CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆ U
3.3. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NUÔI VÀ BÁN TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
3.3.1 Tình hình nuôi và bán tôm trên thếgiới
3.3.1.1 Tình hình nuôi tôm trên thếgiới
Nguồn cung tôm trên thị trường thế giới giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh EMS lan truyền ở các nước Đông Nam Á.
Thái Lan là nước sản xuất tôm lớn nhất trên thế giới, chiếm 30% lượng cung tôm ở Mỹvà châu Âu. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh EMS từ
cuối năm ngoái nên sản lượng tôm ở Thái Lan giảm đáng kể. Mặc dù hiện nay dịch bệnh đã được kiểm soát, nhiều người nuôi đã giảm mật độthảnuôi trong các ao nuôi
đểtránh dịch bệnh. Trong quý I năm 2013, sản lượng tôm giảm từmức trung bình là 100 nghìn tấn xuống còn 60 nghìn tấn. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong suốt quý II. Theo các cơ quan chức năng, sản lượng tôm năm nay của Thái Lan khó có thể vượt mức 300 nghìn tấn so với mức 500 nghìn tấn năm ngoái.
Tại Việt Nam, có gần 80% số hộ nuôi tôm ở ĐBSCL được thống kê bị ảnh
hưởng hội chứng EMS. Sản lượng tôm sú giảm 20-30%, do nhiều người nuôi tôm ở ĐBSCL đã chuyển sang nuôi tôm thẻchân trắng.
Xu hướng này cũng đang xảy ra ở Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm nuôi lớn thứ
khóa 2011-2012, mang lại cho ngành tôm Ấn Độ 3.5 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, sản
lượng tôm sú lại giảm do sự đa dạng hóa của các loài nuôi.
Malaysia và Trung Quốc cũng là những quốc gia chịu tác động mạnh của EMS khiến sản lượng tôm nuôi giảm. Trong 3 tháng đầu năm 2013, sản lượng tôm nuôi của Malaysia chỉ đạt 60 nghìn tấn, giảm mạnh so với 90 nghìn tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Tại Trung Quốc, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức về sản lượng tôm nuôi của nước này nhưng việc gia tăng nhập khẩu tôm trong thời gian gần đây
của Trung Quốc cũng phần nào cho thấy nước này có sựthiếu hụt tôm nguyên liệu.
3.3.1.2 Tình hình mua bán tôm trên thếgiới
Thiếu nguồn cung vào mùa cao điểm ở châu Á, khủng hoảng kinh tếkéo dài
ở châu Âu, đồng Yên Nhật yếu và các loại thuế áp cho mặt hàng tôm ở Mỹ là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại tôm trên thị trường thếgiới.
a) Thị trường Mỹ
Trong ba tháng vừa qua, hai sự kiện nổi bật trên thị trường tôm Mỹ là quyết
định của Hải quan Mỹ về việc áp thuế lên mặt hàng tôm đông lạnh từ 7 nước nhập khẩu như: Ecuador, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia và hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) ở một số nước châu Á, đã ảnh
hưởng đến tình hình nhập khẩu tôm vào thị trường này, đặc biệt là Thái Lan, nhà xuất khẩu tôm hàng đầu tại thị trường Mỹ.
Trong tháng 3/2013, tổng lượng nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹgiảm gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, giảm 8,3% do nguồn cung tôm từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc. Ấn Độ, với sản lượng tôm thẻchân trắng nuôi
tăng mạnh và không chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh EMS, đã nhanh chóng trở thành nguồn cung thay thế tại thị trường này. Nhập khẩu tôm của Ấn Độvào Mỹ trong 7
tháng đầu năm 2013 tăng 70%, từ26.247 tấn của cùng kỳ năm ngoái lên 44.417 tấn. Bên cạnh đó, sản lượng tôm ở các nước Mỹ la tinh, đặc biệt là Mexio cũng bị ảnh
hưởng nặng nề do bệnh đốm trắng, cũng góp phần đáng kể vào việc giảm nguồn cung cho thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, giá tôm trên thị trường Mỹ tăng cũng ảnh hưởng các hoạt động
thương mại tôm trên thị trường này. Từ tháng 5/2013 đến nay, giá bán buôn tôm các loại trên thị trường Mỹ đồng loạt tăng, khiến lượng nhập khẩu vào Mỹbắt đầu giảm.
