Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆ U

3.2.3.Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm

3.2. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINHH ỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA TÔM

3.2.3.Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh diện tích nuôi tôm, tình hình dịch bệnh ở tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng diễn biến ngày càng phức tạp. Nhưng

bệnh ởtôm chủyếu xuất hiện là sựkết hợp của 3 yếu tố:

- Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn

bào,…

- Sức đề kháng của vật chủyếu, vật chủmang các tác nhân gây bệnh.

- Điều kiện môi trường bất lợi cho vật chủvà tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Ba yếu tốnày làm xuất hiện một sốbệnh như:

3.2.3.1 Bnh hoi tử cơ (IMNV)

Năm 2002, bệnh hoại tử cơ xuất hiện lần đầu tiên ở Pernambuco, Đông Bắc Braxin. Bệnh do Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra. Tôm thẻ chân trắng

được xem là vật chủ chính của IMNV do khả năng gây chết cao ở loài tôm này

(thường tỷ lệ gây chết khoảng từ 40 đến 70%). Bệnh hoại tử cơ gây chết với tỷlệ cao, đột ngột, thường xuất hiện sau khi độmặn hay nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột hoặc sau khi chài tôm.

Tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn cấp tính có dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng

và cơ đuôi có màu trắng đục, có thểdẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này. Đến giai đoạn mãn tính thì tôm nhiễm bệnh chết liên tục và kéo dài trong nhiều ngày.

Virus gây bệnh hoại tử trên tôm có vật chất di truyền là ARN mạch đôi,

không có màng bao với kích thước hệgen 7560 bp. Phân tích phát sinh loài dựa vào gen RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) đã cho thấy IMNV thuộc họ

Totiviridae, giống Giardiavirus. Mặc dù dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu mô bệnh học của bệnh hoại tử cơ giống với bệnh trắng đuôi trên tôm biển nhưng bệnh trắng đuôi

do một loài virus khác gây ra là Penaeus vannamei novavirus – PvNV.

Ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành, tôm thẻchân trắng rất nhạy cảm với

IMNV. Cơ quan đích được ghi nhận khi virus tấn công thường là cơ vân, mô liên kết, tế bào máu và cơ quan bạch huyết.

IMNV có khả năng lây truyền theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn tôm nhiễm IMNV hoặc lây lan qua nguồn nước. Khả năng truyền bệnh theo chiều dọc từbốmẹ

sang con cũng có thểxảy ra nhưng đến nay vẫn chưa xác định được là do nhiễm bên ngoài trứng hay bên trong buồng trứng.

Hiện nay, phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng là một phương pháp

phòng bệnh hiệu quả tại các trại sản xuất giống. Đối với các ao nuôi tôm thịt, chọn lọc và kiểm tra con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, không nhiễm IMNV cũng là một cách phòng bệnh.

3.2.3.2 Hi chng Taura (TSV)

Hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng được mô tả lần đầu tiên vào năm

1992 tại Ecuador. Bệnh do Taura syndrome virus (TSV) gây ra. Tôm thẻchân trắng và tôm xanh Nam Mỹ (P. stylirostris ) được xem là vật chủ chính của hội chứng Taura. TSV có vật chất di truyền là ARN mạch đơn, không có màng bao với kích

thước bộ gen là 10.205 bp. Đầu tiên, TSV được phân loại thuộc họ Piconarviridae

nhưng gần đây đã được tái phân loại vào họ Dicistroviridae. Hội chứng Taura gây chết với tỷ lệ cao (thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90%) và lây lan nhanh. Bệnh

thường trải qua 3 giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, tôm thẻchân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là phần đuôi. Ngoài ra, tôm

còn có dấu hiệu khác như mềm vỏ và ruột rỗng. Ở giai đoạn này tỷlệtôm chết cao.

Sang giai đoạn chuyển tiếp, tôm có những thương tổn màu nâu đen vỏ, có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và chuyển màu đỏ, thậm chí còn có biểu hiện hoạt động bình thường. Tôm sống sót qua giai đoạn cấp tính và mãn tính sẽchuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh lý có thểbiến mất sau những lần lột xác nhưng tôm vẫn còn mang virus. Mặc dù tôm nhiễm TSV ở giai

đoạn mãn tính có thểbiểu hiện bình thường nhưng khả năng chịu đựng khi độ mặn giảm kém hơn tôm khỏe.

Hội chứng Taura được ghi nhận trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm

nuôi. Cơ quan đích mà TSV tấn công được ghi nhận là tếbào biểu mô của các phần phụ, vỏ, ruột trước, ruột sau và mang, hay mô liên kết, cơ quan tạo máu, cơ quan

bạch huyết và tuyến râu. Hội chứng Taura có khả năng truyền bệnh theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Lây lan theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn thịt tôm nhiễm TSV hoặc lây truyền qua nguồn nước. Khả năng lây lan theo chiều dọc từbốmẹsang con cũng có thểxảy ra nhưng điều này vẫn chưa được thực nghiệm chứng minh.

