Đảm báo tính cạnh tranh trong hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 120 - 125)

- Trước hết, với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, có thể thiết lập những trang web chung cho các ứng cử viên hay từng ứng cử viên vớ

3.2.5. Đảm báo tính cạnh tranh trong hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử

3.2.5.1. Cần từng bước chuyên nghiệp hóa các tổ chức phụ trách bầu cử

Vấn đề này phải được coi là yêu cầu mang tính nguyên tắc để đảm bảo sự độc lập, chính xác, khách quan trong bầu cử. Đặt ra vấn đề này không có nghĩa là ám chỉ sự nghi ngờ vào những tổ chức phụ trách bầu cử cụ thể nào đó. Nói như TS. Vũ Văn Nhiêm, điều này có thể ví như việc một con tàu khi ra khơi, mặc dù tin tưởng 100% hải trình an toàn, nhưng trang bị phao cứu sinh trên con tàu để đề phòng bất trắc là một việc làm cần thiết. Trước mắt, để đảm bảo tính

117

công bằng và khách quan, LBCĐBQH phải bổ sung quy định bắt buộc các thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử không được tham gia ứng cử ĐBQH.

Mở rộng đối tượng được bầu cử là xu thế phổ biến của nhiều quốc gia và chế độ bầu cử Việt Nam cũng đang xúc tiến theo xu hướng này. Nhân dân sẽ không chỉ bầu ra Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn tiến tới bầu cử Chủ tịch tỉnh/ thành phố (như mô hình bầu cử thị trưởng mà Đà Nẵng đang đề xuất từ năm 2008)... Vì thế, trong tương lai, bầu cử sẽ trở thành hoạt động chính trị thường xuyên hơn trong việc thực hành dân chủ. Kinh nghiệm tổ chức bầu cử ở nhiều nước trên thế giới cho chúng ta thấy, phải thiết kế các tổ chức phụ trách và hướng dẫn bầu cử theo hướng “đúng” về chức năng, trung lập, không thiên vị trong quản trị; chính xác, chuyên nghiệp về kỹ năng, nghiệp vụ.

Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước theo xu hướng dân chủ trên thế giới hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên trách về bầu cử là vấn đề sớm muộn chúng ta cũng phải tính đến. Bước đầu, có thể thành lập riêng một Ủy ban bầu cử quốc gia ở Trung ương và mỗi tỉnh cũng thành lập một Ủy ban đặc trách về bầu cử. Uỷ ban này hoạt động thường xuyên, chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến bầu cử, đảm bảo cho quá trình này tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Uỷ ban có nhiệm vụ xác định các thể thức bầu cử, từ dự thảo luật bầu cử, phân chia đơn vị bầu cử, lập danh sách ứng cử viên, tổ chức, công bố kết quả, đến giải quyết các khiếu nại trong bầu cử. Theo đó, Ủy ban bầu cử cũng sẽ đảm nhận luôn nhiệm vụ mà MTTQ đang thực hiện để đảm bảo cho quá trình bầu cử diễn ra một cách khách quan, dân chủ.

Không những các tổ chức này đảm bảo sự trung lập, công khai, minh bạch mà đến các kỳ bầu cử, các tổ chức này đóng vai trò như những trung tâm để tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên trưng tập trong các cơ quan, tổ chức. Trong đó, các tổ chức xã hội dân sự sẽ là những địa chỉ cung cấp đội

118

ngũ nhân viên để tham gia trong các tổ chức bầu cử ở tuyến dưới (ban bầu cử và tổ bầu cử). Với hoạt động chuyên nghiệp và độc lập, tình trạng bất bình đằng, thiếu minh bạch và công bằng cũng như những “sai sót” trong quá tình bầu cử sẽ được hạn chế tối đa.

3.2.5.2. Kiên quyết chống gian lận, chống bệnh hình thức trong bầu cử

- Cần bãi bỏ hình thức “thi đua” trong bầu cử, không khuyến khích hoặc khen thưởng những đơn vị bầu cử có số người đi bầu cao nhằm làm giảm các hành vi gian lận trong bầu cử. Điều này cũng như việc để hạn chế tiêu cực trong thi cử phải xóa bỏ “bệnh thành tích” trong giáo dục vậy.

