Cạnh tranh giữa ứng viên được đề cử và ứng cử viên tự ứng cử

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 64)

Việc giới thiệu người ra ứng cử ĐBQH thuộc bước hai của quy trình hiệp thương được quy định tại các Điều 33, 34 và 35 của LBCĐBQH hiện hành. Theo đó, trước hết lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị (cấp ủy) được dự kiến phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu thì dự kiến những người ứng cử ĐBQH; sau đó tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Tại hội nghị cử tri nơi công tác (người ứng cử ĐBQH cũng được mời tham dự), cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn ĐBQH, có ý kiến bày tỏ tín

54

nhiệm đối với người ứng cử. Hình thức biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín sẽ do hội nghị quyết định. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo họp mở rộng (bao gồm cả Ban chấp hành công đoàn và đại diện các đơn vị trực thuộc đối với các cơ quan nhà nước; các tổ chức thì họp Ban thường vụ, Ban thường trực mở rộng; các đơn vị vũ trang nhân dân) để thảo luận, lựa chọn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử ĐBQH. Sau đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng dẫn những người được đề cử làm thủ tục hồ sơ ứng cử theo quy định tại Điều 28 của LBCĐBQH.

Như vậy, quá trình giới thiệu, đề cử ứng cử viên có thể thấy vừa qua dân chủ gián tiếp (cấp ủy Đảng giới thiệu), vừa qua dân chủ trực tiếp (cử tri bỏ phiếu tín nhiệm). Song, với cách làm trên, suy cho cùng, việc giới thiệu, đề cử ứng cử viên bước đầu vẫn chủ yếu dựa vào dự kiến và quyết định của ban lãnh đạo theo kiểu “khép kín”. Thường thì các cử tri tham dự hội nghị chẳng ai muốn mất lòng đồng nghiệp hay chống lại lãnh đạo để ảnh hưởng đến sự nghiệp của bản thân nên họ thường không có ý kiến gì trái chiều. Mặt khác, các hội nghị này thường biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nên dù thích hay không thích, những cử tri dự hội nghị vì “tế nhị” cũng phải giơ tay. Hơn nữa, hiện nay quyền giới thiệu từ các nhóm cử tri là chưa có. Chính vì thế, cử tri ở cơ sở thường bị rơi vào tình thế bị động, không giới thiệu được người mà họ tín nhiệm.

Trong điều kiện một đảng cầm quyền ở nước ta, trên thực tế các ĐBQH chủ yếu là đảng viên, những người ngoài Đảng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (khoảng dưới 10% - xem Phụ lục 2), việc giới thiệu, lựa chọn ứng cử viên trong Đảng ra tranh cử vào Quốc hội hiện nay chủ yếu dựa vào một bộ phận rất nhỏ Đảng viên (Ban chấp hành Trung ương hoặc Tỉnh ủy các tỉnh). Đối với các ứng cử viên ở trung ương thì đó là Ban chấp hành Trung ương Đảng, còn đối với các ứng cử viên ở địa phương thì đó là Tỉnh ủy các tỉnh. Cách lựa chọn được giới hạn trong một phạm vi hẹp như vậy có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm được

55

chi phí, nhưng đó vẫn chưa phải là phương thức lựa chọn tối ưu. Cơ chế tuyển lựa này vẫn có thể bỏ sót những người có tài năng, hoặc chọn nhầm những người không thực sự xuất sắc. Vì cách cơ cấu và chỉ định cứng nhắc dễ tạo những trường hợp được chỉ định làm ĐBQH chứ chưa chắc họ đã có đủ khả năng hoặc bản thân người đó lúng túng, chưa sẵn sàng làm đại biểu của dân, để đến khi mắc khuyết điểm họ lại nói rằng đó là nhiệm vụ của Đảng giao cho chứ không phải là nguyện vọng của họ.

Trong các cuộc bầu cử Quốc hội ở nước ta hiện nay, vấn đề tự ứng cử vẫn được xem là một hiện tượng mới mẻ song đã trở nên quen thuộc hơn với nhiều cử tri. Điều này phản ánh tinh thần dân chủ ngày càng được coi trọng ở nước ta và cũng chính là một dấu hiệu mới của cơ chế cạnh tranh trong bầu cử.

