- Nguồn nước:
t ổng hợp
3.1 Sơ đồ phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Vấn đề kinh tế xã hội Mô hình có hiệu quả kinh tế - Số liệu thứ cấp - PRA - Phỏng vấn hộ - Thống kê mô tả SWOT Khó khăn trở ngại Đề xuất Phân tích chuyên gia Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế - Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế từng phần - Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế toàn phần - Hồi quy tương quan Xác định những thuận lợi và khó khăn Mô hình canh tác hiện tại Đánh giá hiện trạng sản xuất
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế
Số liệu dùng để phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế là phiếu phỏng vấn nông hộ. Công cụ dùng để phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế bao gồm: Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế từng phần, phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế toàn phần và hàm hồi quy tương quan.
- Từđánh giá hiện trạng sản xuất và phân tích so sánh hiệu quả kinh tế rút ra kết luận chọn mô hình có hiệu quả kinh tế.
3.2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trong năm 2008-2009.
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.3.1 Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã xuất bản tại cơ quan nông nghiệp của huyện, phòng thống kê, các cơ quan có liên quan đến các thông tin về vấn đề sản xuất hoa màu của huyện.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ bản câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia, hội thảo đánh giá nhanh nông thôn (PRA) và phỏng vấn 105 hộ nông dân tại các địa phương (ấp và xã).
3.3.2 Tổ chức thực hiện
- Thiết kế bảng câu hỏi: Phù hợp với yêu cầu các thông tin được cung cấp để thỏa mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phối hợp với cơ quan địa phương: Phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông huyện Châu Thành thảo luận nội dung nghiên cứu và rà soát các nguồn thông tin có thể thu thập được chính xác.
- Lập kế hoạch thực hiện cụ thể (với sự tham gia của địa phương) về việc thu thập thông tin thứ cấp tại các cơ quan có liên quan.
- Tổ chức thực hiện PRA (đánh giá nhanh nông thôn) về hiện trạng sản xuất hoa màu, những khó khăn và thuận lợi trong việc sản xuất ở cấp độ nông hộ, để thu thập các thông tin chính.
- Khảo sát và phỏng vấn nông hộ: Tại vùng định hướng nghiên cứu của huyện thu thập tất cả các thông tin liên quan ở mức nông hộ.
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Thu thập số liệu và dữ liệu của mục tiêu này được thực hiện từ nguồn thông tin của số liệu thứ cấp và sơ cấp:
• Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan của huyện nhằm mục đích để hiểu rõ diễn biến việc sản xuất màu của huyện trong thời gian qua, hiện tại và định hướng trong tương lai thông qua những thông tin từ lược khảo những tài liệu, báo cáo liên quan đến tình hình sản xuất về cây lúa và cây hoa màu của huyện Châu Thành tại các cơ quan: Sở Nông nghiệp–PTNT, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trạm khuyến nông huyện và Phòng Thống kê huyện Châu Thành.
Các số liệu thu thập bao gồm
- Điều kiện tự nhiên, sinh thái của huyện.
- Các số liệu thống kê về diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây lúa và cây màu chính của huyện.
- Các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về các mô hình sản xuất đã được nghiên cứu và thực hiện tại huyện.
- Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Ngoài ra các số liệu nghiên cứu trong thời gian trước có liên quan đến tình hình nông nghiệp ởđịa điểm nghiên cứu cũng được thu thập tại cơ quan của huyện.
• Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện theo các phương pháp:
ü Phương pháp KIP (Key Informant Panel) phỏng vấn người am hiểu sự việc
Thông qua các cuộc thảo luận nhóm được thực hiện ở huyện với sự tham dự nhiều cơ quan ban ngành và đoàn thể: Phòng nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông huyện, Hội nông dân …, được thu thập các thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Nhóm thực hiện từ 5-7 người/huyện gồm những người am hiểu về trồng trọt và công tác tại các ban ngành trồng trọt.
ü Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA (Paticipatory Rural Appraisal)
Đánh giá nhanh hiện trạng sản xuất các mô hình trồng hoa màu và trồng lúa, sẽđược triển khai 6 cuộc trên 3 vùng sinh thái của huyện (mỗi vùng 2 cuộc), với sự tham gia thảo luận của những nhóm nông hộ khác nhau. Mỗi nhóm được thực hiện từ 12-15 người, những nông dân có kinh nghiệm trong trong lĩnh vực trồng trọt và những lão nông tri điền.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Công cụ thu thập số liệu của phương pháp PRA là những câu hỏi mở để xác định những thuận lợi, các khó khăn, trở ngại và giải pháp trong sản xuất các mô hình canh tác hiện tại ở mức độ xã và nông hộ.
Ø Đối với mục tiêu 2: Xác định và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác màu trên nền đất lúa.
Đối với mục tiêu này các thông tin thu thập số liệu dựa trên sựđiều tra nông hộ ở các mô hình canh tác.
