Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆ U

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên

300 năm, diện tích tựnhiên 5.294,87 km2, dân số năm 2012 là 1.219.128 người. Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ8030' – 9010' vĩ

Bắc và 104080' – 10505' kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105024' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8033’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104043' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9033' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổquốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp

với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phốCần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường biển của Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờbiển Đông và 147 km bờ biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,

và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.

3.1.1.2 Địa hình, khí hu

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện

tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm đất

phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Rừng Cà Mau là loại hình

sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bốdọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệsinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ởcác huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cảcác tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa

ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm

là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độtrung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Năm 2014,

nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 200C (tháng 1) (trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 180C). Nhiệt độ cao nhất là 330C khi đang trong mùa khô vào tháng 1 năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)