Định hướng phát triển hoa màu huyện Châu Thành

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 27)

- Nguồn nước:

2.3.3 Định hướng phát triển hoa màu huyện Châu Thành

Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành năm (2008b) trong báo cáo thuyết minh dự án xây dựng vùng sản xuất màu 5.000 ha/năm huyện Châu Thành giai đoạn 2009-2011 cho biết xuất phát từđiều kiện tự nhiên của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, nhưng chủ yếu là các yếu tố đất, nước và khí hậu quyết định đối với sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Từ thực tiển sản xuất và kinh nghiệm của người nông dân trồng màu và xuất phát từ tình hình phát triển thị trường hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai đối với cây màu. Từđó có thể xác định quy mô và địa bàn phát triển tốt đối với cây màu lương thực, rau màu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 2.1. Định hướng đến năm 2011 các sản phẩm chủ lực cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày Cây trồng chủ lực Diện tích (ha) Năng suất bình quân (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Màu lương thực Khoai lang 1.300,0 22,0 28.600,0 Bắp nù 100,0 7,0 700,0 Bắp lai 1.000,0 7,5 7.500,0 Màu thực phẩm Rau, đậu thực phẩm (củ cải…) 450,0 21,0 9.450,0

Cây công nghiệp ngắn ngày

Đậu nành 1.250,0 2,5 3.125,0 Mè 250,0 1,2 300,0 Các loại khác Dưa hấu 200,0 25,0 5.000,0 Ấu 150,0 8,5 1.275,0 Sen 300,0 2,3 690,0 Tổng cộng 5.000,0

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành năm 2008b)

2.3.4 Những thuận lợi và khó khăn

Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành năm (2008b) phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay như sau:

- Về thuận lợi: Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp hiện đang đứng thứ 2 sau lúa, điều kiện sinh thái và khí hậu ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp khá phù hợp để đẩy mạnh cây màu lương thực, màu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày lên gấp 3-4 lần hiện nay.

- Về khó khăn: Nguyên nhân kiềm hãm tốc độ phát triển cây màu của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là do: Hạ tầng thủy lợi chưa hoàn chỉnh, chưa có bờ bao giữ nước để chủđộng bố trí trồng màu; giống các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày đưa vào phục vụ sản xuất năng suất còn thấp, giá thành cao, khả năng chống chịu sâu bệnh chưa cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm cây màu còn hẹp và kém ổn định, khâu bảo quản, chế biến còn hạn chế, khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người trồng quan tâm; trồng màu tốn nhiều lao động nhưng giá thuê lao động quá cao, việc cơ giới hóa còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)