Các tổ chức phụ trách bầu cử

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 92)

Để cuộc bầu cử diễn ra một cách dân chủ và đúng luật, bất kì nước nào cũng phải thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử. Tại Việt Nam, việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử được chuẩn bị chu đáo. Các tổ chức phụ trách bầu cử được pháp luật quy định thành lập từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, việc tổ chức bầu cử còn được sự hỗ trợ rất lớn từ phía MTTQ và Hội đồng nhân dân các cấp. Để đảm bảo tính cạnh tranh trong các cuộc bầu cử Quốc hội, các tổ chức này được giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhưng đồng thời cũng phải được giảm sát của các cơ quan, tổ chức khác.

2.4.2.1. Thẩm quyền của các tổ chức phụ trách bầu cử

Các tổ chức phụ trách bầu cử ĐBQH gồm có: Hội đồng bầu cử ở trung ương; Uỷ ban bầu cử ĐBQH ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử; Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu. Trong từng tổ chức đó, để đảm bảo sự khách quan, trung thực có sự kết hợp giữa các chức danh trong bộ máy nhà nước với các thành viên của MTTQ, thành viên các đoàn thể nhân dân.

81

Ở trung ương, Hội đồng bầu cử được thành lập bởi UBTVQH với 21 thành viên, gồm đại diện UBTVQH, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉ đạo, lãnh đạo chung cuộc bầu cử. Ngoài ra, Hội đồng bầu cử đã thành lập 3 tiểu ban tham mưu, giúp việc trong các lĩnh vực quan trọng (Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tiểu ban Thông tin, Tuyên truyền; Tiểu ban chỉ đạo công tác an ninh trậttự, an toàn xã hội). Các Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử ở các địa phương trong cả nước sau khi được thành lập cũng xây dựng kế hoạch công tác, thống nhất nguyên tắc làm việc, thành lập các tiểu ban hoặc các nhóm công tác, phân công các thành viên phụ trách theo từng lĩnh vực công việc cụ thể và theo địa bàn. Tiếp theo, công tác tập huấn nghiệp vụ về bầu cử cũng được tiến hành sâu rộng đến các thành viên của các tổ chức bầu cử, đặc biệt là tổ bầu cử.

Các tổ chức phụ trách bầu cử có nhiệm vụ và quyền hạn riêng được LBCĐBQH quy định tại điều 14,15,16,17. Trong đó, các tổ chức này đảm nhiệm hầu hết các công việc của một cuộc bầu cử, từ việc nhận và xem xét hồ sơ của người được giới thiệu ứng cử ĐBQH; lập và công bố danh sách những người ứng cử ĐBQH theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước; chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử, công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử, về người ứng cử và kết quả bầu cử; đến việc bố trí khu vực bỏ phiếu, kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu ... Riêng Hội đồng bầu cử vì được giao quyền lãnh đạo cao nhất việc tổ chức bầu cử trong cả nước nên còn phải làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước; xét và quyết định việc bầu cử lại, bầu cử thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử; công bố kết quả bầu cử trong cả nước và cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử...

82

Như vậy, nhìn chung các tổ chức phụ trách bầu cử hoạt động thống nhất, thông suốt, có sự phân công phối hợp theo cả chiều dọc và chiều ngang. Trong đó, các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo tiến độ về tình hình chuẩn bị, triển khai và tổ chức thực hiện công tác bầu cử với cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, để đảm bảo sự công bằng, khách quan, các tổ chức phụ trách bầu cử làm việc theo chế độ tập thể; các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua chỉ khi có quá nửa số thành viên biểu quyết tán thành (Điều 19 - LBCĐBQH).

Do tính chất nhạy cảm của công việc với những nhiệm vụ và quyền hạn trên, để đảm bảo tính khách quan, vô tư của các thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, điều 48 - LBCĐBQH quy định rõ: Người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử thì người ứng cử phải được rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó kể từ ngày được ghi tên vào danh sách chính thức những người ứng cử. Tuy nhiên, pháp luật lại không qui định người ứng cử không được làm thành viên Ủy ban bầu cử ở địa phương mình ứng cử hoặc không được là thành viên của Hội đồng bầu cử.

