Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 71)

- Nguồn nước:

4.3 Kỹ thuật canh tác

4.3.1 Tình hình sản xuất lúa

4.3.1.1 Giống lúa

Qua kết quả số liệu điều tra Bảng 4.12 cho thấy. Các hộ nông dân sử dụng các giống lúa trong sản xuất qua các vụ như sau:

Vụ Đông Xuân: Đây là vụ sản xuất lúa chín trong năm, trong vụ này nông dân sử dụng số loại giống lúa nhiều hơn vụ Hè Thu và vụ Thu Đông, gồm 7 loại giống lúa: IR50404, OMCS2000, Móng Chim, OM2395-165, IR13240-108, OM4900, OM4059. Trong các giống trên, hầu hết nông dân sử dụng giống IR50404 chiếm tỉ lệ cao (85,3%), kế đến là giống Móng Chim (8%), các giống còn lại nông dân sử dụng rất ít chiếm tỉ lệ không đáng kể (1,3%).

Vụ Hè Thu: Trong vụ này hầu hết các hộ nông dân chỉ sử dụng có 3 loại giống: IR50404, Móng Chim, OM4900. Trong đó, giống IR50404 các hộ nông dân sử dụng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao nhất 95,6%, các gống còn lại nông dân sử dụng với tỉ lệ rất thấp (2,2%).

Vụ Thu Đông: Trongvụ này nông dân sử dụng 4 loại giống: IR50404, Móng Chim, OM4059 và OM4088. Trong đó, phần lớn nông dân cũng sử dụng giống IR50404 chiếm tỉ lệ cao (84,4%), kế đến là giống Móng Chim (11,1%) và hai giống còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể (2,2%).

Cơ cấu sử dụng giống lúa trong năm của các hộ nông dân trong huyện đều tập trung vào giống IR50404 chiếm tỉ lệ cao (87,7%), kế đến là giống Móng Chim (7,3%), các giống còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp không đáng kể. Nhìn chung, cơ cấu sử dụng giống lúa ở đây chưa đa dạng. Việc sử dụng giống lúa mới đạt năng suất và chất lượng cao trong huyện chiếm tỉ lệ rất thấp, đa phần nông dân sử dụng giống cũ, kém chất lượng chiếm tỉ lệ rất cao (Bảng 4.12).

Bảng 4.12 Các giống lúa nông dân trồng năm 2008

Tên giống Giống lúa (%)

VụĐông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông Năm

IR50404 85,3 95,6 84,4 87,7 OMCS2000 1,3 0,0 0,0 0,6 Móng Chim 8,0 2,2 11,1 7,3 OM2395-165 1,3 0,0 0,0 0,6 IR 13240-108 1,3 0,0 0,0 0,6 OM4900 1,3 2,2 0,0 1,2 OM4059 1,3 0,0 2,2 1,2 OM4498 0,0 0,0 2,2 0,6

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008

4.3.1.2 Lượng giống lúa gieo sạ

Qua kết quả số liệu điều tra Bảng 4.13 cho thấy. Các nông hộ sử dụng mật độ gieo sạ trong sản xuất lúa qua các vụ như sau:

Vụ Đông Xuân: Sản xuất lúa trong vụ này nông dân sử dụng mật độ gieo sạ từ 151- 200 kg/ha chiếm tỉ lệ cao nhất (68%), kế đến gieo sạ mật độ nhỏ hơn hoặc bằng 150 kg/ha (30,7%) và gieo sạ mật độ lớn hơn 200 kg/ha chiếm tỉ lệ rất thấp (1,3%). Trung bình mật độ gieo sạ trong vụ này là 172 kg/ha. Mật độ gieo sạ thấp nhất trong vụ này là 120 kg/ha và cao nhất là 220 kg/ha.

