Kế hoạch phát triển nghề nuôi tôm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 51)

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần sáu nghìn ha diện tích tôm nuôi công nghiệp;

trong đó năm nghìn ha được đầu tư mới từ đầu năm 2011 đến nay. Việc nuôi tôm công nghiệp đang tạo ra những chuyển biến đáng mừng và được người dân tại các huyện trọng điểm nuôi tôm rất đồng tình, phấn khởi.

Tuy nhiên, trởngại lớn nhất hiện nay trong việc phát triển loại hình nuôi tôm công nghiệp tập trung là trình độ thâm canh, công nghệ nuôi tôm còn lạc hậu, vùng nuôi phân tán, nhỏlẻ; kết cấu hạtầng chưa phát triển đồng bộ. Nhất là hệthống thủy lợi, điện chưa đáp ứng yêu cầu, con giống chưa bảo đảm chất lượng, môi trường

nước bị ô nhiễm... Người nuôi tôm sửdụng điện với giá khá cao, nhiều hộ hiện rất

khó khăn vì nguồn vốn cạn kiệt do chi phí đầu tư tăng cao...

Ðểthực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộlần thứ14 tỉnh đề ra, tỉnh đã và đang dồn sức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quy hoạch phát triển sản xuất, nhất là quy hoạch các vùng, cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung ở những

nơi có điều kiện để mở rộng diện tích. Triển khai thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất thí điểm vềnuôi tôm công nghiệp, tăng cường công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến người nuôi tôm; tổ chức lại và nâng cao năng lực sản xuất con giống bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của địa phương; gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát được dịch bệnh để hạn chế rủi ro cho

người nuôi tôm. Gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản với người

nuôi tôm trên cơ sởtổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết 'bốn nhà', đểgiải quyết

đầu ra ổn định cho người nông dân. Từ nhiều nguồn vốn huy động, năm 2012, tỉnh Cà Mau dựkiến đầu tư khoảng một nghìn tỷ đồng xây dựng hệthống thủy lợi; đồng thời triển khai các giải pháp phát triển những vùng sản xuất chuyên canh tôm công nghiệp; vùng lúa - tôm kết hợp như đầu tư kết cấu hạtầng xây dựng nông thôn mới;

đẩy mạnh hơn nữa đưa khoa học - kỹthuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các tổ hợp tác sản xuất... Thực tế cho thấy, việc xây dựng hàng chục cống, đập lớn tại các vị trí đầu mối đã giúp chủ động trong điều tiết nước, rửa mặn, ngăn mặn, giữ

ngọt, hạn chế lây lan dịch bệnh, cấp và tiêu thoát nước kịp thời; bước đầu mang lại hiệu quảsản xuất và tạo điều kiện thích nghi với biến đổi khí hậu.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢSẢN XUẤT VỀHOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM

CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH CÀ MAU

4.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT TÔM QUA MẪU ĐIỀU TRA

Một số thông tin cơ bản của chủ hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau được thể hiện qua trình độ học vấn, tuổi, kinh nghiệm nuôi, sở hữu và quy mô ruộng đất, hoạt

động khuyến ngư và nguồn tín dụng được thểhiện như sau:

4.1.1 Trình độhọc vấn

Việc tìm hiểu về trình độ học vấn của người nuôi tôm là một vấn đề rất cần thiết vì qua đó đánh giá được kinh nghiệm thực tếtrong quá trình sản xuất. Do chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật vật nuôi, và để nâng cao được hiệu quảtrong nghềnuôi tôm thì kỹthuật nuôi phải được đưa lên hàng đầu. Sau khi điều tra 180 hộ

dân nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau, trình độ học vấn của người nuôi tôm thể hiện rõ qua hình 4.1 0 10 20 30 40 50 T l T l Tr ìn h đ Trên cp 3 Cp 3 Cp 2 Cp 1 D i cp 1

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủhộ

Qua hình 4.1 cho ta thấy, trình độ học vấn của người nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau còn tương đối thấp, trình độ học vấn trung bình là 7,88 tuổi. Do đó, việc áp dụng mô hình nuôi tôm thâm canh cho người dân ở đây còn rất khó khăn. Phần lớn

người dân nuôi tôm lấy kinh nghiệm tự có nuôi tôm là chính và có kết hợp với

chương trình tập huấn của các cán bộ trong tỉnh. Vì vậy hầu hết các hộ dân được sinh ra và lớn lên trong điều kiện kinh tế- xã hội kém phát triển, vì vậy, họchỉ quan

tâm đến việc sản xuất, không hoặc ít quan trọng đến việc học hành nâng cao kiến thức. Do đó, việc đưa thông tin khoa học – kỹ thuật đến người nuôi tôm phải cần

