Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcvà địa phương về phát triển TTCN Hưng Hà trong thời kì Đổi mới.

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 38 - 46)

TTCN Hưng Hà giai đoạn 1986-2012, cũng giống như các địa phương khác trong tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung, có bước chuyển

biến mạnh mẽ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Tuy nhiên không phải đến năm 1986 Đảng và Nhà nước mới đề ra đường lối đổi mới kinh tế đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ sau Hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khóa IV (1979), kinh tế Việt Nam bước vào thời kì đầu của sự chuyển hướng, từ nền kinh tế kế hoạch hóa theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, cho đến trước năm 1986, về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn mangnặng tính chất tự cấp, tự túc, các yếu tố sản xuất hàng hóa còn yếu, chưa phát triển, các yếu tố thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ, cơ chế quản lý cũ theo kiểu mệnh lệnh hành chính nên cứng nhắc và kém hiệu quả. Hậu quả là đã làm cho nền kinh tế rơi vào hiện tượng mất cân đối, lạm phát dẫn đến khủng hoảng suy thoái. Tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới tư duy để thoát khỏi khủng hoảng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước phát triển. Vì vậy, việc chuyển hẳn nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là tất yếu, phù hợp với yêu cầu lịch sử trong nước và xu hướng phát triển thế giới. Để hạn chế những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường, đạt được sự ổn định tương đối, tăng trưởng đồng thời thực hiện những mục tiêu phúc lợi xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã xác định: đó là một nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa [54;129].

Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trong việc thực hiện ba chương trình kinh tế, nội dung chủ yếu của kế hoạch kinh tế 5 năm 1986-1990 (lương thực-thực phẩm-hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), vai trò của TTCN càng trở nên quan trọng, nhất là đối với việc phục vụ

TTCN chế biến nông sản, các ngành phục vụ cho nhu cầu nhân dân trong nước cũng như xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên, TTCN cả nước nói chung chỉ thực sự có chuyển biến từ khi có Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị (khóa VI) ngày 15-7-1988 về đổi mới cơ chế và chính sách đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Theo tinh thần nghị quyết thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm: kinh tế tập thể (Hợp tác xã và tổ hợp tác), kinh tế gia đình, kinh tế công tư hợp doanh và kinh tế tư nhân (hộ cá thể, hộ tiểu chủ, xí nghiệp tư bản tư doanh). Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các thành phần kinh tế,.... Các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh được bình đẳng trước pháp luật, trong quan hệ với các đơn vị kinh tế quốc doanh, trong việc giao dịch mua sắm vật tư thiết bị và trong các hoạt động xuất nhập khẩu.

Về nghề và ngành nghề, Nghị quyết cũng khẳng định: “Ưu tiên phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu có sẵn tại địa phương và trong nước, các ngành nghề gắn với nông nghiệp ở nông thôn và các ngành nghề tiêu hao ít năng lượng và nguyên liệu; các ngành nghề nhanh chóng tạo ra lợi nhuận”[5].

Đồng thời với việc phát triển nghề, làng nghề và các đơn vị trong sản xuất TTCN, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất:“Thúc đẩy quá trình phân công lao động, chuyên môn hóa, hợp tác hóa, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện đúng phương châm “tiểu công nghiệp hiện đại-thủ công nghiệp tinh xảo”. Tăng nhanh sản lượng, chất lượng và thành quả kinh tế của các hoạt động công nghệ”.[5].

Vận dụng đường lối chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã đề ra những chủ trương và biện pháp tích cực đối

với hoạt động của TTCN trong toàn tỉnh nói chung. Nghị quyết Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh về đổi mới cơ chế quản lý sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày 1-8-1987 đã nêu rõ: “Khuyến khích mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở tất cả các hình thức kinh tế: HTX thủ công nghiệp chuyên nghiệp, TTCN trong các HTX nông nghiệp, các tổ sản xuất kinh tế gia đình, tư nhân và cá thể. Khuyến khích người lao động huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất bằng các hình thức góp vốn thành lập tổ sản xuất hay là TTCN cá thể, gia đình tùy theo sở trường và nguyện vọng không gò ép.... Các hình thức tổ chức sản xuất đều đươc đối xử bình đẳng.... Người làm thủ công nghiệp được thuê nhân công tùy theo dây chuyền công nghệ, nhưng nếu quá 10 người thì phải báo cáo chính quyền địa phương nơi sản xuất” [60 ].

Về vai trò của TTCN của tỉnh trong những năm 90 của thế kỷ XX, Tỉnh ủy Thái Bình đã xác định : TTCN vẫn giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của tỉnh. Cần tập trung phát triển ngành chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển toàn diện, trong đó mũi nhọn là ngành dệt (có nguyên liệu từ sợi đay, tơ tằm, bông cói,...), và chế biến lương thực-thực phẩm, thức ăn gia súc. Mở rộng sản xuất vật liệu xây dựng, từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhân dân và cơ sở vật chất kỹ thuật khác....; đổi mới quy trình kỹ thuật công nghệ, thiết bị máy móc, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trong công nghiệp sản xuất hàng tiên dùng và xuất khẩu. Góp phần nâng cao giá trị sản lượng và năng xuất lao động [64].

Trên cơ sở sự chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà đã có những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm phát triển TTCN huyện nhà trong giai đoạn 1986-1995. Đảng ủy huyện đã chủ trương: mạnh dạn bung ra trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh

tế, các hình thức kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, tích cực khai thác các mặt hàng truyền thống,du nhập các ngành nghề mới. Hướng phát triển chủ yếu là tập trung chỉ đạo sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân trong huyện, đồng thời coi trọng liên doanh liên kết sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để có khối lượng hàng hóa thiết yếu lớn hơn mang về huyện[ 59;334].

