CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 67)

ĐỘNG NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN

Trên thực tế phát triển sản xuất tôm ở tỉnh Cà Mau có thể khẳng định rằng: Để ổn định và phát triển vùng sản xuất tôm, các cấp, các Ngành cần nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò quan trọng của con tôm đối với người dân nuôi tôm, phải xem đó là “ vấn đề sống còn của người dân, vấn đề ra các chính sách phù hợp phát triển

nghề nuôn tôm, nhằm đưa con tôm ở tỉnh Cà Mau ngày càng có giá trị kinh tế cao,

cải thiện đáng kể bộ mặt của đời sống nông dân. Để làm được điều này thì một số

giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu sau đây cần được thực hiện:

5.2.1 Vấn đề về quản lý nguồn nước

Xử lý nước cấp cho ao nuôi: Trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm

giống phải lấy nước vào ao chứa lắng để xử lý sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiễm

bẩn phải tiến hành xử lý bằng chlorin với nồng độ 15 – 30 ppm trong 12 giờ hoặc

formol nồng độ 30 ppm rồi mới được cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.

Lấy nước vào ao nuôi: Ao nuôi tôm sau khi đã được hoàn tất công tác chuẩn

bị và thả giống phải lấy nước đã qua xử lý vào để nâng mức nước của ao lên 0,8 – 1,0 m. Sau tháng thứ nhất, tăng mức nước ao nuôi tới độ sâu 1,2 – 1,5 m. Từ tháng

thứ 3 trở đi phải: thường xuyên duy trì độ sâu nước ao nuôi tôm 1,5 – 2,0 m.

Bổ sung nước cho ao nuôi: Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn nước tăng cao phải kịp thời bổ sung nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và

độ mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới bổ sung mỗi lần khoảng 10 – 15% khối lượng nước ao.

Thay nước cho ao nuôi: Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị bệnh

hoặc tôm khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 – 15% khối lượng nước ao, để thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý cho ao. Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30% phải bổ sung nguồn nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới

30%.

Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi: Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ sâu, độ trong và màu nước ao.

Xử lý nước thải: Nước ao nuôi tôm thải ra trong quá tình thay nước phải được

xử lý nước thải rồi mới được thải ra môi trường ngoài ao. Xử lý nước thải bằng

chlorin với nồng độ 30 ppm trong thời gian 01 ngày rồi mới được thải ra ngoài.

5.2.2 Giải pháp vềnguồn vốn

Đối với các nông hộ nuôi tôm bị hạn chếvề vốn trong quá trình sản xuất, thì các nông hộ cần tiếp cận nhanh nguồn vốn vay ưu đãi ở các tổchức tín dụng ở địa

phương, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Các nông hộnên tham gia vào các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản

để được hỗtrợvềnguồn vốn. Nên triển khai mô hình liên kết, trong đó với một đơn

vị diện tích đất nuôi tôm công nghiệp, người nuôi cần góp tối thiểu 25% vốn qua máy móc, trang thiết bị, con giống, lao động, nhiên liệu...; doanh nghiệp cung cấp

vật tư hỗ trợ người nuôi tôm tối thiểu 35% thông qua hình thức bán hàng trả sau không tính lãi; ngân hàng cho vay tối thiểu 40% vốn qua hình thức cho vay thếchấp.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách ưu đãi

đểhỗtrợnguồn vốnnhư lãi suất, thời hạn vay, hạn mức cấp tín dụng, đồng thời hạn chếnhững thủtục không cần thiết để người dân có thểtiếp cận nhanh chóng nguồn vốn nhằm thực hiện vụnuôi tôm.

5.2.3 Giải pháp vềcon giống

Trước khi mua tôm giống để thả nuôi thì người dân cần yêu cầu cơ sở sản xuất tôm giống phải kiểm tra dịch chất lượng tôm giống tại Trạm kiểm dịch thú y thủy sản hay Chi cục thủy sản.

Ngoài ra, người dân nên cải tiến, nâng cao tay nghề của bản thân để có thể

nhận biết những con giống mang mầm bệnh. Theo Tổng cục Thủy sản, một trong những nguyên nhân làm tôm bị hoại tử gan tụy là do một số dòng tôm được chọn giống theo hướng tăng khả năng sinh trưởng, từ đó làm tôm giảm khả năng thích ứng. Nên khi bị sốc môi trường hoặc có tác nhân gây bệnh, tôm sẽ chết hàng loạt.