4.1.2 Độtuổi

Độtuổi của người dân nuôi tôm cũng phản ánh lên được kinh nghiệm thực tế

trong quá trình nuôi tôm của họ. Do đó, việc tìm hiểu tuổi tác của người trực tiếp nuôi tôm là một vấn đề rất cần thiết. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.1

như sau: Bảng 4.1Cơ cấu về độtuổi của chủhộ Độtuổi Số lượng Tỷlệ(%) Từ25 – 35 37 20,56 Từ36 – 45 48 26,67 Từ46 – 55 56 31,10 Trên 55 39 21,67 Tổng 180 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Qua bảng 4.1 ta thấy, tỷlệ độtuổi của người dân nuôi tôm dưới 36 tuổi chiếm 20,56%, từ36 – 45 tuổi chiếm 26,67%, độ tuổi 46 – 55 chiếm tỷ lệ 31,10% còn lại

độtuổi lớn hơn 55 chiếm 21,67%. Điều này cho thấy tuổi trung bình của các hộ đều là trung niên nên có kinh nghiệm và rất thuận lợi về mặt sản xuất, nhờ đó mà người dân có thể phát hiện sớm những tình trạng bất thường trong ao nuôi và xử lí nhanh

các trường hợp bất ngờ xảy ra trong ao nuôi. Nhưng cũng do nuôi theo kinh nghiệm

lâu nên người dân cũng khó khăn trong việc thay đổi hình thức nuôi cũng như

chuyển giao các kỹthuật nuôi mới vì hiện nay việc ô nhiễm nước và các loại dịch bệnh lan truyền nhanh.

4.1.3 Kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp

Trong quá trình nuôi tôm kinh nghiệm là một trong những tiêu chuẩn cần

được quan tâm vì nó góp phần vào sựthành công của nghềnuôi tôm. Kinh nghiệm

được tích lũy qua nhiều năm từ những vụnuôi tôm, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, càng trải qua nhiều vụ nuôi thì người dân sẽ càng hiểu rõ được đối tượng nuôi của mình. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người nuôi tôm nắm bắt kịp thời và xửlý một cách có hiệu quả trong vụ nuôi, biết được mùa vụ thích hợp, thời điểm thả

38% 39% 23% T 1 - 3 T 4 - 6 Trên 6

Nguồn: Sốliệu khảo sát, 2014

Hình 4.2 Số nămkinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp của các hộ

Qua hình trên cho thấy, kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ từ 1 – 3 năm chỉ

chiếm 38,33%, số hộ có kinh nghiệm từ4 – 6 năm chiếm 38,89%. Điều này cho ta thấy phần lớn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện nghề nuôi tôm từ lâu nhưng nuôi theo mô

hình quảng canh cải tiến và thâm canh, chỉmới phát triển trong những năm gần đây. Do đó, đa số người dân chưa năm bắt được những tiến bộkhoa học kỹthuật mới, vì vậy họrất cần sựhỗtrợvềmặt kỹthuật nuôi.

4.1.4 Sởhữu đất và quy mô ruộng đất

Phần lớn người dân sống bằng nghềtrồng lúa nhưng do nuôi tôm thu được lợi nhuận cao nên ở trong tỉnh có rất nhiều hộ chuyển cơ cấu từ trồng lúa chuyển sang

nuôi tôm. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, vì nguồn nước nuôi tôm trong vùng chỉ dựa vào các hệ thống kênh rạch có sẵn. Bên cạnh đó là

nguồn chất thải của ao nuôi tôm do người nuôi thải trực tiếp ra kênh rạch không qua xửlý, làm cho nền đáy kênh rạch lắng tụnhiều mầm bệnh rất dễlây nhiễm cho toàn vùng nuôi. Do diện tích nuôi tôm trong xã không ngừng tăng lên nhưng không theo

một mô hình nuôi nhất định mà chủ yếu là tự phát. Chính vì thế gây rất nhiều khó

khăn trong việc quản lý dịch bệnh của toàn vùng nuôi.

