- Nguồn nước:
2.5 Kỹ thuật canh tác các cây màu nghiên cứu
2.5.1 Kỹ thuật canh tác đậu nành
Theo Trương Trọng Ngôn (2003) canh tác đậu nành có thể chia ra các bước sau:
a) Thời vụ
ĐBSCL đậu nành có thể canh tác quanh năm nhưng có hai thời vụ chính trồng đậu nành. Đó là vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè vì chúng cho năng suất cao nhất so với vụ Hè Thu và Thu Đông. VụĐông Xuân gieo từ tháng 01 dương lịch, còn vụ Xuân Hè gieo từ tháng 02 trở lên. Tùy theo vùng mà việc gieo trồng đậu nành có thể sớm hơn hay muộn hơn vì nhiều nơi bịảnh hưởng của ngập lũ.
b) Chuẩn bịđất
Đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp trên các loại đất cồn, phù sa ven sông, đất rẩy. Đất có độ chua trung bình (pH=4,5 trở lên). Đất không quá sét nặng.
Việc chuẩn bị đất thường có hai phương pháp: Không làm đất và làm đất. Hầu hết là diện tích trồng đậu nành hiện nay tại ĐBSCL chủ yếu trên đất ruộng không có cày xới như vậy sẽ tạo độẩm đất trong giai đoạn đầu và giảm được chi phí cày xới và nhất là chủđộng được thời vụ canh tác trong năm.
c) Giống
Giống giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt kinh tế, việc chọn đúng giống các thích hợp có năng suất cao để đưa vào sản xuất là biện pháp rẻ tiền nhất để nâng cao năng suất cây trồng. Các giống đậu nành có năng suất triển vọng như MTĐ 176, MTĐ 455-3, MTĐ 455-2, MTĐ 517-8, MTĐ 664. Các giống này có thời gian sinh trưởng dao động từ 80-95 ngày.
d) Gieo hạt
Lượng hạt giống: Đối với các giống trên, lượng giống cần thiết để gieo là 8- 10kg/1000m2.
Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy thuộc vào đặc điểm chiều cao của giống, tùy mùa vụ và độ phì của đất. Tuy nhiên nguyên tắc chung để xác định mật độ là: Giống cao cây, phân cành nhiều thì nên trồng thưa. Đất tốt, thâm canh thì nên trồng thưa hơn đất
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu xấu ít thâm canh. Mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa. Hiện nay các vùng trồng đậu nành tại ĐBSCL thường sử dụng hai phương pháp gieo hạt: Gieo theo hàng với khoảng cách 40 cm x 10 cm mỗi hốc 2-3 hạt hoặc sạ lan thường áp dụng phổ biến ở Thốt Nốt (Cần Thơ) và phần lớn diện tích trồng đậu nành ởĐồng Tháp.
Tủ rơm: Do trồng đậu nành trong mùa nắng nên việc bốc thoát hơi nước nhiều vì vậy sau khi gieo sạ xong nên tủ rơm lại trên mặt ruộng, để giữ độ ẩm lâu và hạn chế cỏ dại, công tưới cũng giảm và cũng hạn chếđược hiện tượng xì phèn.
e) Chăm bón
Bón phân: Liều lượng thay đổi tùy theo lý hóa tính của đất. Tuy nhiên ta có thể áp dụng như sau: Phân chuồn 5-10 tấn/ha dùng bón lót. Tổng lượng phân sử dụng 125kg DAP+60kg urea+50kg kali.
Tưới nước: Ngay sau khi gieo, tùy điều kiện và loại đất trồng với yêu cầu đủ ẩm mà không úng, không dẻ chặt, không đóng váng để đảm bảo hạt nẫy mầm đều. Có thể dùng phương pháp tưới tràn trên những ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt, trung bình 7-10 ngày tưới 1 lần. Ngưng tưới khi lá chuyển vàng
Làm cỏ: Làm cỏ từ 1-2 lần đảm bảo ruộng sạch cỏ trước khi đậu giáp tán.
f) Sâu bệnh hại chính
Kiến, dế hại hạt giống, dòi đục than, sâu ăn lá, sâu đục trái Bệnh rỉ sắt, đốm phấn và cháy nhũn lá.
g) Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch đậu nành khi cây rụng hết lá, trái khô, màu vỏ trái đổi màu. Thu trời mát để tránh tách hạt.
