Trong các cuộc bầu cử, điều kiện quan trọng để cử tri chọn được người đại diện xứng đáng là họ phải được cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác về ứng cử viên. Với ý nghĩa đó, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dân chủ không thực chất, dẫn đến bầu nhầm, bầu chưa đúng người có tài, đức của cử tri, là sự thiếu thông tin. Vậy làm thế nào để cử tri có thể tiếp cận được các thông tin trung thực, chính xác và khách quan về các ứng cử viên?
3.2.3.1. Tăng cường đối thoại rộng rãi, trực tiếp giữa ứng cử viên với cử tri, xoá bỏ tình trạng chỉ gặp gỡ các “đại diện cử tri”
Cần tạo điều kiện và cho phép tất cả cử tri đều có cơ hội như nhau trong tiếp xúc, chất vấn, đối thoại với các ứng cử viên. Không nên chỉ tiếp xúc một chiều mà cần tạo điều kiện để cử tri có thể tìm hiểu hoạt động của người đại biểu tương lai của mình tại nơi công tác, nơi cư trú hoặc những nơi mà trước khi ra
109
ứng cử người đó đã hoạt động. Kiên quyết chấm dứt tình trạng “dàn xếp”, chỉ cho phép “đại diện cử tri” gặp gỡ các ứng cử viên tranh cử, thời gian tiếp xúc giữa cử tri với ứng viên dài cần quy định dài hơn để ứng cử viên có điều kiện gặp gỡ được đông đảo cử tri hơn. Sự tiếp xúc, cách diễn giải, khả năng phân tích, sự thuyết phục trong diễn thuyết... của ứng cử viên cũng là một kênh thông tin quan trọng để cử tri hiểu biết thêm về họ. Trên cơ sở đó, cử tri sẽ là những người quyết định sáng suốt đó có phải là người đại biểu của mình hay không.
3.2.3.2. Các phương tiện TTĐC cần có vai trò tích cực hơn trong quá trình bầu cử,đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin về các ứng cử viên