4.1.5 Số lao động cho hoạt động nuôi tôm

Số lao động nuôi tôm chứng tỏ nông hộ có nhiều nhân lực hỗ trợ trong suốt quá trình nuôi, tuy nhiên số lao động trung bình của bảng số liệu chỉ 2,189 người,

trong đó nhiều nhất là 10 người và ít nhất là 1 người. Điều này chứng tỏ diện tích

đất nuôi tôm ở Cà Mau chưa tận dụng hết công sức, mỗi hộ gia đình chỉ nuôi với diện tích sẵn có của mình và dùng nguồn lực trong nhân khẩu là chính, làm cho chi

phí thuê mướn lao động ngoài ít tốn. Tuy nhiên, nuôi tôm cũng góp phần giải quyết một lực lượng lao động nhàn rỗi của nông hộtrong tỉnh.

4.1.6 Hoạt động hội thảo, khuyến ngư

Để tiếp cận được những tiến bộ về kỹ thuật nuôi thâm canh, nâng cao được trình độ hiểu biết về đối tượng nuôi, chính quyền địa phương đã kết hợp với trung tâm khuyến ngư tỉnh mởnhiều lớp tập huấn, hội thảo để hướng dẫn và truyền đạt kỹ

hợp với tốc độ phát triển diện tích nuôi như hiện nay. Đã có nhiều người dân không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có điều kiện tiếp nhận những kỹ thuật nuôi trong nghề nuôi tôm thì cũng nhờ vào tham gia các lớp tập huấn và các chương trình khuyến ngư mà người dân đã tiếp cận

được với những tiến bộkỹthuật, cập nhật thông tin mới đưa vào sản xuất tránh được nhiều thiệt hại đáng kể. Kết quảkhảo sát thực tế180 hộ nuôi nhưsau:

Bảng 4.2 Sốhộtham gia hoạt động hội thảo, khuyến ngư

Tập huấn, hội thảo Sốhộ Tỷlệ(%)

Có 152 84,44

Không 28 15,56

Tổng 180 100

Nguồn: Sốliệu khảo sát, 2014

Qua bảng 4.2 cho thấy, số người tham gia tập huấn chiếm tỷlệ đến 84,44% với 152 hộ dân và tỷlệkhông tham gia chỉ chiếm 15,56%. Trong tỉnh, số hộ không tham gia tập huấn còn cao, nguyên nhân là do người dân không nắm bắt được thời

gian và địa điểm nơi tập huấn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người dân đánh giá thấp

chương trình tập huấn, hội thảo nên cũng không tham gia. Chính vì vậy, khi mở các lớp tập huấn hay hội thảo thì các cán bộ Trung tâm, Huyện, Xã phải phổbiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của Tỉnh và cử người đến các xã thông báo một cách chính xác cho người dân có điều kiện tham gia các lớp tập huấn, hội thảo. Bên cạnh đó, cần phải tổchức các chuyến đi tham quan các mô hình nuôi thực tế đểtừ đó người dân có thểáp dụng theo một cách phù hợp nhất.

4.1.7 Sốhộtham gia tín dụng

Nguồn tín dụng là vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động nuôi tôm trên địa bàn. Bởi vì đa số hộ nuôi tôm là nuôi nhỏ lẻ thiếu kĩ thuật nuôi, thiếu con giống có chất lượng nên họ rất khó tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội của địa

phương. Do đó, Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ để những hộ nuôi trồng thủy sản có thểdễdàng tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng, giúp họ đầu tư sản xuất và tái sản xuất một cách có hiệu quả hơn.

37%

63%

Có vay Không vay

Nguồn: Sốliệu khảo sát, 2014

Hình 4.3 Sốhộtiếp cận nguồn vốn vay

Qua hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ nguốn vốn tự có phục vụ sản xuất nuôi tôm chiếm 63,33% . Tuy nhiên tỷ lệ vay chiếm cũng không ít (36,67%) qua đó có thể

thấy được khả năng huy động nguồn vốn đểphục vụcho sản xuất nuôi tôm của nông dân còn phụ thuộc không nhỏ vào vốn vay ngân hàng. Vì thế, chính quyền địa

phương cần có những chính sách ưu đãi để hỗ trợ nguồn vốn cho người dân thực hiện nuôi tôm. Tuy nhiên, người dân ở đây gặp một số vấn đề khó khăn trong vay

vốn ngân hàng như sốtiền cho người dân vay ít, lãi vẫn còn cao.