2.5.2 Kỹ thuật trồng sen
Theo Nguyễn Quốc Quy (2004) canh tác sen có thể chia ra làm các bước sau
a) Chọn đất
Để trồng sen được thì trước hết phải chọn vùng canh tác ở những nơi đất có cao độđất trũng, thấp là tốt nhất vì nó sẽđảm bảo giữđủ nước cho cây sen phát triển.
b) Làm đất trước khi trồng
Đất được làm sạch cỏ, đắp bờ đê cho chắc chắn để tránh mất nước trong ruộng sen. Đất cần được cày bừa kỹ, sau đó cho nước vào ngập đất từ 15-20 cm. Sau 1-7 ngày thì tiến hành trồng sen (nên để bùn lắng xuống, nước trong thì trồng là tốt nhất).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
c) Chọn giống trồng
Hiện nay trên thị trường giống cây sen không chỉ có các loại giống ởđịa phương như sen hồng, sen trắng…mà đang xuất hiện các giống sen mang từ Đài Loan về được trồng thử nghiệm và có những thành công tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Tùy nhu cầu thị trường (sản phẩm là gương sen, ngó sen, củ sen, hoa sen…) mà người dân chọn giống sen cho thích hợp.
Cây sen chủ yếu được trồng bằng thân rễ, chọn cây con có từ 2-3 lá, cao 30-40cm, cây đang trong tình trạng phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh.
d)Mật độ trồng và cách trồng
Kết quả khảo sát cho thấy mật độ trồng cây sen thích hợp là hàng cách hàng 4m và cây cách cây 1,5-2m. Với mật độ trồng cây sen như trên thì số lượng cây con trên 1 ha khoảng 1250-1660 cây. Cách trồng là đặt dây sen xuống mặt ruộng, sau đó khỏa bùn lấp ngó và dây sen, để lá nổi trên mặt nước. Cây sen giống nên trồng ngay sau khi nhổ khỏi ruộng giống.
e) Bón phân
Kết quả phân tích cho thấy bình quân mỗi ha trồng sen thì cần lượng phân bón theo công thức sau 146 kg phân đạm, 98 kg phân lân, 71 kg phân kali.
f) Chăm sóc
Giai đoạn đầu lúc sen còn nhỏ luôn giữ mực nước ruộng từ 15-20cm. Khi sen được tháng tuổi thì tăng nước ruộng lên 30-40cm. thường xuyên cắt bỏ những lá sen già để tạo cho sen phát triển đồng đều, loại bỏ những lá sâu, bệnh… để sen sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch gương sen sau này từ 65-70 ngày. Sau thu hoạch xong thì tiến hành trục lại (nếu không trồng cây giống mới).
g) Sâu bệnh hại chính
Sâu ăn lá, ăn gương và chuột ăn gương sen Bệnh thối rể, ung thư lá, thối cổ lá sen
2.5.3 Kỹ thuật trồng dưa hấua) Thời vụ a) Thời vụ
Cây dưa hấu thích nghi rất tốt với điều kiện thời tiết nên có thể gieo trồng quanh năm. Ở ĐBSCL, có các vụ trồng chính như: Dưa hấu Noel: gieo từ 20/8-01/9 âm lịch. Dưa hấu tết: Gieo từ 5-15/10 âm lịch thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán. Dưa Hè Thu: Gieo trồng trong suốt mùa mưa.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
b) Giống
Hiện nay có rất nhiều giống dưa được sử dụng nhưng các giống được gieo trồng phổ biến ở ĐBSCL là: Tiểu Long 246, Hắc Mỹ Nhân 1430, Thành Long TN 522, Xuân Lan 130,...
c) Chuẩn bịđất trồng
Chọn đất trồng dưa hấu có tầng canh tác dày, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, dễ thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15cm. Lên liếp cao từ 30-40cm, khoảng cách giữa 2 tim mương là 4-4,5m hoặc 6-7m tùy theo vụ trồng. Bón lót 50kg vôi+1 tấn phân chuồng và 25kg NPK (16-16-8) cho 1.000m2. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón và nước tưới.
d) Gieo hạt
Gieo hạt trong bầu được xử lý thuốc để ngăn ngừa sâu bệnh tấn công. Khi cây con vừa lú lá nhám (khoảng 7-10 ngày sau gieo) thì chuyển cây con ra trồng.
Dưa có thể trồng theo nhiều cách khác nhau: Khoảng cách trồng 50 x (60-70) cm hoặc khoảng cách trồng 40 x (60-70) cm.
e) Chăm sóc
Sau khi trồng 5-7 ngày thì tiến hành trồng dặm lại các cây bị hao hụt.
Tưới nước: Vào mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Nếu khô hạn kéo dài thì nên áp dụng phương pháp tưới rãnh (tưới thấm), từ 3-5 ngày tưới 1 lần. Tưới thấm vào rãnh giúp tiết kiệm nước, không văng đất lên, giữẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Trong mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứđọng lâu.
Sửa dây: Sau khi trồng được 20 ngày thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây, giúp các dây bò có thứ tự, song song nhau trên khắp mặt liếp, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
Tỉa nhánh: Tiến hành tỉa lúc dây mới nhú ra 5-7cm, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1-2 dây nhánh phụ (dây chèo).
