Các biểu hiện của tính cạnh tranh

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 43)

Nhìn chung, trên thế giới hiện nay, các nhà nghiên cứu thống nhất với nhau về một số tiêu chí để đánh giá, đo lường tính cạnh tranh của một cuộc bầu cử như sau:

1.2.2.1. Phải có nhiều ứng cử viên tham gia tranh cử

Điều 25 - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã quy định rõ: Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình [99]. Bầu cử giống như một kỳ thi, trong đó cử tri là ban giám khảo và các ứng cử viên là thí sinh. Bầu cử không thể chọn được người hiền tài, nếu không có những người tài đức trong số các ứng cử viên. Để tuyển chọn được nhân tài, chế độ bầu cử phải tạo cơ chế hợp lý khuyến khích người hiền tài ra ứng cử để gánh vác việc nước:

- Trước hết, phải tạo điều kiện rộng rãi và động viên nhân dân tham gia ứng cử. Đối tượng tham gia càng nhiều, tính cạnh tranh càng tăng, sự lựa chọn của nhân dân càng rộng rãi, dân chủ càng cao, vì “muốn có lựa chọn chính xác thì một chức danh phải có nhiều ứng cử viên” [57, tr.15]. Tất nhiên, cơ chế phải tạo điều kiện, khuyến khích sự tham gia tích cực từ phía công dân, các lực lượng xã hội, chứ không được có bất kỳ một hành động gò ép, bắt buộc nào.

- Thứ hai, các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn phải có quyền tự ứng cử và được đề cử mà không gặp trở ngại nào, không có bất kỳ sự sắp xếp, áp đặt nào. Điều này có nghĩa rằng, các điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử viên cần phải được

31

công bố một cách công khai cho tất cả các đối tượng liên quan được biết. Những người được các tổ chức đảng giới thiệu thường có nhiều lợi thế hơn, bởi họ nhận được sự hậu thuẫn từ tổ chức đảng của mình; trong khi đó, những người tự ứng cử sẽ phải tự mình chứng minh năng lực đại diện của bản thân. Về nguyên tắc, các ứng cử viên được một tổ chức giới thiệu và những ứng cử viên tự ứng cử có sự bình đẳng như nhau, không có một rào cản nào được dựng lên để chống lại những người tự ứng cử. Vấn đề quan trọng tiếp theo là liệu những người tự ứng cử có thể thuyết phục được người dân, các cử tri hay thành viên của tổ chức mình bỏ phiếu bầu mình hay không. Nếu như họ được các cử tri ủng hộ, họ sẽ trở thành người đại diện.

Tất nhiên, quyền tự do ứng cử và đề cử luôn là sự thể hiện những bước tiến quan trọng của các cuộc bầu cử dân chủ. Nó cho phép các cá nhân có khát vọng và khả năng phục vụ cộng đồng có cơ hội để thể hiện bản thân. Nó cũng là cơ chế để các tổ chức và xã hội phát hiện, không bỏ sót những người tài, huy động họ ra làm việc vì lợi ích của xã hội và của tổ chức mình.

- Thứ ba, chế độ bầu cử nào cũng phải “sơ tuyển” trước ngày bầu cử để cử tri lựa chọn, vì dù dân chủ đến mấy cũng không thể để hàng ngàn, hàng vạn ứng cử viên trong danh sách ứng cử. Đây là giai đoạn rất quan trọng và rất phức tạp. Mỗi chế độ bầu cử có thể áp dụng những phương thức khác nhau và rất khó để đưa ra một “khuôn mẫu” cứng nhắc cho việc “sơ tuyển” này, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như đặc điểm của thể chế chính trị, tập quán, truyền thống… Mặt khác, vấn đề này liên quan tới cơ chế cạnh tranh giữa các thực thể trong thể chế chính trị. Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay, việc giới thiệu ứng cử viên thường do các đảng chính trị đảm nhiệm. Vì vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh trong các cuộc bầu cử, trước hết đó phải là sự cạnh tranh trong nội bộ của các đảng. Điều này đã trở thành một quy tắc bất thành văn, thành cơ chế để các đảng tuyển lựa, sàng lọc các ứng cử viên tiềm năng, từ đó lựa chọn được người