Điều tra nông hộ: Sau khi tiến hành thực hiện điều tra đánh giá nhanh hiện trạng tại huyện Châu Thành. Việc khảo sát mức độ nông hộ được tiến hành với các thông tin thu thập có liên quan đến nghiên cứu đề tài, được trình bài trong biểu điều tra nông hộ, nhằm bổ sung các số liệu phân tích các yếu tố tác động và hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác.
Các bước thực hiện cho việc điều tra nông hộđược thực hiện như sau:
* Chọn mẫu
Qua phương pháp KIP và sau khi tiến hành điều tra đánh giá nhanh hiện trạng tại các xã của 3 vùng sinh thái của huyện Châu Thành chúng tôi tiến hành tổng kết lại các phiếu câu hỏi đã được thảo luận để chọn ra các mô hình canh tác chủ lực mà hiện tại địa phương đó đang sản xuất như: mô hình 3 lúa, 2 lúa, 2 lúa-1 khoai lang, 2 lúa-đậu nành, ấu-lúa, lúa-dưa hấu-khoai lang và chuyên sen trên 3 vùng sinh thái của huyện Châu Thành. Chúng tôi tiến hành xác định cở mẫu điều tra.
Việc xác định cở mẫu điều tra dựa vào số mô hình canh tác của huyện. Điều tra 105 nông hộ, trong đó chia ra 7 mô hình, mỗi mô hình điều tra 15 nông hộ khác nhau.
* Nội dung điều tra
Nội dung bản điều tra bao gồm:
- Thông tin nông hộ - Đặc điểm đất đai
- Lịch thời vụ cây lúa và cây màu trong năm
- Chi phí đầu tư cho cây lúa và cây màu ở từng vụ trồng cụ thể - Thu nhập từng loại cây trồng
- Thu nhập của gia đình từ các nguồn thu khác của nông hộ - Tín dụng
Ø Đối với mục tiêu 3: Đề xuất mô hình sản xuất màu thích hợp trên nền đất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Căn cứ trên kết quả phân tích, dựa vào kiến thức chuyên ngành và kết hợp tham khảo chuyên gia có liên quan chúng ta có những đề xuất phát triển mô hình có hiệu quả cao.
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Phân tích đặc điểm, nguồn lực, hiệu quả kinh tế của các mô hình, sử dụng phần mềm thống kê để quản lý và xử lý số liệu là Excel và SPSS.
3.4.1 Phân tích thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá đặc điểm và các nguồn lực của nông hộ canh tác các mô hình khác nhau trên địa bàn của huyện.
3.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác được phân tích dựa trên sự so sánh các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình thông qua sự điều tra nông hộ và theo phương pháp so sánh tổng hợp các chỉ tiêu của Phạm Xuân Giang (2007).
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
+ Lợi nhuận mô hình = Tổng giá trị sản phẩm của mô hình - Tổng chi phí tiền mặt của mô hình
+ Lợi nhuận mô hình có chi phí cơ hội = Tổng giá trị sản phẩm mô hình - Tổng chi phí đầu tư (tiền mặt + chi phí cơ hội)
Nếu mô hình nào có chi phí cao hơn nhưng lợi nhuận nhỏ hơn sẽđược loại bỏ.
+ Hiệu quả đồng vốn: Đây là chỉ tiêu cần để so sánh hiệu quả của các mô hình sản xuất trong nông nghiệp của các nông hộ. Hiệu quảđồng vốn càng cao tức là mang lại nhiều lợi tức mô hình này so với mô hình khác.
Tổng lợi nhuận mô hình
Hiệu quảđồng vốn =
Tổng chi phí tiền mặt
+ Hiệu suất lao động: hiệu suất lao động càng cao tức là mang đến một giá trị ngày công cao.
Tổng lợi nhuận mô hình
Hiệu suất lao động =
Tổng lao động đầu tư
Phương pháp so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình thông qua so sánh tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của Phạm Xuân Giang (2007) được thực hiện theo các bước sau:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Bước 1: Tính các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh tế (HQKT) của từng mô hình.
- Bước 2: Chọn ra các chỉ tiêu HQKT tốt nhất từ những mô hình nói trên và mô hình lý tưởng bao gồm những chỉ tiêu này được coi là mô hình tối ưu.
- Bước 3: Tính chỉ tiêu hiệu quả thành phần bằng cách lấy trị số của các chỉ tiêu thuận chia cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong mô hình tối ưu. Các chỉ tiêu nghịch thì làm ngược lại,tức là lấy trị số của chỉ tiêu nghịch trong mô hình tối ưu chia lần lượt cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong các mô hình cụ thể.
- Bước 4: Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp bằng cách cộng trị số của các chỉ tiêu hiệu quả thành phần. Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất chứng tỏ HQKT quả thành phần. Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất chứng tỏ HQKT của mô hình đó là cao nhất và ngược lại.
3.4.3 Phương pháp phân tích hồi qui tương quan (thực hiện cho mục tiêu 2)
Dùng hàm hồi qui tổng thểđể đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào quá trình sản xuất
Yt = b0 + b1X1t + b2X2t +…+ bpXpt + ei
Với:
- Yt = biến phụ thuộc (thu nhập…)
- Xpt biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ t (X1: Diện tích đất; X2: Tuổi chủ hộ; X3: Học vấn chủ hộ; X4: Kinh nghiệm sản xuất; X5: Ngày công lao động; X6: Chi phí tiền mặt).
