Tôm gồm các bộphận:
- Chủy: cứng, có răng cưa. Phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng.
- Mũi khứu giác và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm - 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
- 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò - Cặp chân bụng: bơi
- Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay
xuống thấp.
- Bộphận sinh dục phía dưới bụng
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực.
Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở
ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
3.2.1.2 Phân bố
Phạm vi phân bốrộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nh́n chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.
Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ
vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.
3.2.1.3 Chu kỳsống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:
Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tựsống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
+ N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm + N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm + N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm + N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
+ N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
Zoea:3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.
+ Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt. + Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
+ Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước,
đầu đi sau.
+ M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏlại.
+ M2: dài khoảng 4.0mm.
+ M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện
răng trên chủy.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từtháng thứ8 trở đi. Xác định sựthành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh
ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ
khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng
để xác định khi con đực nặng từ50g trởlên.
Hormone điều khiển sựthành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone)
được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữvà khi cần thì tiết ra. Sựthành thục sinh dục của
tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳlộ xác, đem lại sựthành thục mau chóng hơn.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái
thành thục ngoài tựnhiên có trọng lượng từ100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ
200.000- 600.000 trứng.
Tôm cái đẻtrứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ởnhiệt độ27-28C sẽnởthành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh
năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳchính: tháng 3-4 và tháng 7-10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái khoảng 2 năm.
3.2.1.4 Tập tính ăn
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thểhai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷsinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng
càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạdày.
3.2.1.5 Khả năng thích nghi với môi trường
a) Nền đáy
Nền đáy thủy vực có ảnh hưởng khá lớn đối với sựphân bốcủa các loài tôm trong tự nhiên. Một số loài thích nền cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn
cao như tôm sú, tôm rằn, tôm he Nhật, tôm gậy, tôm chì,... các loài này thường có màu sắc đa dạng. Và nhiều vân màu, xen kẻ trên thân, trong khi đó có một số loài thích thủy vực rộng, nền đáy bùn, bùn cát, có nồng độmuối tương đối thấp như tôm
thẻ, tôm đất, tép bạc,... các loài này thường có màu không rực rỡ, (ngoại trừmột số loài như tôm sắt, tôm giang,...).
b) Nhiệt độ
Nhiệt độlà nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ nh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể(biểu hiện bên ngoài là sựngừng bắt mồi,
ngưng hoạt động và nếu kéo dài thời gian có nhiệt độthấp tôm sẽchết). Khi nhiệt độ
quá giới hạn chịu đựng kéo dài thì tôm bị rối loạn sinh lý và chết (biểu hiện bên
ngoài là cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm yên, ngừng ăn, tăng cường hô hấp). Các loài tôm khác nhau có sự thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau, khả năng thích ứng này cũng theo các giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời, Tôm con có khả năng chịu đựng vềnhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành.
Bình thường ở nhiệt độ 280C sú lớn tương đối chậm, ở nhiệt độ 300C tôm sú lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc các dịch bệnh như bệnh MBV (Monodon Baculor Virus). Nhiệt độ tối ưu cho tôm sú phát triển tại các vùng ao hồ nhiệt đới 280C – 300C.
Khi nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm sú quanh năm trong khi Miền Bắc chỉnuôi tôm sú trong mùa nóng.
c) Nồng độmuối
Tôm sú là một loài rộng muối, sống được ở độ mặn 1 – 2 %0 và cả ở biển. Tôm thích hợp nhất cho sự tăng trưởng ở độ mặn từ 15 – 20 %o. Độ mặn làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng của tôm. d) pH
pH của nước thường biến động theo tính chất môi trường nước và nền đáy
thủy vực, trong tựnhiên tôm thích nghi với pH biến động từ6.5- 8.5, trên hoặc dưới giới hạn này sẽkhông có lợi cho sự phát triển của tôm, pH thích hợp cho hoạt động của Tôm là từ7-8.5.
3.2.2 Tôm thẻchân trắng (White leg shrimp)
3.2.2.1 Cấu tạo
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình
thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳlà phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳcó 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ởphía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứhai.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson
(gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụvà chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ
nhất chân ngực.
3.2.2.2 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái
Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.
3.2.2.3 Chu kỳsống của tôm sú
- Thời kỳphôi
Thời kỳphôi bắt đầu từkhi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tuỳthuộc vào nhiệt độ nước.
- Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng Tôm Thẻ chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, gồm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn Nauplius (N): Ấu trùng N của Tôm chân trắng trải qua 6 lần lột
xác và có 6 giai đoạn phụ (N1- N6). Ấu trùng N bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận
động theo kiểu zic zắc, không định hướng và không lien tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dường bằng noãn hoàng dựtrữ.