Đểphòng bệnh hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng, kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ và con giống là phương pháp tốt nhất. Bên cạnh đó, nước trước khi cấp vào ao nuôi phải được lắng lọc, quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi kết hợp với việc chọn thức ăn có chất lượng bảo đảm và quan sát, theo dõi tình hình ao nuôi hàng ngày cũng giúp ích cho quá trình phòng bệnh.

3.2.3.3 Bệnh đốm trng (WSD)

Bệnh đốm trắng xuất hiện lần đầu vào năm 1992 tại Trung Quốc. Bệnh nhanh

chóng bùng phát và lây lan sang các nước khác như Đài Loan, Nhật Bản và trở

thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn châu Á và châu Mỹ. Bệnh có khả năng gây

chết cao, tỷ lệ gây chết lên đến 100% sau 3 đến 10 ngày phát bệnh. Bệnh do White spot syndrome virus (WSSV) gây ra. WSSV là virus có hệ gen lớn nhất với kích

thước khoảng 300 kb tùy theo dòng. Vật chất di truyền của WSSV là ADN sợi đôi,

có có màng bao, virus có dạng hình elip có một đuôi phụ ở một đầu. WSSV được phân loại thuộc giống mới Whispovirus, họmới Nimaviridae.

WSSV có phổloài nhiễm bệnh rộng, có thểgây bệnh trên tôm, tép, tất cảcác loài giáp xác 10 chân, cua … Khi bị bệnh tôm có nhiều đốm trắng kích thước từ0,5 - 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau

đó lan toàn thân. Bên cạnh đó, tôm bệnh hoạt động kém, bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt

nước hay dạt vào bờ ao Đôi khi, tôm còn có hiện tượng đỏ thân. Bệnh thường xuất hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi nuôi, khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễxuất hiện. Đối với tôm thẻ chân trắng, nhiệt độ được ghi nhận có ảnh hưởng đến biểu hiện của bệnh đốm trắng. Thực nghiệm cho thấy ở 32°C, WSSV không tiếp tục phát triển trên tôm nhiễm bệnh nhưng khi nhiệt độ hạxuống 25°C thì tôm chết hoàn toàn. Nghiên cứu này cho thấy quá trình sao chép của WSSV giảm rõ rệt hoặc ngưng trong điều kiện nhiệt độ tăng. Điều này cũng giải thích được tại sao dịch bệnh đốm trắng hay bùng phát trong mùa mưa.

Virus gây bệnh đốm trắng có thể nhiễm ở các cơ quan như mang, biểu bì ruột, dạdày.... Bệnh có khả năng nhiễm trên mọi giai đoạn phát triển của tôm. Mầm bệnh lây truyền theo cảchiều dọc từbốmẹsang con và cảchiều ngang trong đó lây

truyền qua đường ngang là chính: từ các loài giáp xác (cua, tép, chân chèo) nhiễm

WSSV trong ao, do tôm ăn thức ăn nhiễm virus, do nguồn nước có WSSV và do tôm khỏe ăn tôm chết do WSSV trong ao.

Đểphòng bệnh bệnh tốt cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau: (i) Xét nghiệm, chọn tôm bố mẹ, tôm giống không nhiễm WSSV, có chất lượng tốt; (ii) Chọn mùa vụ nuôi thích hợp; (iii) Nguồn nước cho vào ao nuôi không được lấy trực tiếp từ tự

nhiên, phải được lắng lọc; (iv) Ngăn chặn sựxâm nhập của các tác nhân chuyên chở

mầm bệnh như các loài giáp xác hoang dã; (vi) Quản lí và theo dõi chặt chẽ môi

trường nước ao.

3.2.3.4 Bnh hoi tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biu mô (IHHNV)

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô xuất hiện lần đầu tiên

vào năm 1981 ởHawaii và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Mỹvà châu Á. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra. IHHNV là virus gây bệnh trên tôm có hệ gen nhỏ nhất, kích thước hệgen là 4,1 kb. Vật chất di truyền của virus là ADN sợi đơn, không có màng bao. IHHNV được phân loại thuộc họ Parvoviridae, có thể

thuộc giống mới Brevidensovirus.

Mặc dù bệnh không gây chết nghiêm trọng trên tôm thẻ chân trắng nhưng

bệnh làm giảm khả năng tăng trưởng của tôm đến 30% và gây ra hội chứng “còi cọc dị hình”. Tôm nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong (thường cong khoảng 45 đến 90° sang trái hoặc phải) hoặc dị hình, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, vỏthô ráp,… Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô làm giảm sản lượng và gây thiệt hại vềkinh tếvì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh

IHHNV được ghi nhận trong tất cả các giai đoạn phát triển của tôm nuôi. IHHNV có thểtấn công ở các cơ quan như mang, biểu mô, mô liên kết, cơ quan tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

máu, cơ quan bạch huyết, tuyến râu,... Mầm bệnh lây truyền theo cả chiều dọc và chiều ngang. Lây lan theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn thịt tôm nhiễm IHHNV hoặc lây truyền qua nguồn nước. Khả năng lây lan theo chiều dọc từ bố mẹ sang con thông qua trứng bị nhiễm IHHNV.