- Các hệ số b là các tham số.
- ei là các biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT
4.1.1 Đánh giá những khó khăn/cản trở và cơ hội trong việc luân canh màu trên nền đất lúa nền đất lúa
Kết quả phỏng vấn nhóm cho thấy việc luân canh màu trên đất lúa tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau:
* Điểm mạnh
- Điều kiện đất đai và khí hậu của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp rất tốt phù hợp cho việc phát triển các loại cây màu.
- Nguồn nước tưới cho cây màu chủđộng quanh năm.
* Điểm yếu
- Sản xuất màu ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp chưa tập trung do chưa có quy hoạch vùng trồng.
- Sản phẩm màu sau khi thu hoạch không tồn trữ lâu, khâu bảo quản và chế biến còn hạn chế.
- Hạ tầng thủy lợi chưa hoàn chỉnh, một số vùng chưa có bờ bao giữ nước để chủđộng bố trí trồng màu.
- Giống các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày đưa vào phục vụ năng suất còn thấp, giá thành cao, khả năng chống chịu sâu bệnh chưa cao.
* Cơ hội
- Diện tích trồng màu hướng tới sẽ mở rộng cho các loại cây trồng như khoai lang, đậu nành, dưa hấu, sen và ấu…do sản phẩm màu hướng tới xuất khẩu ra ngoài nước và nành, dưa hấu, sen và ấu…do sản phẩm màu hướng tới xuất khẩu ra ngoài nước và chế biến làm thức ăn trong chăn nuôi.
- Năng suất lúa sau khi trồng màu tăng cao hơn so với trước đó trồng lúa.
* Thách thức
- Trồng màu cần nhiều lao động và vốn đầu tư cao nhưng giá thuê lao động cao và nguồn vốn của nông dân ởđây còn hạn chế.
- Kinh nghiệm sản xuất màu của người dân ởđây còn kém, chủ yếu là tự phát hoặc tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây màu còn hẹp và kém ổn định, khâu bảo quản, chế biến còn hạn chế.
4.1.2 Đặc điểm của nông hộ
4.1.2.1 Thông tin về chủ hộ a) Giới tính của chủ hộ a) Giới tính của chủ hộ
Qua kết quả Bảng 4.1 cho thấy, mô hình 3 lúa và mô hình ấu- lúa có 93,3% chủ hộ là nam và chủ hộ là nử chiếm tỉ lệ rất thấp 6,7%. Các mô hình còn lại như mô hình: 2 lúa; 2 lúa-khoai lang; 2 lúa-đậu nành; lúa-dưa hấu-khoai lang; chuyên sen, chủ hộ là nam chiếm 100%.
Nhìn chung, trong tất cả các hộđiều tra ở các mô hình tỉ lệ chủ hộ là nam chiếm rất cao 98,1%, trong khi đó tỉ lệ chủ hộ là nử thấp 1,9%.
Bảng 4.1 Giới tính của chủ hộ Mô hình Tỷ lệ giới tính (%) Mô hình Tỷ lệ giới tính (%) Tổng Nữ Nam 3 lúa 6,7 93,3 100,0 2 lúa 0,0 100,0 100,0 2 lúa-Khoai lang 0,0 100,0 100,0 2 lúa-Đậu nành 0,0 100,0 100,0 Ấu-Lúa 6,7 93,3 100,0 Lúa-Dưa hấu-Khoai lang 0,0 100,0 100,0 chuyên sen 0,0 100,0 100,0
Tổng 1,9 98,1 100,0
Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008.
b) Tuổi của chủ hộ
Qua kết quả Bảng 4.2 cho thấy, tuổi của chủ hộở các mô hình như sau:
Mô hình 3 lúa tuổi của chủ hộ chiếm tỉ lệ cao nhất từ 41-50 và lớn hơn 50 tuổi (80%), ởđộ tuổi từ 31-40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (20%). Tuổi thấp nhất chủ hộở mô hình này là 35 tuổi và cao nhất là 60 tuổi. Bình quân tuổi của chủ hộở mô hình này là 47.
Mô hình 2 lúa tuổi của chủ hộ chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi lớn hơn 50 (53,3%), kế đến là độ tuổi 41-50 (40%) và dưới 30 chiếm tỉ lệ rất thấp (6,7%). Tuổi chủ hộ thấp nhất ở mô hình này là 28 và cao nhất là 61. Bình quân tuổi chủ hộ của mô hình này là 50. Mô hình 2 lúa-khoai lang tuổi của chủ hộ chiếm tỉ lệ cao nhất từ 31-40 (46,7%), kế đến là độ tuổi từ 41-50 (40%). Độ tuổi trên 50 và dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (6,7%). Tuổi thấp nhất của chủ hộở mô hình này là 30 và cao nhất là 56. Bình quân tuổi chủ hộ của mô hình này là 42.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Mô hình 2 lúa-đậu nành tuổi của chủ hộ có tỉ lệ cao nhất ở độ tuổi từ 41-50 chiếm