 4.454 8.498 Chiếu cói 1000C 6.000 5.310 7.080 9.300 11.560 7.721 Nón 1000C 140 125 94 400 471 642 Gạch các loại 1000V 36.720 39.500 120.220 240.000 398.547 269.910 Nông cụ cầm tay 1000C 66 43 60 96 37 50 Giường, tủ, bàn ghế các loại 1000B 16,819 23,990 22,028 39,910 43,957 61,349 Thức ăn gia súc hỗn hợp Tấn - - - 450 509 685 Thức ăn gia súc đậm đặc Tấn - - - 25 25 34

[Nguồn : 45;46;48]

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy những sản phẩm chủ yếu của TTCN Hưng Hà giai đoạn 2000-2012 bao gồm: xay xát gạo, ngô, bún bánh, rượu bia, chiếu cói, nón, khăn, vải, quần áo may sẵn, giường tủ, thức ăn gia súc, nông cụ, gạch ngói,… Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, TTCN Hưng Hà đã từng bước đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, năng suất của các sản phẩm đều có mức tăng đáng kể.

Các mặt hàng có mức tăng khá như: Xay xát, nghiền gạo ngô tăng từ 100,6 nghìn tấn năm 2000 lên 138,955 nghìn tấn năm 2012, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2000, bình quân tăng 38%. Sản xuất gạch tăng từ 36.720 nghìn viên năm 2000 lên 269.910 năm 2012, tăng gấp 7,4 lần so với năm 2000. Giường, tủ các loại tăng từ 16,891 nghìn bộ năm 2000 lên 61,349 nghìn bộ 2012, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000. Trong khi đó các sản phẩm truyền thống lâu đời như các sản phẩm của nhóm nghề dệt(dệt chiếu, dệt khăn vải) của Hưng Hà trong giai đoạn này có sự biến động. Chiếu cói năm 2000 là 6000 nghìn chiếc, đến năm 2002 giảm xuống còn 5.310 nghìn chiếc, đến năm 2011 lại tăng mạnh lên 11.560 nghìn chiếc, năm 2012 giảm xuống còn 7.721 nghìn chiếc. Mặc dù là địa phương có nghề dệt chiếu thủ công truyền thống lâu đời của Thái Bình nói riêng và đồng bằng Bắc bộ nói chung, nhưng những năm gần đây do tác động của thị trường, nguyên liệu nên sản lượng chiếu cói dệt thủ công của Hưng Hà bị giảm so với những năm trước đó. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu tăng cao, mỗi kilogam cói có giá từ 13-15 nghìn đồng, các sản phẩm chiếu cói được dệt thủ công có giá thành rất đắt, gấp từ 1,5-2 lần so với sản phẩm chiếu cói được dệt bằng máy. Lao động dệt chiếu thủ công có thu nhập thấp hơn nhiều so với lao động làm

Khăn và khăn tắm các loại, đây là loại mặt hàng giảm mạnh nhất so với các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp của Hưng Hà từ 115,905 tấn năm 2000 xuống còn 20,824 tấn năm 2012. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu chủ yếu của các mặt hàng này là ở các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho các đơn hàng xuất khẩu bị giảm, kéo theo năng lực sản xuất mặt hàng này bị hạn chế.

Bên cạnh các sản phẩm thủ công truyền thống, từ năm 2005 ở Hưng Hà bắt đầu xuất hiện các sản phẩm mới như: lưới nilon, chiếu nilon, túi, giỏ đan, sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đá,…

* Về chất lượng sản phẩm

Để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường và những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, TTCN Hưng Hà không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Việc tiếp thu công nghệ tiên tiến vào một số khâu sản xuất đã bắt kịp xu thế của thời đại. Điều đó đã làm cho sản phẩm TTCN Hưng Hà ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Cụ thể một số sản phẩm như sau:

Chiếu cói: được tổ chức sản xuất chủ yếu ở xã Tân Lễ, thị trấn Hưng Nhân. Đây là sản phẩm truyền thống lâu đời ở Hưng Hà, nổi tiếng nhất vẫn là sản phẩm chiếu Hới, được dệt tại làng Hới xã Tân Lễ. Sự khác biệt của chiếu Hới với các sản phẩm chiếu khác ở Thái Bình, cũng như nơi khác như Nga Sơn (Thanh Hóa), đó chính là loại hình và chất lượng chiếu.