Vụ Hè Thu: Trong vụ này nông hộ sử dụng mật độ gieo sạ tập trung từ 151-200 kg/ha chiếm tỉ lệ cao nhất (82,2%), kế đến mật độ gieo sạ nhỏ hơn hoặc bằng 150 kg/ha (15,6%) và gieo sạ mật độ lớn hơn 200 kg/ha chiếm tỉ lệ thấp (2,2%). Mật độ gieo sạ trung bình của các nông hộ trong vụ này là 187 kg/ha. Mật độ gieo sạ của nông hộ thấp nhất là 120 kg/ha và cao nhất là 220 kg/ha.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Vụ Thu Đông: Trong vụ này mật độ gieo sạ của các nông hộ cũng tập trung từ 150- 200 kg/ha chiếm tỉ lệ cao nhất (68,9%), kếđến là mật độ gieo sạ nhỏ hơn hoặc bằng 150 kg/ha (24,4%) và mật độ gieo sạ lớn hơn 200 kg/ha chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,7%). Mật độ gieo sạ trung bình trong vụ này là 184 kg/ha. Mật độ gieo sạ thấp nhất là 130 kg/ha và cao nhất là 270 kg/ha.

Mật độ gieo sạ trung bình ở vụ Hè Thu cao nhất (187 kg/ha), kếđến là vụ Thu Đông (184 kg/ha) và thấp nhất là ở vụĐông Xuân (172 kg/ha).

Nhìn chung mật độ gieo sạ lúa cả năm của các nông hộ trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp tập trung ở mật độ từ 151-200 kg/ha chiếm tỉ lệ cao (72,1%), kế đến là mật độ gieo sạ nhỏ hơn hoặc bằng 150 kg/ha (24,8%), mật độ gieo sạ lớn hơn 200 kg/ha chiếm tỉ lệ thấp (3%). Mật độ gieo sạ trung bình cả năm của các nông hộ là 180 kg/ha. Mật độ gieo sạ thấp nhất 120 kg/ha và mật độ gieo sạ cao nhất 270 kg/ha. Mặt bằng đồng ruộng chưa tốt, vấn đề chủ động nước còn hạn chế có thể là những nguyên nhân khiến nông hộ sử dụng lượng giống gieo sạ nhiều hơn (Bảng 4.13).

Bảng 4.13 Lượng giống lúa gieo sạ của các nông hộ, năm 2008

Mật độ gieo sạ (kg/ha) Lượng giống gieo sạ (%)

VụĐông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Thu Đông Năm

=<150 30,7 15,6 24,4 24,8 151-200 68,0 82,2 68,9 72,1 >200 1,3 2,2 6,7 3,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Trung bình (kg/ha) 172,0 187,0 184,0 180,0 Khoảng biến động 120,0-220,0 120,0-220,0 130,0-270,0 120,0-270,0

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008

4.3.1.3 Lao động sản xuất lúa

Qua kết quả số liệu điều tra thực tế ngày công lao động trong canh tác lúa qua các vụ trong năm ở Bảng 4.14 cho thấy:

Khâu gieo sạ: Gieo sạ lúa ít tốn công lao động nhất trong các khâu trong sản xuất lúa. Trung bình số ngày công lao động cho 1 ha ở khâu này là 1,04 ngày. Trong đó, số ngày công lao động ở các vụ trong khâu này tương đương nhau.

Khâu làm đất: Các công đoạn như cày, xới, trục, trang bằng mặt ruộng đều phải cần đến cơ giới, do đó công lao động đầu tư cho khâu này bình quân 11,2 ngày công lao động/ha lúa. Trong khâu này số ngày công lao động trung bình cao nhất là ở vụ Thu Đông (15,9 ngày), kế đến là vụ Hè Thu (11,5 ngày) và thấp nhất là ở vụ Đông Xuân (8,2 ngày).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Khâu chăm sóc lúa: Công lao động cho cấy dậm, xịt thuốc, bón phân,…. Công lao động đầu tư cho khâu này bình quân 14,3 ngày/ha. Trong khâu này số ngày công lao động trung bình cao nhất là ở vụ Thu Đông (15,3 ngày), do ở vụ này sâu bệnh nhiều hơn các vụ khác và thấp nhất là ở vụ Hè Thu (12,6 ngày).

Khâu thu hoạch và sau thu hoạch: Trong khâu này bao gồm công cắt, suốt, vận chuyển và phơi sấy, khâu này tốn nhiều ngày công lao động nhất trong các khâu trên. Trung bình công lao động/ha lúa trong khâu này là 38 ngày. Trong đó số ngày công lao động trung bình trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch cao nhất là ở vụ Đông Xuân (40,2 ngày), do ở vụ này năng suất lúa cao cho nên chi phí kéo theo cao và thấp nhất là ở vụ Thu Đông (32,9 ngày) (Bảng 4.14).