Điều đáng nói là ở chỗ: pháp luật bầu cử đã qui định, nói cách khác, nhà làm luật đã biết, đã tiên liệu được vấn đề, nên đã có những qui định mang tính ngăn chặn những nhân tố ảnh hưởng tới tính khách quan trong hoạt động bầu cử, nhưng nhà làm luật chỉ ngăn chặn việc thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử đồng thời là người ứng cử ở đơn vị mình ứng cử, mà không ngăn chặn thành viên của Ủy ban bầu cử đồng thời là người ứng cử ở địa phương và không ngăn chặn thành viên của Hội đồng bầu cử là ứng cử viên trong cuộc bầu cử. Phải chăng khi qui định như vậy, các nhà làm luật cho rằng những người được chọn làm thành viên ở các Ủy ban bầu cử (được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực

83

thuộc trung ương) và nhất là thành viên của Hội đồng bầu cử (ở Trung ương) là những người trong sạch, gương mẫu, do đó có thể tin tưởng vào sự vô tư, khách quan của họ được? Và do vậy, các nhà làm luật cho rằng việc ngăn chặn những tiêu cực (nếu có) chỉ cần đặt ra đối với việc thành viên của Tổ bầu cử hoặc Ban bầu cử mà không cần áp dụng đối với những người là thành viên của Ủy ban bầu cử và Hội đồng bầu cử. Vì thế, thực tế của các cuộc bầu cử ĐBQH cho thấy rằng rất nhiều ứng cử viên là thành viên của Hội đồng bầu cử hoặc Ủy ban bầu cử. Ví dụ, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011(xem Phụ lục 3), đối chiếu với danh sách 827 người chính thức ứng cử ĐBQH cho thấy có quá nửa số thành viên của Hội đồng bầu cử Trung ương (12/21) cũng đồng thời là ứng cử viên.

Ở phần lớn các nước trên thế giới hiện nay, để đảm bảo cho bầu cử được tiến hành công bằng và khách quan, nhà nước phải thành lập Hội đồng bầu cử (hay Ủy ban bầu cử). Đây là cơ quan độc lập mang tính hiến định và nguyên tắc là các thành viên của Hội đồng bầu cử không thể đồng thời là thành viên của Quốc hội hoặc UBTVQH. Nhưng ở nước ta, Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, các thành viên của UBTVQH thường là thành viên của Hội đồng bầu cử trung ương. Trong khi đó, Hội đồng bầu cử có thẩm quyền “lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử gửi đến” (Điều 46 - LBCĐBQH). Như vậy chẳng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Chỉ khi nào Hội đồng bầu cử là cơ quan hiến định, độc lập với các cơ quan khác bao gồm những thành viên không ứng cử vào Quốc hội thì tổ chức bầu cử đó mới thực sự khách quan [78,tr.8-9]. Thomas Jefferson, tác giả chính của Bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776) đã từng nói: “Trong các vấn đề quyền lực, đừng nói thêm gì nữa về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trói anh ta lại bằng sợi dây xích hiến pháp để anh ta không làm được những điều ác” [101]. Điều đáng nói ở đây là, cần tư duy theo

84

hướng: Làm thế nào để “buộc” nhà cầm quyền phải trong sạch, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, chứ không nên phó thác hoàn toàn vào lòng tốt của họ, vì “không ai tự ban phát công lý cho chính mình”. Do vậy, cần phòng ngừa tính cơ hội, thiếu khách quan, thiếu trung thực không chỉ những người ứng cử đồng thời là thành viên của Tổ bầu cử, Ban bầu cử mà phải phòng ngừa họ là thành viên của tất cả các tổ chức phụ trách bầu cử.

Ngoài ra, để đảm bảo khách quan, Điều 18 - LBCĐBQH cũng quy định: Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ứng cử. Tuy nhiên, thực tế là nếu như thành viên của Hội đồng bầu cử hay Ủy ban bầu cử đồng thời là ứng cử viên thì họ không thể không vận động bầu cử cho chính mình. Điều này thể hiện sự thiếu chặt chẽ trong các văn bản pháp luật về bầu cử ở nước ta.

Bên cạnh đó, pháp luật bầu cử trao quyền “hơi nhiều” cho chính quyền địa phương, nhất là các cơ quan quản lý. Vì thành viên của Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử chủ yếu là đại diện của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban MTTQ cùng cấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc tận dụng về nhân lực, vật lực, về kinh nghiệm nắm bắt các thông tin về dân số, về địa hình, địa lý ở địa phương trong việc phân vạch đơn vị bầu cử và quá trình tổ chức thực hiện bầu cử. Tuy nhiên, việc bảo đảm tính khách quan, độc lập và công bằng thì chưa được chú trọng. Qua nhiều cuộc kiểm tra, giám sát cuộc bầu cử Quốc hội các khóa cho thấy, vẫn còn một số địa phương có suy nghĩ cục bộ, cho rằng trước hết phải đảm bảo sự thắng cử của các ứng cử viên địa phương hay không “ưng” ứng cử viên trung ương được phân bổ về địa phương mình, vì vậy, nhiệt tình cũng có liều lượng, chừng mực [73, tr.21]. Trong khi đó, việc sắp xếp các ứng cử viên vào các đơn vị bầu cử chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các Ủy ban bầu cử và Ban bầu cử. Điều 15 - LBCĐBQH đã quy định rõ thẩm quyền của Ủy ban bầu cử được “lập danh sách những người ứng cử theo đơn vị bầu cử và báo cáo

85

Hội đồng bầu cử”. Hơn nữa, như đã nói ở trên, không ít ứng cử viên ĐBQH cũng chính là thành viên của Ủy ban bầu cử. Vì vậy, khó có thể nói các Ủy ban bầu cử ở địa phương cũng hoàn toàn vô tư và khách quan trong việc tổ chức bầu cử được.