32

xuất sắc nhất. Bản thân quá trình cạnh tranh giữa các ứng cử viên trong nội bộ đảng cũng là một quá trình rèn luyện, giúp các ứng cử viên tăng cường sự tự tin trong quá trình tranh cử sau này nếu họ trở thành ứng cử viên chính thức. Tuy nhiên, đối với bất cứ chế độ bầu cử nào, muốn tuyển chọn được những ứng cử viên xứng đáng nhất, cũng rất cần cơ chế dân chủ, thực sự phát huy vai trò của nhân dân trong việc tuyển chọn.

1.2.2.2. Các ứng cử viên phải trình bày cương lĩnh hay chương trình hành động của mình khi tranh cử

Vận động tranh cử là phiên trình diễn năng lực chính trị của các ứng cử viên, là cơ hội để các ứng cử viên, các lực lượng xã hội thuyết phục với rằng, họ là người xứng đáng để cử tri tin tưởng. Và ai thu phục được niềm tin của cử tri, đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của cử tri, người đó sẽ có cơ hội trúng cử. Chính vì vậy, ứng cử viên nào cũng phải trình bày cương lĩnh tranh cử hay chương trình hành động của mình để cử tri được biết. Nhìn vào chương trình hành động cử tri có thể biết được trình độ, năng lực, khả năng bám sát và giải quyết những vấn đề thực tiễn của ứng cử viên. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để cử tri lựa chọn ứng cử viên này hay ứng cử viên khác. Hơn nữa, nếu như trước bầu cử, chương trình hành động là một thông tin có độ tin cậy để cử tri nhận thức, đánh giá, sát hạch và lựa chọn người đại diện cho mình thì sau bầu cử, chương trình hành động trở thành căn cứ để cử tri đối chiếu, giám sát, đánh giá xem những người đã trúng cử có biết “giữ lời hứa”, thực hiện những gì mà họ cam kết với cử tri khi vận động tranh cử hay không.

Mỗi quốc gia, mỗi địa phương hay tổ chức đều gặp phải những vấn đề khó khăn cần giải quyết trong mỗi thời điểm lịch sử cụ thể. Các cuộc bầu cử chính là cơ hội để các cử tri và người dân nói chung biết được cách thức mà các đảng phái, các ứng cử viên đưa ra để giải quyết các vấn đề này. Các cương lĩnh tranh cử

33

chính là bản cam kết về các vấn đề chính sách, các ưu tiên quan tâm của các ứng cử viên khi họ trúng cử. Để đưa các thông điệp của mình đến với cử tri, các ứng cử viên thường tiến hành các chiến dịch vận động tranh cử. Họ có thể tự mình gặp gỡ, tiếp xúc với các cử tri để trình bày các kế hoạch hành động trong tương lai; hoặc có thể tiến hành các cuộc tranh luận với các đối thủ chính trị để làm nổi bật các ưu tiên chính sách, các lập luận của bản thân mình. Theo tác giả của cuốn Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội, một trong hai đặc trưng chủ yếu của dân chủ mà các cuộc bầu cử thể hiện được là “các chính khách sẽ cạnh tranh với nhau để giành cho được càng nhiều phiếu càng tốt” [94, tr.21]. Điều này không những làm cho “cuộc chạy đua” mang tính cạnh tranh mà còn giúp cử tri có cách nhìn sâu hơn về chính trị, bởi lẽ, đó thực sự là cuộc “sát hạch” lẫn nhau của các chính khách.

Các cử tri cũng có quyền đặt câu hỏi chất vấn, yêu cầu các ứng cử viên phải trả lời những vấn đề mà họ đặt ra. Thông qua quá trình này, cử tri sẽ có thêm các thông tin về các ứng cử viên, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người. Tùy thuộc vào các quan tâm của bản thân, các cử tri sẽ bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào đưa ra các định hướng chính sách có lợi nhất cho bản thân họ.