Như đã nói ở trên, tất cả mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có thể được đề cử hoặc tự ứng cử. Song, riêng đối với đảng viên, trong Quy định số 115-QĐ/TW, ngày 7/12/2007 của Bộ Chính trị (thay thế Quy định số 19- QĐ/TW, ngày 03/01/2002) về những điều đảng viên không được làm, tại Điều 7 có nêu rõ: “Không chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức đảng, đảng viên tự ứng cử, cấp ủy viên tự ứng cử hoặc tự nhận đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội khi chưa được các tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu”. Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI lại vừa ban hành Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7/12/2007 của Bộ Chính trị (khóa X). Theo đó, “Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép”. Như vậy, trong các kỳ bầu cử ĐBQH, đảng viên không được phép tự ứng cử, mà phải do các tổ chức đảng có thẩm quyền (tổ

56

chức đảng cùng cấp) giới thiệu, thông qua. Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự ĐBQH, những đảng viên đang giữ các chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc đã nghỉ hưu nếu tự ứng cử ĐBQH phải báo cáo và được chi bộ, Đảng bộ cơ sở (nơi đảng viên đó đang sinh hoạt) đồng ý; đồng thời phải được cấp ủy, tổ chức Đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên, cán bộ đó đồng ý.

Xét về một mặt nào đó, qui định như vậy là cần thiết để đảm bảo tính thống nhất trong Đảng, song vô hình chung điều đó lại giới hạn quyền ứng cử của công dân (vì đảng viên cũng là công dân), nhất là trong điều kiện một đảng cầm quyền như ở nước ta hiện nay. Điều này dẫn đến một thực tế đáng tiếc như trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII là “một số đảng viên được tín nhiệm cao trong quần chúng như Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Đặng Hùng Võ... không được Đảng giới thiệu ra ứng cử” [19, tr.20]. Hoặc có trường hợp, người có khát vọng thể hiện mình, tự tin vào năng lực bản thân, được sự ủng hộ của đồng nghiệp muốn ra ứng cử để cống hiến cho xã hội, nhưng cuộc họp của ban lãnh đạo cơ quan đã không đồng ý cho họ tự ứng cử vì “xét thấy chưa có nhu cầu có đại diện trong Quốc hội” [112]. Và như vậy, cánh cửa vào Quốc hội đã sớm khép lại với những người như vậy vì là một đảng viên, họ không thể không chấp hành quyết định của đảng bộ.

Kể từ năm 1989, chúng ta đã quy định lại quyền tự do ứng cử của công dân (trước đó, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946, quyền này bị hạn chế dần), song số lượng tự ứng cử vẫn không cao. Về mặt pháp lý, LBCĐBQH xuyên suốt nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên được giới thiệu và các ứng cử viên tự do. Cùng với quyền đi bầu cử, quyền ứng cử là quyền dân chủ hàng đầu của công dân, song không ít người dân không hiểu rõ về vấn đề này, trong đó có cả các những ứng cử viên tự do. Trong các cuộc bầu cử

57

Quốc hội gần đây, có người không nắm được những quy định đối với ứng cử viên nên cùng lúc làm nhiều hồ sơ, gửi đến nhiều nơi, với hy vọng trượt nơi này còn có nơi khác; có người sinh sống và làm việc ở địa phương nhưng lại gửi hồ sơ về Hội đồng bầu cử Trung ương... Thậm chí, thực tế ở các cuộc bầu cử vừa qua, có một số sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp chưa có việc làm cũng tự ứng cử, vì theo luật quy định thì 21 tuổi trở lên là được quyền ứng cử. Về nguyên tắc, khi xuất hiện bất kỳ một người tự ứng cử nào thì cả guồng máy sẽ phải đi theo để tổ chức hội nghị hiệp thương, lấy ý kiến cử tri nơi công tác, cư trú, học tập... Song, đến khi hiệp thương thì nhiều ứng viên còn quá “non nớt”, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn nên không thể đưa vào danh sách được. Nói tóm lại, không ít người tự ứng cử do không nắm vững tiêu chuẩn ĐBQH, không nắm vững LBCĐBQH, mà một phần do công tác phổ biến pháp luật, công tác thông tin tuyên truyền chưa thật sâu rộng, nên đã không qua được các vòng hiệp thương giới thiệu ứng cử viên.