- Yêu cầu các đơn vị bầu cử mở và đóng hòm phiếu đúng giờ quy định, không khuyến khích hoàn thành sớm việc bỏ phiếu ở các khu vực bỏ phiếu. Việc kéo dài thời gian bầu cử cũng sẽ tạo điều kiện cho nhiều người tự tham gia vào hoạt động này mà không phải “uỷ quyền” cho người khác.

119

KẾT LUẬN

Trong xã hội dân chủ hiện đại, những cuộc bầu cử tiến bộ và công bằng có tầm quan trọng đặc biệt với vai trò hợp pháp hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước dựa trên sự nhất trí của người dân. Cũng theo đó, hệ thống bầu cử nào cho kết quả bầu cử càng tiệm cận ý chí nhân dân, hệ thống bầu cử đó càng dân chủ. Vì vậy, để các đại biểu được bầu thật sự xứng đáng với sự ủy nhiệm của nhân dân thì một tiêu chí không thể thiếu của một cuộc bầu cử dân chủ và tiến bộ đó là phải đảm bảo được tính cạnh tranh cần thiết. Đây cũng là xu hướng dân chủ mang tính phổ biến trên thế giới hiện nay.

Trong những năm gần đây, mức độ dân chủ trong bầu cử Quốc hội ở Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, từ các tiêu chí về một cuộc bầu cử dân chủ và cạnh tranh, cần nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quy trình bầu cử, từ khâu hiệp thương, giới thiệu ứng cử viên, cung cấp thông tin về các ứng cử viên cho những người tham gia bầu cử, vận động bầu cử đến việc phân chia đơn vị bầu cử và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử... Dựa trên tinh thần khách quan và khoa học, kết quả của việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng các quá trình đó cho thấy bầu cử Quốc hội ở Việt Nam còn chưa đảm bảo tính cạnh tranh cần thiết để ngày bầu cử thực sự là “ngày hội dân chủ” của toàn dân.

Do vậy, trong điều kiện hội nhập và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, việc đổi mới công tác bầu cử Quốc hội theo hướng đảm bảo tính cạnh tranh là yêu cầu tất yếu, khách quan, cần thực hiện ngay nhưng phải có phương hướng, bước đi rõ ràng sao cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và xu hướng tiến bộ của thế giới. Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử Quốc hội sẽ là tiền đề để nâng cao chất lượng ĐBQH, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

120

của Quốc hội, đáp ứng những đòi hỏi và thách thức của sự nghiệp đổi mới. Với ý nghĩa quan trọng đó và trên cơ sở những tồn tại, bất cập của hệ thống, mỗi công đoạn của quy trình bầu cử cần phải có những giải pháp nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các ứng cử viên.

Theo đó, tính cạnh tranh trong bầu cử Quốc hội phải mở rộng theo hướng tăng cường số dư ngay từ vòng tuyển chọn đầu tiên; khuyến khích và tạo điều kiện cho các ứng cử viên “ganh đua” thực sự trong vận động tranh cử; tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin về các ứng cử viên cho cử tri; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam; đảm bảo quyền bầu cử trực tiếp của cử tri; đảm bảo sự khách quan, công bằng và minh bạch trong phân chia đơn vị bầu cử và trong hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử. Có như thế, nhân dân mới tìm được đúng người đủ đức, đủ tài để tin tưởng giao phó quyền lực cho họ, để họ đại diện cho tiếng nói của nhân dân trong Quốc hội và đứng ra gách vác công việc nước nhà. Qua đó, sự gắn kết, trách nhiệm giữa các vị đại biểu nhân dân với cử tri cũng được xác lập rõ ràng và chặt chẽ hơn. Không những thế, những cuộc bầu cử đảm bảo tính cạnh tranh cũng sẽ loại bỏ những kẻ cơ hội, xu nịnh, coi là phiếu cử tri là “bàn đạp” để thăng quan, tiến chức.

121

Một phần của tài liệu đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 120 - 125)