Thông qua điều tra trực tiếp tại tỉnh Cà Mau, thì có một số hộ nhận biết mầm bệnh này nhờ việc nhìn đầu tôm, bụng tôm và đuôi tôm và thực tế cho thấy họ đã giảm

được bệnh hoại tửgan tụy trong ao đầm mà họnuôi qua lợi nhuận đạt được. Vì vậy,

người dân nên thành lập những hợp tác xã để cùng nhau chia sẻkinh nghiệm từkhâu bắt giống giảm bớt thiệt hại.

5.2.4 Giải pháp vềkỹthuật

Do lực lượng cán bộ kỹthuật khuyến ngư, khuyến nông của tỉnh, huyện còn thiếu nên không thể theo dõi được hết những diễn biến của đầm nuôi trong khi diện

tích ngày càng tăng lên. Vì vậy cách tốt nhất người dân nên tham gia các lớp hỗtrợ

tập huấn kĩ thuật do địa phương tổ chức để biết cách sử dụng giống, sử dụng thức

ăn, kỹthuật nuôi tôm, cách sửdụng thuốc trị bệnh,… sao cho hiệu quả.Dưới đây là

một sốkỹthuật cơ bản trong quá trình nuôi tôm mà người dân nên tham khảo:

5.2.4.1 Đối với các yếu tố trong môi trường nước

Các yếu tố trong môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi tôm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm. Do đó, trước khi thả nuôi tôm thì người nuôn cần phải nắm vững về kỹ thuật xử lý các yếu

Bảng 5.1: Một số yêu cầu về điều kiện tự nhiên ao nuôi tôm

Điều kiện Yêu cầu kỹ thuật

1. Độ mặn (%0) Từ 10 đến 30 (thích hợp 15 – 30) 2. Độ trong (cm) 30 – 40 3. Oxy (mg/ L) 4 – 8 4. Độ cứng (CaCO3) (mg/L) >80 5. Độ pH nước 7,5 – 8,5 6. Độ kiềm (ppm) 100 – 200 7. NH3(mg/L) <0,10

(Nguồn: Tiêu chuẩn ngành – 28 TCN 171:2001)

5.2.4.2 Vấn đề về quản lý sức khỏe tôm

Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào ban đêm để kịp thời

phát hiện những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Định kỳ 10 ngày lấy mẫu 01 lần để quan sát phần phụ, màu sắc thân tôm,

thức ăn trong dạ dày, ruột, mang, gan tụy.

5.2.4.3 Vấn đề về quản lý ao nuôi

a) Diện tích ao nuôi tôm

Tại vùng nghiên cứu, đa số các nông hộ nuôi tôm đều bắt nguồn từ tự phát,

kỹ thuật nuôi còn khác lạc hậu, hạn chế nhiều về vốn, khả năng tiếp cận tiến bộ khoa

học kỹ thuật còn kém. Do đó, để đạt hiệu quả tài chính cao trong quá trình nuôi tôm thì các hộ nuôi tôm ở vùng này nên xây dựng ao nuôi có diện tích bình quân từ 1500 đến 4000 m2 là phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm.

Nếu ao nuôi tôm quá lớn trong khi trình độ kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế, lượng thức ăn cho tôm ăn không đều nhau, nguồn nước dễ bị ô nhiễm do ao nuôi

quá lớn rất khó cho quá trình xửl ý nguồn nước trong ao, nếu trong ao nuôi có tôm

bị bệnh thì sẽ lây lan rất nhanh dẫn đến tình trạng tôm chậm phát triển, nếu không

xử lý kịp thời tôm sẽ chết hàng loạt.

b) Hình dạng ao nuôi

Do diện tích đất sử dụng cho quá trình nuôi tôm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu còn thấp, do đó, xây dựng ao nuôi dạng hình chữ nhật là hợp lý nhất,

thuận tiện cho công tác quản lý và chăm sóc ao nuôi, ao hình chữ nhật với chiều dài

hơn sẽ hứng gió tốt hơn tạo ra sóng, dẫn đến tạo ra nhiều oxy hơn cho ao nuôi tôm. Đối với những nông hộ có diện tích nuôi tôm lớn hơn thì nên chia ra nhiều ao

nhỏ có dạng hình vuông để hạn chế dịch bệnh lây lan nhanh. Xây dựng nhiều ao nhỏ

sẽ tốn kém hơn, tuy nhiên về công tác quản lý dịch bệnh, chăm sóc ao sẽ thuận tiện hơn. Nguồn nước ít bị ô nhiễm hơn bởi các tạp chất và chất thải của tôm (do nuôi số lượng nhiều).