Tuyển trái: Vì cho trái dưa to nên chỉđể lại 1 trái/cây.
Bón phân:Lượng phân bón cho 1.000m2, chia thành 3 lần bón: Lần 1: Lúc 20-25 ngày sau khi trồng, bón 45-50kg NPK (16-16-8).
Lần 2: Lúc 40-46 ngày sau khi trồng, bón 15kg NPK (16-16-8)+2kg Nitrat Canxi + 5kg Urea.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
f) Sâu bệnh hại chính
Một số sâu bệnh thường gặp: Bọ trĩ, sâu ăn tạp, sâu ăn lá, sâu ổ, sâu đàn. Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn, héo rũ.
g) Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi dưa đạt độ chín từ 80-90%, (khoảng 60 ngày sau khi trồng). Cần ngưng tưới nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch, giúp dưa ngon ngọt, ít dập bể khi vận chuyển và bảo quản được lâu. (UBND xã Sông Trầu-Trảng Bom-Đồng Nai, 2008).
2.5.4 Kỹ thuật canh tác khoai lang
Theo Dương Minh (1999) canh tác khoai lang có thể chia ra làm các bước sau:
a) Thời vụ
Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ.
Ở Đông nam bộ, nông dân thường trồng vụ khoai vào tháng 8-9dl hay tháng 3-5dl vì thu hoạch sớm để trồng hoa màu khác nên năng suất không cao. Thí nghiệm ở Long Khánh cho thấy thời vụ thích hợp cho vùng này là tháng 7-8dl. Trồng trễ hay sớm đều cho năng suất kém.
Ở Tây nam bộ người ta thường trồng khoai vào tháng 4-5dl (sẽ thu hoạch vào tháng 8- 9dl, trước mùa nước nổi) hay tháng 11-12 (sau mùa lúa).
Thời vụ trồng khoai lang ở một số tỉnh Nam bộ như Long An (tháng 4dl), Tiền Giang (tháng 4-5, 11-12), Cửu Long (tháng 4-5, 8-9), Đồng Tháp và Hậu Giang (tháng 4-6), An Giang và Minh Hải (tháng 3-4), Đồng Nai (tháng 5-6, 12). Tây Ninh (tháng 8).
b) Sửa soạn đất
Đất thịt cần được cày xới kỹ, sâu khoảng 15-20 cm và sạch cỏ. Đất cát không cần sửa soạn nhưng phải đảm bảo ẩm độđất. Ởđất sét nặng, người ta trộn thêm tro trấu, phân hữu cơđể cải thiện cơ cấu đất.
Sau khi làm đất, đất được lên luống. Bề rộng và chiều cao luống tùy theo giống, đất đai và điều kiện canh tác.
Ở nước ta nông dân thường làm luống rộng 70-100 cm, mương rộng 30-40 cm, luống cao 30-50 cm. Các giống sớm trồng trong mùa nắng thường chọn luống hẹp và thấp hơn. Làm luống rộng và trồng hai hàng trên luống dễ cho năng suất cao vì sử dụng dinh dưỡng hữu hiệu và cây ít bị che rợp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Đất sét nặng cần lên luống cao để đất được thoáng, dễ thoát thủy và dễ thu hoạch. Nhưng luống cao sẽ làm khoai dễ bị sâu bệnh trong đất tấn công (vì diện tích mặt luống lớn). Đất cát chỉ cần lên luống thấp hay không cần lên luống.
c) Giống
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống khoai:
Miền Bắc: Đã sưu tập khoảng 700 giống khoai địa phương và du nhập, bao gồm 4 nhóm:
Năng suất cao phẩm chất kém: Hồng Quản, Bất Luận Xuân…năng suất 18-25 tấn/ha. Năng suất cao phẩm chất tốt: Lim (Bắc Ninh), Bông Thuyền (Nghệ An), Chiêm, Lượng…năng suất 15-20 tấn/ha.
Nhóm năng suất thấp phẩm chất tốt: Nghệ, Vỏ Vàng, Ruột Đỏ. Nhóm năng suất thấp phẩm chất kém: Sương, Chiêm Ngạn.
Ở Nam bộ hiện nay rất nhiều giống địa phương và du nhập được nông dân ưa chuộng và trồng khắp nơi như: Hsinchu (nguồn gốc Đài Loan, do Chin-Tan-Tze x Tainung- 31), Okinawa-100 (nguồn gốc Nhật, do Chi Foox Chao Chow), Bí Đế (Bí Giấy, giống địa phương).
d) Lựa hom giống
Trong sản xuất, khoai lang được trồng bằng hom (một đoạn thân được đem giâm). Vì vậy, việc chọn hom giống tốt trồng để đạt năng suất cao là rất quan trọng. Một hom giống tốt cần có những đặc tính sau:
Mập, mạnh, không sâu bệnh, có nhiều mắt (đốt). Trung bình hom tốt dài khoảng 30- 40 cm, phải có từ 6-8 mắt. Cùng chiều dài dây, những hom có lóng ngắn thường cho nhiều mắt/hom hơn. Hom có lóng dài, yếu, ít mắt sẽ cho năng suất kém.
