Tôm thẻ chân trắng (White leg shrimp)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆ U

3.2. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINHH ỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA TÔM

3.2.2. Tôm thẻ chân trắng (White leg shrimp)

3.2.2.1 Cu to

Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình

thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳlà phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳcó 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ởphía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứhai.

Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.

Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson

(gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụvà chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ

nhất chân ngực.

3.2.2.2 Phân b

Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái

Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.

3.2.2.3 Chu ksng ca tôm sú

- Thời kỳphôi

Thời kỳphôi bắt đầu từkhi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tuỳthuộc vào nhiệt độ nước.

- Thời kỳ ấu trùng

Ấu trùng Tôm Thẻ chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, gồm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn Nauplius (N): Ấu trùng N của Tôm chân trắng trải qua 6 lần lột

xác và có 6 giai đoạn phụ (N1- N6). Ấu trùng N bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận

động theo kiểu zic zắc, không định hướng và không lien tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dường bằng noãn hoàng dựtrữ.

+ Giai đoạn Zoea (Z): Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ(Z1 –Z3) thay đổi hẳn về hình thái so với N. Ấu trùng Z bơi lội nhờ hai đôi râu (đôi 1 phân đốt đôi 2 phân nhánh kép) và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng về phía trước, ấu trùng Z bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình thức chủyếu là ăn lọc. Ở giai đoạn này, ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân liên tục tạo thành đuôi phân kéo dài ở phía sau – đây là đặc

điểm đểnhận biết giai đoạn này. Vì vậy, khi nuôi ấu trùng Z, thức ăn cần được cung cấp đạt mật độ thích hợp, đảm bảo cho việc lọc thức ăn của ấu trùng. Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn có khả năng bắt mồi và ăn được các động vật nổi có kích

thước nhỏ đặc biệt vào cuối giai đoạn này Z3. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z

thường kéo dài khoảng 30-40h, trung bình 36h ởnhiệt độ28-290C.

+ Giai đoạn Mysis (M): Giai đoạn này gồm có 3 giai đoạn phụ (M1-M3), ấu trùng M sống trôi nổi có đặc tính treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống dưới.

Ấu trùng M bơi lội kiểu búng ngược vận động chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bò. Ấu trùng M bắt mồi chủ động, thức ăn chủyếu là động vật nổi. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2. Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống với giai đoạn Z.

+ Giai đoạn Postlarvae (PL): Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng

sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định

hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủyếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của

PL được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi

chúng bắt đầu chuyển ngay sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9- PL10.

Trong phân chia các giai đoạn ởvòng đời Tôm Thẻchân trắng từkhoảng PL5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên.

- Thời kỳ ấu niên

Ởthời kỳnày, hệthống mang của tôm đã hoàn chỉnh. Tôm chuyển sang sống

đáy, bắt đầu bò bằng chân và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển. Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản xuất tức là PL5-PL20.

- Thời kỳthiếu niên

Tôm bắt đầu ổn định tỷlệ chân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Giai đoạn này tương đương

với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đầu xuất hiện sự sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính – con cái lớn nhanh hơn con đực.

- Thời kỳsắp trưởng thành

Tôm trưởng thành về mặt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện,

tôm đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu. Hiện tượng sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong

thời kỳnày.

- Thời kỳ trưởng thành

Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng sống ở vùng xa bờ nơi có độtrong

cao và độmặn ổn định.

3.2.2.4 Tp tính ăn

Tôm chân trắng là loài ăn tạp, nhu cầu đối với thức ăn mang tính động vật cũng khá nghiêm ngặt. Chỉ cần tỉ lệprotein trong thành phần thức ăn chiếm 20% trở

chân trắng có thể sửdụng nguồn thức ăn thực vật để thay thếthức ăn chăn nuôi cao

cấp giá thành cao, từ đó có thểtiết kiệm đáng kểchi phí nuôi tôm.

3.2.2.5 Khả năng thích nghi với môi trường

Ởvùng biển tựnhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độsâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn

nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 320C, tuy nhiên chúng có thểsống được ởnhiệt độ12 – 280C.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất về hoạt động nuôi tôm công nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh cà mau (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)