Nguyên tắc bình đẳng

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

Bình đẳng là nguyên tắc về giá trị, nó phản ánh nội dung dân chủ của bầu cử. Do đó, bình đẳng là nguyên tắc cơ bản trong các cuộc bầu cử tiến bộ và công bằng mà rất nhiều các văn kiện quốc tế đã qui định, nó cũng được khẳng định ở hầu hết các quốc gia dân chủ và được coi là nguyên lý trung tâm của mọi nền dân chủ.

Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đảm bảo cho mọi cử tri có khả năng như nhau trong việc tác động đến kết quả bầu cử. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri khi tham gia bầu cử chỉ có một phiếu bầu và giá trị của các lá phiếu là như nhau, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, địa vị, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, chính kiến …

Tính bình đẳng cũng thể hiện ở chỗ, không một lá phiếu nào có thể được đếm nhiều lần hơn so với một lá phiếu khác; kết quả bầu cử được quyết định bởi những quy định hợp lý và giảm thiểu được sự gian lận trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu. Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện rõ nét nhất ở công thức “một người, một phiếu, một giá trị”. Mỗi cử tri chỉ được đăng ký vào danh sách cử tri ở một nơi và chỉ được bỏ một lá phiếu, mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử. Để đảm bảo bình đẳng, mỗi cử tri không những có một lá phiếu, mà các lá phiếu đó cần có giá trị như nhau. Muốn đảm bảo điều đó, cần áp dụng

43

nguyên tắc bình đẳng về dân số. Việc ấn định và phân bổ số lượng đại biểu đối với các đơn vị bầu cử phải dựa trên nền tảng sự bình đẳng dân số. Tức là mỗi bộ phận hay các nhóm dân cư đều phải có đại biểu của mình theo tỉ lệ.

Ở nước ta, khoản 2 - Điều 8 LBCĐBQH quy định rõ căn cứ để phân bổ ĐBQH của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: a) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương; b) Số đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương; c) Thủ đô Hà Nội được phân bố số đại biểu thích đáng. Bên cạnh đó, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp bảo đảm để đồng bào dân tộc cũng như phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Ngoài ra, tính bình đẳng trong bầu cử còn được thể hiện ở chỗ mọi ứng cử viên đều được tạo điều kiện như nhau trong suốt quá trình bầu cử. Đây cũng là nguyên tắc đảm bảo cho cuộc bầu cử thực sự tự do và công bằng.

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)