Qua các khâu nêu trên để sản xuất 1 ha lúa/vụ chúng ta phải đầu tư vào tổng cộng 65 ngày công lao động. Trong đó, công lao động gia đình tham gia vào chiếm tỉ lệ (34,5%), phần lớn là công lao động thuê mướn (65,5%) (Bảng 4.14).

Bảng 4.14 Ngày công lao động cho canh tác lúa

Công việc Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Trung bình

vụ

Gieo sạ (ngày) Làm đất (ngày)

Thu hoạch và sau thu hoạch (ngày) Chăm sóc (ngày) 1,0 8,2 40,2 14,7 1,1 11,5 39,5 12,6 1,1 15,9 32,9 15,3 1,0 11,2 38,0 14,3

Tổng lao động/ha (ngày) 64,2 64,8 65,3 64,7

Lao động gia đình (ngày) Lao động thuê (ngày)

(%) công của gia đình 16,4 47,8 34,3 14,8 49,9 29,6 18,6 46,7 39,8 16,6 48,1 34,5

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008

4.3.1.4 Phân bón

Qua kết quả số liệu điều tra Bảng 4.15 cho thấy. Liều lương sử dụng phân bón của các nông hộ qua các vụ như sau:

Vụ Đông Xuân: Trong vụ này các nông hộ sử dụng liều lượng phân đạm (N) trung bình là 63,8 kg/ha. Liều lượng sử dụng phân đạm thấp nhất của các nông hộ trong vụ này là 10,3 kg/ha và cao nhất là 119 kg/ha.

Liều lượng sử dụng phân lân (P2O5) trung bình trong vụ này là 37 kg/ha. Trong đó, nông hộ sử dụng với liều lượng thấp nhất là 5 kg/ha và sử dụng với liều lượng cao nhất là 90 kg/ha.

Liều lượng sử dụng phân kali (K2O) trung bình của các nông hộ trong vụ này là 35,4 kg/ha. Trong đó, nông hộ sử dụng với liều lượng thấp nhất là 0 kg/ha và cao nhất là 124,5 kg/ha.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Vụ Hè Thu: Liều lượng sử dụng phân đạm (N) trung bình của các nông hộ trong vụ này là 67,8 kg/ha. Trong đó, nông hộ sử dụng với liều lượng phân đạm thấp nhất là 15,2 kg/ha và cao nhất là 134 kg/ha.

Phân lân (P2O5) trung bình của các nông hộ sử dụng trong vụ là 43 kg/ha. Trong đó, liều lượng sử dụng thấp nhất là 12,8 kg/ha và cao nhất là 86,5 kg/ha.

Phân Kali (K2O) liều lượng sử dụng trung bình của các nông hộ là 38,1 kg/ha. Trong đó, liều lượng sử dụng thấp nhất là 0 kg/ha và cao nhất là 113 kg/ha.

Vụ Thu Đông: Liều lượng sử dụng phân đạm (N) trung bình của các nông hộ là 70,5 kg/ha. Trong đó, nông hộ sử dụng liều lượng thấp nhất là 10,4 kg/ha và cao nhất là 134 kg/ha.

Phân lân (P2O5) liều lượng sử dụng trung bình của các nông hộ là 39,7 kg/ha. Trong đó, sử dụng liều lượng thấp nhất là 8,8 kg/ha và cao nhất là 77,8 kg/ha.

Phân kali (K2O) liều lượng sử dụng trung bình của các nông hộ là 28,1 kg/ha. Trong đó, liều lượng sử dụng thấp nhất là 4,4 kg/ha và liều lượng sử dụng cao nhất là 109 kg/ha.