Về nguyên tắc, những người tự ứng cử phải đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định chung và cũng sẽ nhận được các quyền lợi như các ứng cử viên khác. Thậm chí, những người tự ứng cử lại được hưởng những lợi thế nhất định khi họ trở thành tiêu điểm đưa tin của các phương tiện TTĐC. Do là một hiện tượng mới mẻ, một luồng gió mới trong các cuộc bầu cử, nên các nhân vật này được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, dù được dư luận quan tâm và ủng hộ, nhưng việc những người tự ứng cử qua được ba vòng hiệp thương để được ghi tên vào danh sách bầu cử chính thức và có được bầu hay không lại là chuyện khác. Trường hợp của doanh nhân Nguyễn Cảnh Bình hay doanh nhân Nguyễn Quang Huân - hai trong số nhiều ứng cử viên tự do được dư luận đánh giá cao song một người thì không lọt vào danh sách bầu chính thức, một người thì không trúng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011 là một ví dụ điển hình.

58

Có thể nói, việc lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi ứng cử viên công tác (theo Điều 34 và Điều 35 - LBCĐBQH) và nơi ứng cử viên cư trú (theo Điều 37 và Điều 38 - LBCĐBQH) là một công đoạn rất quan trọng, nó quyết định ứng cử viên sẽ “đi tiếp” hay “dừng lại” trong quá trình bầu cử. Vì thực tế, giữa nhiều người ứng cử đủ đức, đủ tài thì tiêu chuẩn được đề cao hiện nay đó là người ứng cử phải được sự tín nhiệm cao của cử tri nơi mình công tác, làm việc và cư trú [115]. Tuy nhiên, thủ tục, qui trình thực hiện công đoạn này khá “tùy hứng” và “tùy biến” theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nơi. Hội nghị cử tri chủ yếu chỉ có sự tham gia của một số người được coi là “đại diện cử tri”. Ở những cơ quan, tổ chức, những tổ dân phố, thôn bản chỉ có một, hoặc hai ứng cử viên, mà ứng cử viên đó lại sáng giá, được tín nhiệm gần như tuyệt đối, thì hội nghị biểu quyết bằng hình thức “giơ tay”. Còn ở những nơi có ứng cử viên có lắm “điều gai góc” thì sau thảo luận, hội nghị biểu quyết bằng hình thức “bỏ phiếu kín”. Cả hai hình thức này đều đúng vì pháp luật cho phép lựa chọn một trong hai. Tuy nhiên, “trên thực tế đã xuất hiện những tình huống không thật chính xác trong sự tín nhiệm bằng hình thức giơ tay” [73, tr.37].

Một vấn đề khác đáng chú ý nữa là tại các điểm lấy ý kiến cử tri, cử tri thường biểu quyết tín nhiệm bằng cách “bỏ phiếu kín” đối với các ứng cử viên tự ứng cử; trong khi đó lại “giơ tay” biểu quyết đối với các ứng cử viên được đề cử [79]. Vậy là đương nhiên những ứng cử viên được Đảng giới thiệu hoặc được cơ cấu có lợi thế so với các ứng cử viên tự ứng cử. Với cách thức tiến hành như vậy, kết quả sẽ không thể hiện chính xác sự tín nhiệm của cử tri và khó có thể nói rằng nguyên tắc bình đẳng giữa các ứng cử viên đã được đảm bảo. Thông thường, hội nghị nơi công tác diễn ra trong giờ hành chính, còn hội nghị nơi cư trú được tổ chức vào buổi tối, để tạo điều kiện cho cử tri tham gia đầy đủ. Thực tế cho thấy nếu các ứng viên được giới thiệu (đặc biệt là ứng viên Trung ương) đều đạt tỷ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối, hội nghị cử tri diễn ra rất nhanh chóng, thì với người