Đây là lý do khiến các nhà thu mua tôm không sẵn lòng mua tôm với số lượng lớn. Các nhà nhập khẩu Mỹ đang chờ đợi các nước xuất khẩu giảm giá.
b) Thị trường Nhật
Nhập khẩu tôm các loại vào thị trường Nhật trong quý I/2013 giảm 1.1%,
trong đó tôm đông lạnh chiếm 68% trong tổng khối lượng tôm nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm chếbiến vào Nhật lại tăng 30% so với 25% của năm 2012.
Nguồn cung tôm sú từ các thị trường truyền thống như Ấn Độ và Việt Nam giảm. Giá nhập khẩu tôm cỡ 16/20, không đầu từ Indonesia là 16 đô la Mỹ/kg và từ
Ấn Độ và Việt Nam là 15 đô la Mỹ/kg. Giá tôm đông lạnh nhập khẩu tăng làm cho
việc tái chếtôm ở Nhật Bản ngày càng trở nên khó khăn, do vậy nhiều công ty đang
phải thay đổi chính sách và chuyển hướng sang nhập khẩu tôm chếbiến từThái Lan, Việt Nam và Indonesia.
c) Thị trường EU
Thị trường tôm EU vẫn trì trệvà các hoạt động thương mại tôm vẫn khá trầm lắng. Do thiếu nguồn cung và giá tôm tăng cao nên những nhà thu mua tôm ở EU không ký các hợp đồng lớn. Giao dịch thương mại chỉ diễn ra đối với các nhà xuất khẩu nhỏlẻ, do họcung cấp tôm với giá thấp hơn.
Trong 3 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu tôm vào EU đạt 115.500 tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu tôm từEcuador, nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường EU giảm 16,4%, trong khi nhập khẩu tôm từ Ấn Độ tăng 11,8% ,
Argentina 40% và Ấn Độ tăng 3,9%.
Trong số các nước nhập khẩu chính, Pháp và Ý là hai nước có mức tăng trưởng dương trong năm nay. Trong quý I/2013, nhập khẩu tôm vào thị trường Ý
tăng 7,8%, chủyếu từ các nước Tây Ban Nha (tăng 33,3%) và Ecuador (tăng 5,3%).
Nhập khẩu tôm vào thị trường Pháp tăng nhẹ, khoảng 1%, chủ yếu từ các nước
Ecuador (tăng 18,6%) và Ấn Độ (tăng 18,2%).
Nhập khẩu tôm vào thị trường Tây Ban Nha giảm do giảm nguồn cung từcác
nước Trung Quốc (giảm 24%) và Ecuador (giảm 43%), mặc dù nhập khẩu tôm từ
Argentina, nhà cung cấp tôm lớn nhất của Tây Ban Nha tăng 45,5%.
Đức, thị trường truyền thống của các nước châu Á cũng bị ảnh hưởng do thiếu nguồn cung và giá tôm tăng, dẫn đến nhập khẩu tôm vào thị trường này giảm 18,2% về số lượng. Mức giảm chủ yếu từ các nước Thái Lan (giảm 25,9%), Việt Nam (giảm 33,3%) và Băng la đét (giảm 12.5%).
Do nguồn cung tôm cho thị trường Anh từ Thái Lan giảm 7% bởi dịch bệnh EMS ở nước này, các nhà nhập khẩu Anh phải nhập khẩu nhiều hơn từ Băng la đét (tăng 15,8%). Tuy nhiên, tổng nhập khẩu tôm vào thị trường Anh vẫn giảm 5%.
