Tính cạnh tranh trong giới thiệu và lập danh sách ứng cử viên

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 50)

Việc đề cử, ứng cử, tuyển chọn ứng cử viên là công đoạn rất quan trọng trong một cuộc bầu cử, bởi lẽ đây là giai đoạn “sơ tuyển” trước khi nhân dân trực tiếp lựa chọn. Nói cách khác, đây là giai đoạn xác định những ai có tên trên lá phiếu để cử tri lựa chọn trong ngày bầu cử, do đó, nếu các ứng cử viên không “qua” được giai đoạn này, đương nhiên sẽ không có cơ hội trúng cử.

Ở Việt Nam, việc giới thiệu ứng cử viên ĐBQH được tiến hành theo hai cách là đề cử và tự ứng cử. Nhưng dù theo cách nào thì những người được đề cử hay ứng cử tự do đều phải trải qua giai đoạn hiệp thương để trở thành ứng cử viên chính thức cho cuộc bầu cử ĐBQH. Đây là một thủ tục bắt buộc trong việc lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử được quy định trong LBCĐBQH từ năm 1980 đến nay, trong đó, MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH. Quy trình hiệp thương giới thiệu ứng cử viên tiến hành qua ba vòng, được quy định tại mục 2, chương V của LBCĐBQH hiện hành. Nhìn chung, thủ tục của hiệp thương như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo sự ổn định chính trị trong bầu cử. Tuy

46

nhiên, việc đảm bảo tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên trong quy trình này thì còn nhiều vấn đề cần xem xét, nghiên cứu như về tiêu chuẩn và cơ cấu; về số dư trong quy trình hiệp thương; về việc đề cử và tự ứng cử.

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 50)