Vị trí hom: Hom ngọn cho năng suất củ tốt nhất (số củ lớn 1,2; số củ nhỏ 3,3; chỉ số năng suất 117). Kế đến là hom giữa (số củ lớn 1,0; số củ nhỏ 4,3; chỉ số năng suất 107). Hom gốc thường cho năng suất kém (số củ lớn 0,5; số củ nhỏ 4,3; chỉ số năng suất 100). Chỉ nên chọn hom ngọn và hom giữa để trồng, hom ngọn ít củ nhưng củ to hơn.
e) Đặt hom
Hom giống cắt xong thường phải trãi đều nơi mát 1-2 ngày để tăng cường tính của hom. Tốt nhất là cắt dây vào chiều mát để dây có nhiều nhựa. Trước khi trồng có thể nhúng hom vào dung dịch thuốc trừ sâu để ngừa sâu và sùng đục củ.
Khi đặt hom nên đặt nằm ngang trên luống, chôn sâu 5-15 cm, với 2/3 hom được chôn sâu dưới đất. Phương pháp đặt hàng đơn thường cho củ to hơn hàng kép.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Trong mùa khô nên đặt hom hơi nghiên để nó dễ hút nước. Đặt hom nằm nghiên còn giúp cho hom ít bị chết ngạt nhưng sẽ khó tạo củ và củ phân bố không đều. Đặt hom cong queo sẽ cho kết quả xấu.
Mật độ trồng tùy thuộc vào giống và đất đai canh tác khuyến cáo được đề nghị hiện nay là trồng khoai lang với khoảng cách (100-130 cm)x (20-30 cm), mật độ 30 ngàn hom/ha, với mương rộng khoảng 30-40 cm.
f) Phân bón
Các dưỡng chất cần có trong khoai lang là: Kali, đạm, lân.
Phân hóa học: Tỉ lệ N-P-K thay đổi theo vùng. Tỉ lệ phân N-P2O5-K2O cần bón cho khoai lang là 1-0,46-2,4 (khoảng 2:1:5). Với đất tương đối phèn ở Nam bộ tạm thời chúng ta có thể áp dụng công thức phân 45-75-90 cho khoai lang trước khi thí nghiệm tại địa phương.
Cách bón:
Bón lót nền: Phải bón đầy đủ hữu cơ (phân chuồn, phân xanh), phân P và ½ N, ½ K vào lúc làm đất. Thiếu phân hóa học phải bón thêm tro để cung cấp Kali cho cây. Bón thúc: Cung cấp ½ N và ½ K còn lại. Thời gian bón thúc cho cây tối thiểu là 30- 45 ngày sau khi trồng.
g) Chăm sóc
Trồng dậm nếu hom bị chết sau 5-10 kể từ khi trồng.
Bấm ngọn để kích thích thân khoai phân nhiều nhánh, sớm và không cho thân chính mọc quá dài.
Nhấc dây để hạn chế không cho rể phụ của các mắt trên thân phát triển.
Tưới nước cho khoai lang mặc dù khoai lang chịu hạn tương đối khá, người ta dẫn thủy cho ngập giữa các hàng luống để tưới cho khoai, tuy nhiên chỉ cho ngập từ 1/2- 1/3 chiều cao luống, tránh làm luống bị ngập nước để làm sâu bệnh dễ phát triển và củ cũng không bị méo mó hay bị nứt.
Mùa nắng cần dẫn thủy cho khoai lang ít nhất hai lần, lần 1 (40-45 ngày sau khi trồng), lần 2 (80-90 ngày sau khi trồng).
h) Sâu bệnh trên khoai
Sùng khoai lang là loại côn trùng phá hoại nhất và cũng quan trọng nhất trên khoai lang, sâu ăn tạp, rầy.
Bệnh thối thân, bệnh rỉ trắng, bệnh ghẻ khoai lang, bệnh thối nhũn, bệnh virus, bệnh đốm lá.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
i) Thu hoạch
Trên thực tế có thể thu hoạch khoai khi thấy thân, lá bắt đầu chậm phát triển, lá vàng và rụng nhiều. Nhựa củđặc, đen và mau khô khi dùng dao cắt ngang. Vỏ củ láng và rất ít rễ phụ. Củ có tỉ lệ chất khô cao.
2.5.5 Kỹ thuật trồng Ấu
a) Ươm giống: Chọn ấu sọ (củấu già rụng dưới đáy ao), rửa sạch, phơi nắng 3 đến 4