Việc cho phép các ứng cử viên trình bày các cương lĩnh tranh cử, được vận động tranh cử không chỉ là cơ hội để ứng cử viên tập dượt làm chính khách, góp phần nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm của người được ủy nhiệm quyền lực, mà quan trọng hơn, đây cũng là một biện pháp để giáo dục chính trị cho các cử tri, cho phép họ hiểu rõ hơn về các vấn đề mà quốc gia hay tổ chức của họ đang gặp phải và các ứng cử viên đã có những cách thức tiếp cận như thế nào để giải quyết các vấn đề đó.

1.2.2.3. Các ứng cử viên có cơ hội bình đẳng trong vận động tranh cử

Cạnh tranh không chỉ đòi hỏi khả năng tham gia tranh cử của các ứng cử viên, các đảng chính trị mà còn đòi hỏi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và

34

tự do đi lại phải được tôn trọng. Bên cạnh đó, mọi ứng cử viên đều phải có quyền sử dụng các phương tiện TTĐC theo luật định mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào [94, tr.124]. Vì vậy, một trong những điều kiện để đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử đó là các ứng cử viên phải có cơ hội bình đẳng trong khi vận động tranh cử ở nơi mà họ ứng cử.

Tuyên bố về tiêu chuẩn cho bầu cử tự do và công bằng (1994) do Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) thông qua năm 1994 tại Paris là một văn kiện qui định tương đối cụ thể về bầu cử tự do, công bằng nói chung và vận động tranh cử nói riêng. Tuyên bố nêu rõ: Mọi công dân đều có quyền gia nhập, hoặc cùng với người khác thành lập đảng phái chính trị hoặc các tổ chức khác cho mục đích cạnh tranh trong bầu cử. Mỗi cá nhân tự mình có quyền tự do di chuyển trong nước để vận động tranh cử. Mọi cá nhân bình đẳng tranh cử với các đảng phái chính trị, kể cả đảng phái chính trị cầm quyền [96].

Bên cạnh đó, các ứng cử viên và mọi đảng phái chính trị bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông, nhất là các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa ra các quan điểm chính trị của mình. Mỗi ứng cử viên và mỗi đảng đều có quyền được pháp luật bảo vệ và được bồi thường khi có vi phạm đối với các quyền bầu cử. Nếu quyền vận động tranh cử của cá nhân, hoặc đảng phái chính trị có ứng cử viên bị cấm hoặc bị hạn chế, họ có quyền yêu cầu cơ quan xét xử có thẩm quyền xem xét và ra quyết định kịp thời.

Tất nhiên, các ứng cử viên, đảng phái chính trị phải chịu trách nhiệm trước xã hội về việc vận động tranh cử. Các biện pháp cạnh tranh trong bầu cử của mọi ứng cử viên và đảng phái chính trị phải tôn trọng các quyền và tự do của công dân và các chủ thể khác và mọi ứng cử viên, các đảng phái chính trị phải chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử tự do và công bằng.