Trong quá trình chỉ đạo phát triển TTCN, do sớm phát hiện ra những bất cập trong quản lý nên Đảng ủy huyện Hưng Hà đã mạnh dạn thu gọn các ngành nghề trong hợp tác xã nông nghiệp kiêm nhiệm; chuyển hướng đưa sản xuất tiểu thủ công nghiệp về hộ gia đình, lấy mô hình hộ gia đình là đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là khuyến khích và tạo điều kiện cho những người có vốn, có nghề thành lập các tổ sản xuất, mở xí nghiệp tư nhân,...(Hưng Hà là huyện đầu tiên trong tỉnh khuyến khích mở xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân).

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1996-2005 sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế của huyện chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (1996) đã nhấn mạnh: “Công nghiệp, TTCN là mũi nhọn, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, vươn lên làm giàu, thực hiện công nghiệp hóa nông thôn” [59;376].

Nghị quyết 01 NQ/TU của Tỉnh ủy Thái Bình ban hành 05-6-2001 về phát triển nghề và làng nghề đã xác định rõ: “duy trì, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống; mở rộng quy mô sản xuất các vùng lân cận....Quy hoạch, tạo điều kiện cho các nhà Doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất tập trung kết hợp với các cơ sở sản xuất phân tán ở các hộ gia đình. Đầu tư khôi phục những nghề và làng nghề truyền thống; chủ động tích cực tìm kiếm, du nhập thêm nhiều nghề mới có khả năng khai thác được thế mạnh về lao động, tay nghề, nguyên liệu tại chỗ phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội của địa phương, để thu hút ngày càng nhiều lao động vào các làng nghề, tạo điều kiện phân bổ lại lao động trong nông nghiệp nông thôn; giảm số hộ thuần nông và các xã trắng nghề” [38].

Vận dụng đường lối chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cũng đề ra những chủ trương tích cực đối với tiểu thủ công nghiệp của tỉnh về: “đổi mới quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Góp phần nâng cao giá trị sản lượng và năng suất lao động” [64].

Nghị quyết 01 ngày 5-6-2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cũng nhấn mạnh: “Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài”[38].

Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nêu trên đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho TTCN Hưng Hà phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thể thấy, trải qua quá trình phát triển nói chung, giai đoạn 1986-2012, TTCN Hưng Hà chịu nhiều tác động. Có cả những tác động từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế xã-hội, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó, có yếu tố là thuận lợi, nền tảng cho sự ra đời, phát triển các ngành nghề thủ công ở Hưng Hà, nhưng cũng có không ít yếu tố hạn chế sự phát triển của TTCN Hưng Hà. Với một vị trí địa lý thuận lợi, cư dân tụ cư sớm lại đông đúc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời sớm của các nghề TTCN ở Hưng Hà, hầu hết là các nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghề dệt. Là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với đặc trưng là tương đố bằng phẳng, không có núi, đã tạo nên cho

lợi lớn đối với phát triển TTCN, nhất là ngành chế biến lương thực-thực phẩm, bởi nó đã tạo ra một nguồn nguyên liệu tại chỗ vô cùng quý giá cho ngành này. Truyền thống cần cù, sáng tạo của người dân chính là chìa khóa cho sự phát triển TTCN ở Hưng Hà.

Là một huyện đồng bằng, không có nhiều nguồn tài nguyên đã làm hạn chế số lượng các nghề thủ công ở Hưng Hà. Với điều kiện thời tiết có nhiều mưa trong năm đã làm hạn chế khả năng sản xuất, vận chuyển, bảo quản các sản phẩm TTCN. Hệ thống đường giao thông chưa được quan tâm mở rộng, xây dựng hoàn thiện đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình vận chuyển, thu hút đầu tư vào phát triển TTCN Hưng Hà.

Trải qua quá trình phát triển, TTCN Hưng Hà mang đậm dấu ấn của các thời kì lịch sử. Một vấn đề khác có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển TTCN đó là khả năng cung cấp nguyên liệu. Khi thị trường và điều kiện giao thông chưa phát triển thì việc có hay không nguồn nguyên liệu tại chỗ quyết định không nhỏ tới sự ra đời và phát triển của ngành nghề TTCN.

Trong suốt thời kì đất nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, trong điều kiện đất nước chưa có nền công nghiệp phát triển, TTCN Hưng Hà đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp các mặt hàng thiết thiếu cho đời sống nhân dân địa phương và phục vụ quân đội, quốc phòng. Đặc biệt thời kì này vai trò của các hợp tác xã được phát huy. Tuy nhiên, việc xóa bỏ vội nền kinh tế tư nhân, cá thể để thiết lập một nền kinh tế mới mà sản xuất tập thể chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Điều này đã làm hạn chế sự phát triểnTTCN toàn quốc nói chung và Hưng Hà nói riêng. Trong quá trình phát triển của mình, các hợp tác xã TTCN Hưng Hà ngày càng không phát huy được hiệu quả và trở nên suy thoái. Để TTCN có điều kiện phát triển, yêu cầu đặt ra là phải xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, giải phóng

sức sản xuất, thiết lập một cơ chế kinh tế hợp lý và mở cửa với bên ngoài. Đó chính là yêu cầu đặt ra với toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng trong các giai đoạn tiếp theo, và Hưng Hà cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Một phần của tài liệu Luận văn: TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯNG HÀ (TỈNH THÁI BÌNH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w