2.4.2.2. Về việc giám sát các tổ chức phụ trách bầu cử

Để đảm bảo chắc chắn sự tuân thủ pháp luật, sự khách quan, trung lập của các tổ chức phụ trách bầu cử, hoạt động của các tổ chức này cần có sự giám sát của các cơ quan hữu quan. Trong đó, MTTQ Việt Nam không chỉ tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử mà đồng thời còn giám sát việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử (nhất là ở địa phương) trong toàn bộ tiến trình bầu cử ĐBQH.

Trước hết, MTTQ giám sát về cơ cấu, thành phần, số lượng thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử phải đảm bảo có đại diện các tổ chức chính trị - xã hội tham gia. Theo quy định của LBCĐBQH thì đại diện Uỷ ban MTTQ và một số tổ chức thành viên của Mặt trận được tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử:

- Ở trung ương, đại diện Uỷ ban Trung ương MTTQVN tham gia Hội đồng bầu cử với tư cách là Phó Chủ tịch và thành viên Hội đồng bầu cử.

- Ở các địa phương, Uỷ ban MTTQ các cấp tham gia với vai trò là Phó Chủ tịch Uỷ ban bầu cử, Phó trưởng Ban bầu cử và Tổ phó Tổ bầu cử. Ban thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp còn có quyền phối hợp với Thường trực HĐND và Ủy ban nhân dân cùng cấp để thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử đó.

Việc tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử của đại diện Uỷ ban MTTQ Việt Nam và một số tổ chức thành viên của Mặt trận sẽ là điều kiện thuận lợi để MTTQ thực hiện tốt hoạt động giám sát của mình trong tất cả các công đoạn, quy trình của cuộc bầu cử nói chung cũng như giám sát việc thành lập và hoạt động, trách nhiệm của các tổ chức phụ trách bầu cử nói riêng. Ngoài ra, để tránh gian lận trong kết quả bầu cử, trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải

86

kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri. Điều 64 - LBCĐBQH còn quy định rõ: Khi kiểm phiếu, Tổ bầu cử phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến. Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được uỷ nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí cũng được chứng kiến việc kiểm phiếu để đảm bảo sự công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, trong quá trình diễn ra cuộc bầu cử, Hội đồng bầu cử Trung ương và UBTVQH cũng tiến hành thanh kiểm tra các hoạt động chuẩn bị bầu cử của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương. Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII, UBTVQH và Hội đồng bầu cử đã tổ chức 3 đợt gồm 31 đoàn do các đồng chí thành viên UBTVQH, thành viên Hội đồng bầu cử làm Trưởng đoàn đi giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, còn có các đoàn kiểm tra, giám sát của UBTƯMTTQ Việt Nam, các tiểu ban, các ban ngành trung ương. Nhìn chung, các hoạt động kiểm tra, giám sát trên là nhằm chỉ đạo và lưu ý địa phương tập trung triển khai tốt những nội dung công việc trong quá trình chuẩn bị; giải thích, hướng dẫn những vấn đề còn vướng mắc hoặc mới phát sinh; đồng thời bảo đảm việc triển khai chuẩn bị bầu cử đúng pháp luật và tiến độ chung trong phạm vi cả nước.

Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình hoạt động, các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên cũng luôn đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của cấp dưới. Điều này làm tăng thêm sự gắn bó, tương hỗ, sự kết hợp nhịp nhàng trong công tác bầu cử của Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử.

Tóm lại, trong các cuộc bầu cử gần đây, các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập đúng trình tự, thủ tục, thời hạn, số lượng và thành phần theo quy định của pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, các tổ chức phụ trách bầu cử đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình với tinh

87

thần khẩn trương, cẩn trọng và trách nhiệm cao. Do đó, công tác triển khai chuẩn bị và tổ chức bầu cử xét một cách toàn diện được tiến hành kịp thời, bảo đảm đúng quy định và tiến độ đề ra. Tuy nhiên, báo cáo tổng kết bầu cử đến nay vẫn còn chỉ ra việc kiểm tra, chỉ đạo ở cơ sở nhiều nơi còn thiếu chặt chẽ nên để xảy ra sai sót khi in ấn phiếu bầu, đóng dấu tổ bầu cử, kiểm soát số lượng phiếu phát ra nên một số tổ bầu cử vi phạm luật bầu cử dẫn đến phải huỷ bỏ cuộc bầu cử, tổ chức bầu cử lại. Đây là biểu hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động của các

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 92)