Cách phòng bệnh hiệu quảnhất vẫn là sửdụng tôm bốmẹcó chất lượng cao, sạch bệnh. Phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả tại các trại sản xuất giống. Đối với các ao nuôi tôm thịt, chọn lọc và kiểm tra con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, không nhiễm IHHNV cũng là một cách phòng bệnh.

3.2.3.5 Bệnh đầu vàng (YHV)

Bệnh đầu vàng được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1991 tại Thái Lan và nhanh chóng lây lan sang các nước châu Á. Bệnh gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến

100% sau 3 đến 5 ngày nhiễm bệnh. Tác nhân gây bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (Yellow head virus - YHV) và virus gây hội chứng liên quan đến mang (Gill-associated virus – GAV). Vật chất di truyền của YHV là ARN sợi đôi,

có màng bao, hình que với hệ gen có kích thước 26 kb. Cho đến hiện nay, YHV

được ghi nhận có 6 kiểu gen khác nhau. YHV và GAV được phân loại thuộc họ

Roniviridae, giống Okavirus.

Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện vàng hoặc nâu ở mang, vàng ở phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, sưng tuyến tiêu hóa làm cho đầu xuất hiện màu vàng. Thực nghiệm chứng minh YHV có thể gây chết tôm ở tỷ lệ cao mặc dù tôm cảm nhiễm không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh đầu vàng.

YHV thường nhiễm ở các cơ quan bạch huyết, các mô liên kết, tuyến sinh dục, buồng trứng, tếbào biểu bì ruột .... Bệnh đầu vàng lây lan theo cảchiều ngang và chiều dọc. Lây lan theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn thịt tôm nhiễm YHV/GAV hoặc lây truyền qua nguồn nước. Khả năng lây lan theo chiều dọc từbốmẹsang con thông qua trứng bị nhiễm bệnh.

Áp dụng phương pháp phòng bệnh và ngăn ngừa sựlây lan của dịch bệnh này bằng cách chọn lọc và kiểm tra con giống sạch bệnh trước khi thả nuôi, xử lý chất

lượng nguồn nước và môi trường xung quanh cho phù hợp.

3.2.3.6 Bệnh do nguyên sinh động vt

Bệnh do nguyên sinh động vật gây ra phổ biến khi tôm trong ao bị yếu, tác nhân chính là các loại Zoothamnium, Epistylis bám vào cơ thể tôm, cùng với tảo và các chất bẩn bám vào bềmặt thân tôm gây ra cảm giác tôm bị đóng rong, bẩn mình.

Giữ cho môi trường ao nuôi sạch bằng cách bón vôi nông nghiệp CaCO3 hoặc Dolomite. Tăng cường quạt nước làm sạch đáy ao và duy trì hàm lượng oxy hòa tan ở mức cao. Khi bị bệnh nặng có thểdùng formol xửlý ao với liều lượng 15 – 20 ppm vào buổi sáng, có thểxửlý lặp lại sau 5 – 7 ngày kết hợp mở máy sục khí mạnh và thay bớt một phần nước trong ao kích thích tôm lột vỏ.

3.2.3.7 Bệnh do môi trường

a) Bệnh đen mang

- Trong ao xảy ra hiện tượng tảo tàn, đáy ao bị ô nhiễm các vật chất hữu cơ lơ lửng trong ao bám vào mang tôm làm mang chuyển sang màu nâu, đen.

- Tôm sống trong điều kiện kiện pH thấp, ao có nhiều ion kim loại nặng như

Fe3+, Al3+, muối ion kim loại này kết tụtrên mang làm cho mang có màu đen.

- Ngoài các yếu tố môi trường, bệnh đen mang cũng còn do nhiều tác nhân

gây ra như: vi khuẩn, nấm.

Khi có hiện tượng bệnh lý cần xem xét kỹ đểbiết tôm bị đen mang do nguyên nhân nào. Trước hết phải thực hiện tốt các biện pháp cải thiện môi trường, nếu bệnh vẫn không khỏi cần phải xửlý hóa chất như formol, Iodine, BKC.

b) Bệnh phòng mang, vàng mang

Bệnh này thường xuất hiện trong ao nuôi khi đáy ao bị ô nhiễm, chất hữu cơ

tích tụ nhiều, hàm lượng khí độc NH3, H2S tăng lên. Bên cạnh đó pH cũng thường

tăng cao và thường xuyên biến đổi. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi lại giảm xuống. Đây chính là những nguyên nhân gây ra bệnh phồng mang, vàng mang.

Đây là bệnh do môi trường gây ra do đó muốn phòng trị bệnh này cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 40 - 44)