Tóm lại, hình dạng ao nuôi tôm là hình vuông, hoặc hình chữ nhật đều chỉ có kích thước phù hợp với tỷ lệ kích thước chiều dài/chiều rộng không lớn hơn 1,5/1,0.

c) Vệ sinh và chăm sóc ao nuôi tôm

Thường xuyên vệ sinh lưới chắn rác, lưới lọc nước, sàn ăn, vớt các rác bẩn,

rong tảo quanh bờ, góc ao, cửa cống, quạt nước. Định kỳ 5 – 7 ngày/ lần, tiến hành vệ sinh làm sạch mùn bã hữu cơ lắng đọng ở đáy ao.

Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn hơn 5mg/lít

theo yêu cầu kỹ thuật nuôi bằng các biện pháp sau: Mỗi ao phải co 01 máy nến thổi

khí sục từ đáy ao lên để tăng lượng oxy hòa tan và phân bố đều oxy trong nước. Mỗi

ao phải đặt ít nhất 2 dàn quạt nước để tăng lượng oxy hòa tan và tạo dòng chảy thu

gom chất thải vào giữa đáy ao. Thời gian, chế độ hoạt động của các máy trên phụ

thuộc vào lượng oxy hòa tan trong nước, vào mật độ và kích cỡ tôm nuôi. Nói

chung, số giờ hoạt động tăng từ vài giờ mỗi ngày trong tháng nuôi đầu tiên đến 14 – 16 giờ mỗi ngày khi đến gần thời điểm thu hoạch. Những ngày thời tiết xấu có thể

cho máy hoạt động liên tục cả ngày.

Định kỳ 10 ngày 01 lần lấy mẫu tôm nuôi (30con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Hai tháng đầu lấy mẫu bằng vó, từ tháng thức 03 trở đi lấy mẫu bằng

chài.

Thường xuyên kiểm tra ao, nếu phát hiện có cá tạp phải kịp thời dùng thuốc

diệt tạp để xử lý.

5.2.4.4 Giải pháp về nơi hộ nuôi

Vấn đề chuẩn bị ao nuôi: Cải tạo bằng cách tháo cạn nước trong ao, cạn bỏ

bùn và bã hữu cơ đây ao sang khu vực chờ xử lý, rửa sạch nền đáy, cầy lật rồi san

bằng nền đất đáy ao.

Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy.

Cống cấp nước và tiêu nước được đặt ở 02 bờ đối diện với yêu cầu như sau:

- Cao trình đáy cống cấp nước: cao hơn đáy ao 0,8 – 1,0 m. - Cao trình đáy cống tiêu nước: thấp hơn đáy ao 0,2 – 0,3 m.

Nếu khu vực thường xuyên xảy ra dịch bệnh đối với tôm, thì không nên tiếp

tục thả nuôi mà cần phải báo với chính quyền địa phương để có biện pháp giải quyết

kịp thời. Trong trường hợp này, nông dân có thể đi thuê vùng nuôi tôm chuyên canh

để tiếp tục thả nuôi.

5.2.4.5 Vấn đề về quản lý khâu thu hoạch

Kiểm tra tôm trước khi thu hoạch: Dùng chai thu mẫu để bắt kiểm tra khối lượng trung bình và các biểu hiện bệnh lý của tôm nuôi. Nếu tôm đã đạt kích cỡ quy định bình quân trên 25g/cá thể phải tiến hành thu hoạch ngay.

Phương thức thu hoạch: Nếu tôm đạt kích cỡ đồng đều, có thể tiến hành thu toàn bộ tôm trong ao nuôi. Khi tôm trong ao có kích cỡ không đồng đều, hoặc giá

tôm trên thị trường đang tăng, có thể tiến hành thu tỉa những cá thể lớn hoặc thu một

phần khối lượng tôm trong ao.

Thời gian, biện pháp và dụng cụ thu hoạch: Thời gian thu hoạch tôm tốt nhất

là vào lúc tối trời (khi tôm đã lột vỏ xong) và vào lúc thời tiết mát. Dùng các loại

dụng cụ sau đây để thu hoạch tôm”

- Thu tỉa bằng chài, vó, đó.

- Thu toàn bộ bằng lưới kéo. Lưới xung điện.