Nhìn chung liều lượng sử dụng phân đạm của các nông hộ qua các vụ cho thấy: Liều lượng sử dụng trung bình của loại phân này ở vụ Thu Đông cao nhất, kếđến là vụ Hè Thu và thấp nhất là vụ Đông Xuân. Điều này chứng tỏ rằng khả năng hấp thu phân đạm của cây lúa trong vụ Thu Đông và vụ Hè Thu này thấp, do trong vụ này có nhiều mưa bảo lượng phân bị mất đi nhiều do bị rửa trôi và trong vụ này lượng phân đạm có trong đất cũng ít hơn so với vụĐông Xuân.

Công thức bón phân trung bình/ha của các nông hộ cho cả năm ở vùng nghiên cứu là: 67 kg (N)-39 kg (P2O5)-34 kg (K2O). Công thức bón phân với liều lượng như trên là thấp so với khuyến cáo chung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cũng chứng tỏ rằng việc luân canh lúa màu cũng làm giảm bớt lượng phân bón cho cây trồng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.15 Liều lượng phân bón trong canh tác lúa, năm 2008

Liều lượng phân (kg/ha) Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Trung

bình/năm/vụ N Trung bình Khoảng biến động 63,8 10,3-119,0 67,8 15,2-134,0 70,5 10,4-134,0 66,7 10,3-134,0 P2O5 Trung bình Khoảng biến động 37,0 5,0-90,0 43,0 12,8-86,5 39,7 8,8-77,8 39,0 5,0-90,0 K2O Trung bình Khoảng biến động 35,4 0,0-124,5 38,1 0,0-113,0 28,1 4,4-109,0 34,2 0,0-124,5

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008

4.3.1.5 Thuốc Bảo vệ thực vật

Thuốc trừ cỏ: Các loại thuốc trừ cỏ cho lúa sau đây được nhiều nông dân sử dụng gồm Sofit, Nominee, Sunrice, Turbo, Cantanil, Sirius, 2,4D, Facet, TillerS.

Thuốc trừ sâu, rầy và ốc: Các loại thuốc được nhiều nông dân sử dụng như Sumi alpha, Abamectin, Fanty, Benalty, Bolis, Fastac, Bassa, Cruiser, Regent, Vitashield, Sherbush, Sát Trùng Đan, Actara, Applaud, Atabron, Kinalux, Siêu Sâu, Binhtox, Admire, Furadan, Glugentop, Azimex, Sieusher, Shertox, Anba, Lanate, Tungatin, Aperlaur, Basudin, Cyrux, Sec Sai Gon, Map-Judo, Metaphos, Cymerin, Padan, Hopsan, Cyrux, OK, Ossal, B- Thái, Mace, Confidor, Admire, Butyl, Vithan,…

Thuốc trừ bệnh và phân bón lá: đa số các loại thuốc được nông dân sử dụng như Kasai, Validacin, Tilt supper, Beam, Rabcide, Antracol, Fuan, Filia, Anvil, Atonik, Bendazole, HVP, Topsin M, Siêu To Hạt, Bioted, Bum, Nitrat Kali, Kali Đầu Bò, Nustar, Trizole, Ridomil Gold, Yogen, Vithan, Kasumin, Afumin,…

4.3.1.6 Chi phí và lợi tức sản xuất lúa/ha

Kết quả Bảng 4.16 cho thấy chi phí tiền mặt cho các vụ lúa trong năm ở vụ lúa Đông Xuân là thấp nhất (7.684.910đ/ha) khác biệt rõ nét về thống kê so với vụ Hè Thu (8.718.520 đ/ha) và Thu Đông (8.826.030 đ/ha). Có lẽ do các chi phí về giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở vụĐông Xuân thấp hơn so với vụ lúa Thu Đông cũng như vụ lúa Hè Thu. Xét về chi phí cơ hội nhận thấy, cả ba vụ lúa (vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông) đều có chi phí cơ hội tương đương nhau. Tuy nhiên, nếu tính tổng chi phí đầu tư cho thấy ở vụ lúa Đông Xuân có tổng chi phí thấp nhất khác biệt rõ nét so với vụ lúa Hè Thu và Thu Đông. Điều này là do chi phí tiền mặt ở vụĐông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu và Thu Đông.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Khi xét tổng thu cho thấy ở vụ lúa Đông Xuân có thu nhập cao nhất, khác biệt so với vụ Hè Thu và Thu Đông. Tuy nhiên, tổng thu của vụ Hè Thu lại cao hơn so với vụ Thu Đông. Như vậy, qua ba vụ lúa thì mức thu nhập ở vụ Đông Xuân là cao nhất, kế đến là Hè Thu và thấp nhất là vụ Thu Đông. Từ chi phí đầu tư và thu nhập của 3 vụ lúa trong năm khác nhau nên lợi nhuận thu được cũng khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 1%. Tương tự khi tính đến lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất là lúa vụ Đông Xuân (22.714.220 đ/ha), cao gấp 2 lần lúa vụ Hè Thu (10.621.480 đ/ha) và cao gấp 11 lần so với vụ Thu Đông (1.977.300 đ/ha).