Nhập khẩu tôm vào thị trường Hà Lan và Bỉ đều có mức tăng trưởng âm. Nhập khẩu tôm vào thị trường Hà Lan và thị trường Bỉ giảm 28,9% và 15.1% tương ứng, trong khi xuất khẩu tôm của Hà Lan giảm 2% và Bỉ giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Sựbất ổn vềnguồn cung tôm nước lạnh cũng ảnh hưởng đến Đan Mạch, nhà chế biến và xuất khẩu chính về sản phẩm này. Nhập khẩu tôm vào Đan Mạch từ
Greenland và Mỹ tăng 5%, trong khi nhập khẩu từ Canada giảm 38.2%. Xuất khẩu tôm của Đan Mạch tăng 4,4%, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Ý và các thị trường khác ngoài khối EU, trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường truyền thống bao gồm thị trường Nga giảm 21,7% và thị trường Đức giảm 16,7%.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu về tôm tại Trung Quốc vẫn tăng
mạnh. Trong quý I/2013, nhập khẩu tôm đông lạnh vào nước này tăng hơn 45%.
Canada là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất của Trung Quốc, tăng 38%, tiếp theo là Thái Lan, tăng 57% và Ecuador tăng 150%. Người mua Trung Quốc đang
giao dịch với các nhà cung cấp tôm Ấn Độ và lượng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc từthị trường này tăng gấp đôi.
Tại Ấn Độ, theo Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản của nước này, trong
năm tài khóa 2012-2013, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng đáng kể, đạt 730 triệu
đô la Mỹ so với mức 385 triệu đô la Mỹ trong năm tài khóa trước. Về khối lượng, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng của nước này cũng đạt 91 nghìn tấn so với mức 40,7 nghìn tấn năm trước.
Tại Thái Lan, sản lượng thu hoạch giảm, cùng với chi phí lao động tăng cao và đồng Bạt đang mạnh lên là những thách thức đối với ngành tôm của Thái Lan. Theo Bộ Thương Mại Thái Lan, giá trị tôm xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2013 của
nước này đạt 643 triệu đô la Mỹ, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước.
3.3.2 Tình hình nuôi và bán tôm ởViệt Nam
3.3.2.1 Tình hình nuôi tôm ởViệt Nam
Ở nước ta nghề nuôi tôm đã có từ lâu đời nhưng nuôi theo hình thức quảng canh nên nâng suất rất thấp. Trong những năm gần đây nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật về tôm đã được đưa vào sản xuất, đặc biệt là kỹthuật sinh sản tôm giống nhân tạo, cùng với những kết quảnghiên cứu vềkỹthuật nuôi tôm thương phẩm, sản xuất các loại thức ăn, các loại thuốc chữa bệnh, các mô hình nuôi tôm,… đã thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển, đạt nâng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Nghề nuôi tôm đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận vềmặt kinh tế cho nước nhà.
Việt Nam là một trong những nước có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Với bờ biển dài 3.260 km trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn và nước lợ. Diện tích nuôi tôm đã không ngừng gia tăng từ 50.000 ha năm 1985 đến 283.610 ha năm 2000 rồi 604.479 ha năm 2005 và đến năm 2013 là 652.612ha (Nguồn Tạp chí Khoa học – Công nghệThủy sản).
Khu vực Miền Bắc nước ta kéo dài từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có nhiều sông ngòi đặc biệt là Sông Hồng giữ vị trí quan trọng, mỗi năm nơi đây được cung một lượng lớn phù sa, tốc độbồi lắng nhanh trở thành bãi triều rộng lớn. Tuy nhiên,
nơi đây lại có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với việc nuôi tôm: mùa đông
lạnh làm cho nhiệt độ của nước thấp hơn 200C nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm sú (22 – 350C); nhiệt độ giữa các mùa lại có sự biến động khá lớn. Hiện nay, đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh nên năng suất nuôi tôm cũng tăng lên đáng kể với tổng diện tích là 27.155 ha.