35

1.2.2.4. Khi đi bầu cử tri phải có đầy đủ các thông tin về ứng cử viên

Trong các cuộc bầu cử dân chủ thực sự, những người đi bầu sẽ phải đưa ra các quyết định lựa chọn trên cơ sở nhận thức của lý tính và trách nhiệm xã hội, chứ không thể chỉ là nhận thức cảm tính. Do đó, nếu quyền tự do lựa chọn của cử tri được thể hiện qua lá phiếu không đi kèm với sự hiểu biết một cách rõ ràng thông tin về các ứng cử viên, và đặc biệt không ý thức rõ về trách nhiệm của bản thân đối với tổ chức và cộng đồng của mình, thì việc bỏ phiếu trên thực tế mới chỉ là thực hiện quyền dân chủ về mặt hình thức, hay là sự lựa chọn cảm tính; và bi kịch của sự lựa chọn sai lầm này là cử tri bầu nhầm những kẻ cơ hội, lạm dụng chức quyền để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Cần nhận thức rằng, giữa các ứng cử viên và cử tri luôn tồn tại sự “bất đối xứng” về thông tin. Các ứng cử viên luôn có động cơ khai man, đưa ra những thông tin tốt đẹp về bản thân nhằm tranh thủ lá phiếu của cử tri; trong khi đó, những người đi bầu sẽ không có đủ thời gian và nguồn lực để tìm hiểu các thông tin mà các ứng cử viên đưa ra có chính xác hay không. Do vậy, trong các cuộc bầu cử dân chủ, để đảm bảo tính khách quan và trung thực của các thông tin về ứng cử viên, các ủy ban bầu cử thường được thành lập để xác minh các nguồn thông tin này. Toàn bộ hồ sơ về ứng cử viên, từ thành tích cho đến các khuyết điểm, sai lầm của các ứng cử viên, quá trình tham gia hoạt động xã hội và hoạt động chính trị của họ đều phải được công khai cho cử tri biết. Các cử tri cũng có thể chất vấn, khiếu nại đối với các thông tin mà họ cảm thấy nghi ngờ. Mức độ đầy đủ của thông tin về các ứng cử viên cũng là một tiêu chí để đánh giá một cuộc bầu cử dân chủ. Các thông tin về ứng cử viên càng rõ ràng, đầy đủ, càng có sự diễn giải chi tiết, càng tạo điều kiện cho cử tri đưa ra các quyết định hợp lý và tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên càng được đảm bảo.

36

1.2.2.5. Việc thiết kế đơn vị bầu cử phải hợp lý, đảm bảo cho sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên

Việc chọn lựa một mô hình đơn vị bầu cử phù hợp là một nội dung quan trọng đối với bất cứ chế độ bầu cử nào. Dù vận hành trong cơ chế chính trị nào, đơn vị bầu cử đều tác động rất lớn đến mức độ cân đối - hợp lý của tính đại diện và tính cạnh tranh.

Khi chia thành các đơn vị bầu cử, nhà lập pháp đã đảm bảo cho từng đơn vị bầu cử đó được bầu một số lượng đại biểu nhất định. Điều đó cũng có nghĩa là, sự lựa chọn của cử tri chỉ giới hạn trong từng đơn vị bầu cử. Các ứng cử viên cũng chỉ ganh đua trong từng đơn vị bầu cử; ứng cử viên của đơn vị bầu cử này không ganh đua với ứng cử viên của đơn vị bầu cử khác. Vì vậy, tỉ lệ giữa số ứng cử viên với số đại biểu được bầu trong một đơn vị bầu cử phải đạt một số dư nhất định để cử tri có nhiều sự chọn lựa, qua đó, sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên cũng được đảm bảo ở mức độ nhất định.

Việc thiết kế đơn vị bầu cử có thể dựa theo tiêu chí địa dư, cũng có thể áp dụng theo tiêu chí ngành, khối. Song, dù theo tiêu chí nào thì việc chọn lựa mô thức đơn vị bầu cử liên quan chặt chẽ tới cơ cấu về tính đại diện. Ngoài ra, nó còn quyết định hiệu quả của sự ủy quyền và mối liên hệ giữa cử tri với người đại diện, với chính quyền do họ bầu ra. Do đó, căn cứ vào số lượng đại biểu được bầu, đơn vị bầu cử thường được chia thành hai loại: đơn vị bầu cử một đại diện và đơn vị bầu cử nhiều đại diện. Nhìn chung, thực tế bầu cử ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, đơn vị bầu cử một đại diện có tính ganh đua giữa các ứng cử viên cao hơn, mối liên hệ của người đại biểu với cử tri cũng chặt chẽ hơn so với đơn vị bầu cử nhiều đại diện. Vì đơn vị bầu cử nhiều đại diện dễ tạo hiệu ứng tâm lý thờ ơ với bầu cử của cử tri. Bên cạnh đó, hiệu năng của cơ chế dân chủ đại diện thấp, hoạt động của các đại biểu dân cử có tính cạnh tranh không cao,

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)