Như vậy, do chi phí tiền mặt và tổng chi phí ở vụĐông Xuân thấp nhất, đồng thời lợi nhuân của vụ Đông Xuân cao hơn so với lúa Hè Thu và Thu Đông, tuy nhiên vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Thu Đông nên cuối cùng hiệu quả đồng vốn của lúa Đông Xuân (3,13) là cao nhất, kế đến là lúa Hè Thu (1,41) và thấp nhất là lúa Thu Đông (0,28).

Bảng 4.16 Chi phí và lợi tức sản xuất lúa Đơn vị tính: đồng/ha

Khoảng mục Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Kiểm định F

Chi phí tiền mặt

Chi phí giống lúa Chi phí thuốc BVTV Chi phí phân

Chi phí lao động thuê

7.684.910 b 756.220 b 1.087.660 b 2.972.270 b 2.868.760 8.718.520 a 836.670 ab 993.810 b 3.890.310 a 2.997.730 8.826.030 a 855.180 a 1.290.670 a 3.876.440 a 2.803.730 7,049** 3,791* 3,895* 8,247** 0,922ns Chi phí cơ hội Chi phí LĐGĐ Chi phi cơ hội của vốn (lãi suất 14%/năm) 1.256.478 987.510 268.972 b 1.197.415 892.270 305.148 a 1.426.089 1.117.180 308.911 a 1,960ns 1,757ns 7,049** Tổng chi phí 8.941.387 b 9.915.937 a 10.252.121 a 6,937** Tổng thu 30.399.130 a 19.340.000 b 10.803.330 c 238,497** Lợi nhuận Lợi nhuận có phí cơ hội Lợi nhuận/vốn Giá bán trung bình (đ/kg) 22.714.220 a 21.457.746 a 3,13 a 4.285 a 10.621.480 b 9.424.063 b 1,41 b 4.318 a 1.977.300 c 551.212 c 0,28 c 3.453 b 227,165** 220,939** 127,043** 42,362**

Nguồn: kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh đồng Tháp năm 2008.

- Trong cùng một hàng, những số có cùng chử số kèm theo giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5% qua phép thử Duncan

- ns= không khác biệt; * và **= khác biệt múc độ 5% và 1% qua kiểm định F

4.3.2 Tình hình sản xuất màu

4.3.2.1 Giống màu

Kết quả Bảng 4.17 cho thấy các giống cây màu chính được nông dân trồng trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cây khoai lang: Giống khoai lang được nông dân trồng trên địa bàn huyện gồm có 3 giống chủ yếu là Tàu Ngạn, Tím Nhật và Nhân Ngọc. Trong đó, đa phần nông dân trồng giống khoai Tàu Ngạn chiếm tỉ lệ cao (70%), kế đến là giống khoai Tím Nhật (23,3%) và tỉ lệ thấp nhất là giống khoai Nhân Ngọc (6,7%).

Cây đậu nành:Đa phần nông dân chỉ sử dụng giống đậu nành 17A (100%).

Cây ấu: Nông dân trồng chủ yếu 2 loại giống ấu Thái và ấu Đài Loan. Trong đó ấu Thái được nông dân trồng nhiều (53,3%), phần ít nông dân trồng ấu Đài Loan (46,7%).

Cây dưa hấu: Nông dân trồng chủ yếu 2 loại giống Bảo Long và Thành Long. Trong đó, nông dân trồng giống Bảo Long nhiều (80%) và giống Thành Long ít được trồng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)