4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM 3 ĐỊA BÀN TRÊN TỈNH CÀ MAU

Trên cả nước mỗi tỉnh điều có những địa lý, điều kiện tựnhiên và xã hội khác nhau. Và trong một tỉnh lại có những nơi không giống nhau về địa lý, khí hậu, sông ngồi, diện tích, dân số, tập quán xã hội, môi trường…nên khi nuôi trồng một đối

tượng nào đó thì năng suất trung bình cũng không giống nhau do đặc điểm của mỗi vùng khác nhau. Bảng dưới đây so sánh hiệu quả sản xuất giữa các địa bàn nghiên cứu bằng cách tính trung bình của các tiêu chí. Bảng 4.3 So sánh hiệu quảsản xuất giữa các địa bàn nghiên cứu Địa bàn Diện tích (1000 m2) Chi phí (Triệu đồng) Sản Lượng (Kg) Giá bán (Đồng/ kg) Doanh Thu (Triệu đồng) Hộcó lãi (%) Năng suất (Kg/1000 m2) TPCM 7,45 372,3 3091 128 495 56,67 465 Cái Nước 8,42 528,3 4001 136 619 45,00 568 Đầm Dơi 7,57 533,2 5198 121 699 66,67 871 Cả3 7,81 478,0 4097 129 604 56,11 635

Nguồn: Sốliệu khảo sát, 2014

Nhận xét chung cho bảng 4.3 về tình hình năng suất bình quân, bao nhiêu

người được lãi, doanh thu trung bình, giá bán trung bình, sản lượng trung bình, chi phí trung bình, diện tích nuôi tôm trung bình của Huyện Đầm Dơi, Huyện Cái Nước và Thành phốCà Mau theo sốliệu đã điều tra như sau:

- Huyện Cái Nước lànơi có diện tích nuôi tôm trung bình lớn nhất (8,42 ngàn m2), cao hơn cả diện tích trung bình của 3 vùng nghiên cứu. Nhưng tỷ lệ hộ thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nơi đây thấp nhất, 100 hộnuôi thì chỉ45 hộ được lãi. Vì số lượng hộnuôi tôm

thành công chưa cao nên giá bán tôm nguyên liệu tại vùng này cao nhất trong các

vùng điều tra, 136.000 đồng/kg cao hơn so với mức giá tôm trung bình của 3 địa bàn này (129.000 đồng/kg) làm cho doanh thu cũng cao hơn mức trung bình (619 triệu

đồng).

Cái Nước là nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhưng năng suất, khả năng thành

công, sản lượng không đạt hiệu quảcao mà chi phí bỏra lại cao hơn rất nhiều so với trung bình vì lý do người dân nơi đây thấy việc nuôi tôm công nghiệp rất dễ mang lại lợi nhuận nên họ đã tựphát nuôi trồng mà không theo quy hoạch của chính quyền

không đảm bảo làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh do hộnuôi cải tạo, sên vét ao đầm đổthẳng ra sông rạch mà không qua xửlý.

Bên cạnh đó, kết cấu hạtầng lưới điện không đảm bảo cung ứng dẫn đến các trạm biến áp sụt tải, không đáp ứng nhu cầu phục vụchạy quạt tạo oxy cho tôm.

Ngoài ra, người dân chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi trồng nên phải phó thác cho

các cơ sở, đại lý cung ứng tôm giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản chỉvẽ.

- Thành phố Cà Mau là nơi có chi phí nuôi tôm trung bình thấp nhất, chỉ 372,3 triệu đồng cho 7,45 ngàn m2nhưng tỷlệthành công của Thành phố(56,67%) lại cao

hơn mức trung bình (56,11%) của địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm ở Thành phố Cà Mau lại không cao chỉ 465 kg. Do Thành phố Cà Mau là nơi

mới bắt đầu nuôi tôm những năm gần đây nên điều kiện về môi trường nơi đây vẫn còn tốt, ít bị dịch bệnh. Và vì nông hộ mới chuyển sang nuôi tôm công nghiệp nên kỹ thuật cho ăn, nuôi trồng chưa cao làm ảnh hưởng đến sản lượng tôm. Mặt khác,

khi điều tra người dân nơi đây cũng phản ảnh chất lượng tôm giống làm cho tôm

không được lớn nhanh như mong muốn và điều này thểhiện ở kết quả vềsản lượng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 51)