Chiếu ở Hưng Hà thường có các loại như: chiếu dặm, chiếu đậu, chiếu kẻ hoa, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu nảy. Chiếu đậu được dệt dày và mắc đay hai sợi, còn chiếu dặm được dệt mỏng hơn, mắc đay một sợi. Hai loại chiếu này thường được in hoa, và được dệt phổ biến ở Hưng Hà. Khó nhất về kỹ thuật đó là chiếu nảy, trước đây sản phẩm chiếu này chuyên dùng để dâng

vua. Ngày nay, chỉ có các vị cao niên người làng Hới mới có thể dệt được chiếu này, và không phải ai cũng dệt được vì kỹ thuật của nó vô cùng tỉ mỉ và khó.Có thể nói chiếu nảy ở Hưng Hà đã đạt đến trình độ kỹ thuật hết sức tinh vi trong kỹ thuật dệt chiếu của người dân Việt. Nhờ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đã làm nên thương hiệu nổi tiếng “chiếu Hới” Hưng Hà.

Trong những năm gần đây, sản phẩm chiếu cói ở Hưng Hà chủ yếu được sản xuất bằng máy dệt chiếu, đã làm cho sản lượng chiếu tăng cao với số lượng hơn 7 triệu lá chiếu/năm.

Khăn vải: Sản phẩm khăn vải được sản xuất chủ yếu ở các xã: Thái Phương, Minh Tân, Độc Lập, Kim Trung,… và thị trấn Hưng Nhân, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là sản phẩm dệt làng Phương La xã Thái Phương. Sản phẩm dệt chủ yếu của làng Phương La là khăn vải bông và khăn mặt xuất khẩu. Bên cạnh đó, còn có các mặt hàng vải cao cấp như: lụa, sa tanh, vải bò, đũi, vải bê cô,… Từ năm 1997, làng dệt Phương La chuyển hẳn sang chuyên dệt khăn các loại. Thị trường biết đến sản phẩm dệt của Hưng Hà nói chung và Phương La nói riêng là khăn tay, khăn bông vải. Chỉ riêng làng Phương La năm 2005 sản xuất 5.760 tấn khăn vải, có 1.400 hộ, 4.300 nhân khẩu thì 100% làm nghề dệt. Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Minh có trên 200 máy dệt; Công ty Dệt nhuộm xuất khẩu Thành Công có 240 máy dệt, 500 máy khâu, sản xuất 1.500 tấn khăn/năm; Công ty Dệt nhuộm xuất khẩu Thăng Long có 200 máy dệt, 350 máy khâu, sản xuất 1.000 tấn khăn/năm.

Bún, bánh phở, bánh đa khô các loại: Đây là các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ của huyện, do nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân nên sản xuất bún, bánh phở ở Hưng Hà ngày càng tăng. Sản lượng năm 2008 là 5.140 tấn, năm 2012 tăng lên 8.050 tấn. Đến năm 2012, trên địa bàn huyện Hưng Hà có 2 làng nghề chuyên sản xuất sản phẩm bún, bánh phở, bánh đa khô. Làng Me, chuyên sản xuất miến, bánh đa khô các loại với sản lượng

5.170 tấn/năm. Làng Mẽ, chuyên sản xuất bún, bánh phở các loại với sản lượng 850 tấn/năm.

Đồ gỗ: Được sản xuất chủ yếu ở hai xã Tân Hòa, Canh Tân, Kim Trung với sản lượng 34,675 bộ/năm. Trong đó, nổi tiếng là làng mộc Riệc thuộc xã Tân Hòa, là làng nghề truyền thống có khoảng 600 năm trước. Trước đây, sản phẩm chủ yếu của làng là các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ với nhiều mẫu hoa văn. Ngày nay, ngoài truyền thống làm các công trình xây dựng, các nghệ nhân, thợ mộc của làng Riệc còn sản xuất nhiều sản phẩm đồ gỗ khác như: giường tủ, bàn, ghế, cửa, sập gụ, tủ chè. Đồ mộc làng Riệc có đặc điểm là cầu kì, đường nét mềm mại, uốn lượn theo nét cổ của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thời Lý-Trần. Các hoa văn được đục gọt rất đa dạng và công phu như: Cửu long tranh châu, Cua cắp cành mai,…

Ngoài ra, trên địa bàn Hưng Hà còn có một số sản phẩm TTCN với chất lượng tốt, không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong huyện, mà còn phục vụ cho thị trường ngoài huyện như: nón lá, mây tre đan, đá mỹ nghệ, chiếu nilon, lưới nilon,…

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w