59

tự ứng cử, hội nghị lấy ý kiến diễn ra vô cùng sôi nổi, thậm chí gay cấn và kịch tính [111]. Nhiều ứng cử viên tự do không “được lòng” cử tri nơi cư trú chỉ vì ít gặp gỡ, chào hỏi, giao lưu với bà con, ít tham gia sinh hoạt tổ dân phố, dọn vệ sinh, lao động do bận học hành, lập nghiệp... Vì vậy, kết quả lấy ý kiến tín nhiệm cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử thường có tỉ lệ thấp hơn đối với các ứng cử viên được giới thiệu. Thậm chí, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, Hà Nội có tới 40/52 ứng cử viên tự ứng cử đạt tín nhiệm cử tri nơi cư trú và nơi công tác dưới 50%, còn TP.HCM có tới 45/78 ứng cử viên tự ứng cử đạt tín nhiệm dưới 50%. Điều đáng nói là, số người đạt tín nhiệm dưới 50% hoàn toàn rơi vào đối tượng tự ứng cử [107]. Bên cạnh đó, một thực tế đã trở thành thông lệ từ trước đến nay là việc những ứng cử viên chỉ đạt tín nhiệm dưới 50% gần như không còn cơ hội đi tiếp trong cuộc bầu cử. Điều này thậm chí đã được coi như “luật bất thành văn” trong các cuộc bầu cử.

Hơn nữa, trong các hội nghị hiệp thương, có thể thấy thành phần tham dự chỉ có đại diện của các cơ quan tổ chức, không có ai “bảo vệ” cho những người tự ứng cử, do đó, họ dễ dàng bị “gạt” ra khỏi danh sách ứng cử do bên cạnh tiêu chuẩn còn phải đảm bảo các yêu cầu khác về cơ cấu, thành phần, chỉ tiêu được phân bổ. Mặc dù hiện nay đã có nhiều chỉ tiêu, tiêu chí lựa chọn ĐBQH được ban hành song vẫn chưa có cơ cấu nào dành cho những người tự ứng cử. Chính vì vậy mà trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011, khi kết thúc hiêp thương lần thứ nhất chỉ có 17 tỉnh, thành phố đã dự kiến số lượng cụ thể những người tự ứng cử, còn có tới 46 tỉnh, thành phố thì không. Do đó, những người tự ứng cử rất khó vượt qua được những cái gần như được định trước vì thường thì cơ cấu phân bổ gần như đã kín tổng số đại biểu [114]. Như vậy, có thể nói, các ứng cử viên tự do đã gặp bất lợi ngay từ các công đoạn hiệp thương.

Qua khảo sát thực trạng bầu cử cho thấy, trừ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946, nhìn chung số lượng người tự ứng cử không nhiều, các ứng cử viên

60

có tên trong danh sách chính thức cuối cùng chủ yếu vẫn là các ứng viên được đề cử. Những cuộc bầu cử gần đây, số lượng người tự ứng cử có tăng lên, nhưng tỉ lệ tự ứng cử trúng cử vẫn rất thấp. Ở cuộc bầu cử Quốc hội khóa XI, sau hiệp thương lần thứ ba còn 13 người, bầu được 2 người. Đến cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII, sau hiệp thương lần thứ ba còn 30 người trong số 238/231 ứng viên tự do nhưng chỉ có duy nhất một người trúng cử. Gần đây nhất là cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011, có 15 người tự ứng cử lọt vào danh sách bầu cử chính thức (trong số 83 người đăng kí tự ứng cử) và có 4 người trúng cử. Có thể thấy số người tự ứng cử ít đi nhưng số lượng lọt vào danh sách chính thức sau hiệp thương lần 3 và trúng cử đã tăng lên do “tất cả đều có bằng cấp, chuyên môn, hoạt động thực tiễn, uy tín nơi cư trú” [118]. Nếu tính tỷ lệ, số người tự ứng cử được lọt vào vòng chính thức của kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIII cao hơn kỳ

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 64)