Ở ven biển Miền Trung có mực nước ven bờ sâu, nền đáy cát và ít có sông
lớn, nước biển trong và ít vị ô nhiễm, có những chỉtiêu thủy lý hóa thuận lợi cho sản xuất giống tôm. Mùa vụnuôi tôm thuận lợi nhất ởmiền Trung là cuối tháng 4 và kết
thúc vào tháng 10 dương lịch. Miền Trung cũng là khu vực đi tiên phong trong lĩnh
vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta, với diện tích hiện nay lên đến 28.065 ha.
Khu vực Miền Nam có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thuận tiện cho phát triển nuôi tôm. Từ xưa đã phát triển những mô hình nuôi tôm công nghiệp
đưa năng suất lên 5 tấn/vụ/ha. Tuy nhiên, kỹthuật nuôi của người dân chưa cao, độ
rủi ro vềdịch bệnh còn cao. Hiện tượng tôm nuôi thường bị dịch bệnh chết trên diện rộng đã gây thiệt hại kinh tếnghiêm trọng cho người nuôi tôm. Hiện nay, miền Nam có tổng diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến là 443.740 ha (Tổng Cục Thủy Sản).
3.3.2.2 Tình hình bán tôm ởViệt Nam
Thông tin từ Tổng Cục Thủy sản cho biết, năm 2013 là một năm thắng lợi của sản xuất thủy sản khi tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, Việt
Nam đã trở thành nước thứ3 trên thếgiới về sản lượng tôm và lần đầu tiên tôm thẻ
chân trắng đã vượt tôm sú cảsản lượng và giá trịxuất khẩu.
Theo đó, giá trịxuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai công tác
năm 2014 của Tổng Cục Thủy sản do Tổng Cục Thủy sản tổchức sáng nay (24/12), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Huy Điền cho biết, để đảm bảo kế hoạch nuôi trồng thủy sản, Tổng cục đã chủ động hướng dẫn sớm khung thời vụthảgiống tôm nước lợtừcuối năm 2012.
Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2013, Tổng cục đã kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho thủy sản nuôi trồng trước tình hình rét đậm dài ngày tại các tỉnh phía Bắc, cùng các địa phương nắm nhu cầu con giống để chỉ đạo sản xuất giống (trong đó phát triển tôm bố mẹ) đảm bảo đáp ứng đủ giống cho vụ nuôi năm 2013.
Mặt khác, với khả năng nhạy bén, chủ động nắm bắt tình hình người nuôi tôm nên doanh nghiệp xuất khẩu đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất tôm thẻ chân trắng ngay khi nguồn cung trên thị trường thế giới có nguy cơ mất cân đối do sản
lượng tôm tại các nước sản xuất tôm chính như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Mexico… giảm mạnh.
Bên cạnh đó, thị trường ctôm đã thuận lợi sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ
khẳng định sản phẩm tôm của Việt Nam không bán phá giá trong tháng 9 vừa qua.
Trên cơ sở đó, trong năm 2014, Tổng cục tiếp tục xác định tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, nhuyễn thể… là các đối tượng chủ lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản đồng thời tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển sản xuất, khuyến khích tạo điều kiện để tư nhân tham gia vào đầu tư sản xuất giống.
tránh tình trạng sản xuất ồ ạt dẫn đến việc “được mùa mất giá” tái diễn. Tuy nhiên,
các đơn vị cơ sởcần hướng dẫn địa phương phát triển nuôi thủy sản theo khung mùa vụ đồng thời phát triển tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh ở vùng đủ điều kiện.
Theo ông Nguyễn Huy Điền, việc tăng cường biện pháp quản lý giống, nhất là kiểm tra nguồn gốc xuất xứgiống tôm bốmẹnhập khẩu ở các nước và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là nhiệm vụsốmột
để đảm bảo phát triển thủy sản một cách bền vững.