+ Giai đoạn Zoea (Z): Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ(Z1 –Z3) thay đổi hẳn về hình thái so với N. Ấu trùng Z bơi lội nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt đôi 2 phân nhánh kép) và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng về phía trước, ấu trùng Z bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức chủyếu là ăn lọc. Ở giai đoạn này, ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân liên tục tạo thành đuôi phân kéo dài ở phía sau – đây là đặc
điểm đểnhận biết giai đoạn này. Vì vậy, khi nuôi ấu trùng Z, thức ăn cần được cung cấp đạt mật độ thích hợp, đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng. Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn có khả năng bắt mồi và ăn được các động vật nổi có kích
thước nhỏ đặc biệt vào cuối giai đoạn này Z3. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z
thường kéo dài khoảng 30-40h, trung bình 36h ởnhiệt độ28-290C.
+ Giai đoạn Mysis (M): Giai đoạn này gồm có 3 giai đoạn phụ (M1-M3), ấu trùng M sống trôi nổi có đặc tính treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống dưới.
Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược vận động chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bò. Ấu trùng M bắt mồi chủ động, thức ăn chủyếu là động vật nổi. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2. Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống với giai đoạn Z.
+ Giai đoạn Postlarvae (PL): Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng
sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định
hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủyếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của
PL được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi
chúng bắt đầu chuyển ngay sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9- PL10.
Trong phân chia các giai đoạn ởvòng đời Tôm Thẻchân trắng từkhoảng PL5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên.
- Thời kỳ ấu niên
Ởthời kỳnày, hệthống mang của tôm đã hoàn chỉnh. Tôm chuyển sang sống
đáy, bắt đầu bò bằng chân và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển. Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản xuất tức là PL5-PL20.
- Thời kỳthiếu niên
Tôm bắt đầu ổn định tỷlệ chân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Giai đoạn này tương đương
với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đầu xuất hiện sự sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính – con cái lớn nhanh hơn con đực.
- Thời kỳsắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện,
tôm đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu. Hiện tượng sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong
thời kỳnày.
- Thời kỳ trưởng thành
Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng sống ở vùng xa bờ nơi có độtrong
cao và độmặn ổn định.
3.2.2.4 Tập tính ăn
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, nhu cầu đối với thức ăn mang tính động vật cũng khá nghiêm ngặt. Chỉ cần tỉ lệprotein trong thành phần thức ăn chiếm 20% trở
chân trắng có thể sửdụng nguồn thức ăn thực vật để thay thếthức ăn chăn nuôi cao
cấp giá thành cao, từ đó có thểtiết kiệm đáng kểchi phí nuôi tôm.
3.2.2.5 Khả năng thích nghi với môi trường
Ởvùng biển tựnhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độsâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn
nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 320C, tuy nhiên chúng có thểsống được ởnhiệt độ12 – 280C.
3.2.3 Một sốbệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh diện tích nuôi tôm, tình hình dịch bệnh ở tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng diễn biến ngày càng phức tạp. Nhưng
bệnh ởtôm chủyếu xuất hiện là sựkết hợp của 3 yếu tố:
- Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn
bào,…
- Sức đề kháng của vật chủyếu, vật chủmang các tác nhân gây bệnh.
- Điều kiện môi trường bất lợi cho vật chủvà tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
Ba yếu tốnày làm xuất hiện một sốbệnh như:
3.2.3.1 Bệnh hoại tử cơ (IMNV)
Năm 2002, bệnh hoại tử cơ xuất hiện lần đầu tiên ở Pernambuco, Đông Bắc Braxin. Bệnh do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra. Tôm thẻ chân trắng
được xem là vật chủ chính của IMNV do khả năng gây chết cao ở loài tôm này
(thường tỷ lệ gây chết khoảng từ 40 đến 70%). Bệnh hoại tử cơ gây chết với tỷlệ cao, đột ngột, thường xuất hiện sau khi độmặn hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột hoặc sau khi chài tôm.
Tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn cấp tính có dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng
và cơ đuôi có màu trắng đục, có thểdẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này. Đến giai đoạn mãn tính thì tôm nhiễm bệnh chết liên tục và kéo dài trong nhiều ngày.
Virus gây bệnh hoại tử trên tôm có vật chất di truyền là ARN mạch đôi,
không có màng bao với kích thước hệgen 7560 bp. Phân tích phát sinh loài dựa vào gen RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) đã cho thấy IMNV thuộc họ
Totiviridae, giống Giardiavirus. Mặc dù dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu mô bệnh học