Tôm thu hoạch xong phải được rửa sạch, phân cỡ và ướp lạnh để bảo quản tạm thời trước khi đưa đi tiêu thụ. Hoặc dùng xe bảo ôn chuyển ngay tôm vừa thu

hoạch đến các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm.

5.2.4.6 Vấn đềvqun lý vnuôi tôm

Người dân nên thảtôm từ tháng 11 năm trước, vì đây là mùa khô, ít mưa nên

lượng nước ở các sông cạn đi sẽ tạo điều kiện cho nước biển mặn xâm nhập vào,

điều này thuận lợi cho quá trình nuôi tôm. Nên hạn chếthả vào mùa mưa, bắt đầu từ

tháng 5, khi thả vào mùa này độmặn sẽgiảm xuống, nên người dân thường tận dụng lại nguồn nước đã nuôi ở vụ trước, mặc dù có cải tạo ao nhưng chất lượng nguồn

nước sẽ không được tốt, độ màu mỡ của đất cũng giảm, chứa nhiều mầm móng gây bệnh cho tôm hơn làm cho tôm chậm phát triển, năng suất thấp.

Ngoài ra, người dân nên tuân thủtheo lịch thời vụcủa Tổng cục Thủy sản, Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở tỉnh để tránh những khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường như nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, xâm nhập mặn, mưa bão, lũ

lụt đểgiảm thiệt hại cho vụnuôi.

5.2.5 Giải pháp vềgiá bán ra

Hiện nay, người dân không nên gây áp lực cho các doanh nghiệp thu mua, không nên thu hoạch vội để tránh bán giá không được như mong muốn mặc dù tôm

khá đạt. Người dân nên hạn chếthả tôm thẻ chân trắng cho các vụ sau để tránh sản

lượng tăng lên ồ ạt làm rớt giá nghiệm trọng.Người dân nên tham gia vào mô hình 4 nhà của chính quyền địa phương tỉnh Cà Mau để được ưu đãi từkhâu con giống đến khâu tiêu thụvà làm giảm bớt gánh nặng về giá cho người nuôi tôm lúc thu hoạch.

5.2.6 Giải pháp về cơ sởhạtầng cho người dân

Trước mắt, công ty điện lực EVN đang triển khai phủ hết điện 3 pha tại các vùng nuôi tôm công nghiệp, ban quản lý thủy lợi cũng đang nâng cấp riêng hệthống cấp thoát nước. Tuy nhiên, cách tốt nhất cho người dân hiện nay là không nên thấy lợi nhuận trước mắt mà tự phát nuôi tôm công nghiệp, điều này sẽ làm phân tán những hộnuôi tôm từ đó làm phá vỡquy hoạch tổng thể mà Nhà nước đã triển khai; tạo ra những hệlụy khác và tự gây khó khăn cho mình.

5.2.7 Giải pháp vềthị trường các yếu tố đầu vào

Giá các yếu tố đầu vào có xu hướng gia tăng qua các năm, cụ thể như thức

ăn, xăng dầu, thuốc và hóa chất tăng từ 10 – 15% mỗi năm làm đẩy giá thành lên

(chủ yếu cho tôm ăn dạng thức ăn viên công nghiệp có qua kiểm định chất lượng)

không cho ăn rãi rác tránh làm cho chi phí mua thức ăn cho tôm ngày càng cao. Các

nông hộ nên ký hợp đồng với các cơ sởsản xuất thức ăn cho tôm để tránh tình trạng

tăng giá thất thường. Hạn chế sửdụng xăng dầu trong sản xuất tôm, bởi vì hiện nay

giá điện rẽ hơn nhiều. Đối với thuốc và hóa chất không nên sử dụng thuốc và hóa chất một cách tùy ý, mà phải có sự hướng dẫn của các kỹ sư hoặc các bộChi cục thú y.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu và thực tiễn về quá trình phát triển nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau đã chứng tỏvị trí, vai trò không thể thiếu của con tôm trong quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tếcủa tỉnh, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.

Diện tích nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay tôm sú và tôm thẻchiếm vị trí quan trọng hơn so với các loại thủy sản khác.

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảsản xuất của việc nuôi tôm ở Cà Mau như: các vùng sản xuất khác nhau, quy mô sản xuất nhỏ lẻ ở các hộ gia

đình, các giống tôm được nuôi, giá cả thị trường, kỹ thuật canh tác của người dân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)