Chi phí vàl ợi tức của các mô hình phổ biến qui mô hộ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 85)

- Nguồn nước:

4.21 Chi phí vàl ợi tức của các mô hình phổ biến qui mô hộ

Khoảng mục 3 Lúa 2 Lúa 2 Lúa-

Khoai lang

2 Lúa-

Đậu nành Ấu-Lúa Lúa-Dưa hấu-

Khoai lang Chuyên sen

Kiểm định F Diện tích bình quân/hộ (ha) 1,03 a 0,84 ab 0,64 b 0,78 ab 0,77 ab 0,66 b 0,53 b 2,573* Chi phí tiền mặt 25.499 a 15.924 bc 26.809 a 20.726 ab 14.677 bc 28.239 a 9.068 c 6,726** Chi phí giống 2.595 ab 1.275 cd 3.467 a 2.089 bc 1.896 bc 3.174 a 422 d 9,131** Chi phí thuốc BVTV 3.462 a 1.681 b 3.639 a 3.913 a 1.185 b 3.533 a 599 b 10,042** Chi phí phân 10.353 a 6.939 ab 8.003 ab 9.307 a 5.342 b 7.894 ab 7.225 ab 1,989ns Chi phí lao động thuê 9.089 bc 6.030 cd 11.701 ab 5.417 d 6.254 cd 13.639 a 822 e 13,931**

Tổng chi phí cơ hội 6.334 b 3.368 c 7.272 ab 5.624 bc 5.394 bc 9.251 a 7.392 ab 4,755**

Chi phí lao động gia đình 2.764 bc 1.138 c 3.518 b 2.722 bc 3.340 b 5.298 a 6.123 a 8,682** Chi phí cơ hội của vốn (Lãi suất 14%/năm) 3.570 a 2.229 bc 3.753 a 2.902 ab 2.055 bc 3.953 a 1.270 c 6,726** Tổng chi phí 31.834 ab 19.292 c 34.081 ab 26350 bc 20.072 c 37.490 a 16.460 c 5,416** Tổng thu 64.500 b 43.571 bc 99.123 a 48.685 bc 46.973 bc 97.113 a 33.671 c 7,963** Lợi nhuận 39.000 b 27.646 b 72.313 a 27.959 b 32.296 b 68.874 a 24.603 b 8,299** Lợi nhuận có phí cơ hội 32.666 b 24.279 b 65.041 a 22.335 b 26.901 b 59.622 a 17.211 b 8,685** Lợi nhuận/vốn 1,37 c 1,82 bc 2,68 a 1,48 c 2,32 ab 2,42 ab 2,86 a 8,288**

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp năm 2008.

- Trong cùng một hàng, những số có cùng chữ số kèm theo giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5% qua phép thử Duncan. - ns= không khác biệt; * và **= khác biệt mức độ 5% và 1% qua kiểm định

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.22 Chi phí và lợi tức/ha trung bình các mô hình theo vùng

Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoảng mục Vùng I Vùng II Vùng III Kiểm định F Chi phí tiền mặt 25.791 b 31.931 a 18.515 c 21,878** Chi phí giống 2.614 b 3.421 a 1.717 c 15,467** Chi phí thuốc BVTV 4.604 a 4.182 a 1.348 b 29,672** Chi phí phân 11.682 10.953 10.529 0,442ns Chi phí lao động thuê 6.891 b 13.375 a 4.921 b 28,689**

Tổng chi phí cơ hội 6.966 b 8.993 ab 10.564 a 4,073*

Chi phí lao động gia đình 3.356 b 4.523 b 7.971 a 13,439** Chi phí cơ hội của vốn (Lãi suất 14%/năm) 3.611 b 4.470 a 2.592 c 21,878** Tổng chi phí 32.757 b 40.924 a 29.079 b 10,389** Tổng thu 62.561 b 99.594 a 64.091 b 11,666** Lợi nhuận 36.770 b 67.663 a 45.576 b 8,617** Lợi nhuận có phí cơ hội 29.804 b 58.670 a 35.012 b 9,855** Lợi nhuận/vốn 1,50 c 2,10 b 2,60 a 8,580**

Nguồn: kết quảđiều tra thực tế 105 hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh đồng Tháp năm 2008.

- Trong cùng một hàng, những số có cùng chử số kèm theo giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức độ 5% qua phép thử Duncan

- ns= không khác biệt; * và **= khác biệt múc độ 5% và 1% qua kiểm định F - Vùng I, II, III theo phân vùng quy hoạch trang (trang 12)

4.4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác phổ biến theo qui mô diện tích/ha tích/ha

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình dựa trên sự so sánh của từng mô hình trên đơn vị diện tích một hecta trong một năm được trình bày ở Bảng 4.23 cho thấy chi phí vật tưđầu tư cho sản xuất cây trồng ở các mô hình như sau:

Về chi phí cho giống để sản xuất 1 ha cây trồng trung bình trong năm cho thấy chi phí cao nhất là mô hình 2 lúa-khoai lang (4.872.930 đồng) và lúa-dưa hấu-khoai lang (4.708.930 đồng), chi phí thấp hơn và tương đương nhau là mô hình ấu-lúa (2.637.670 đồng), mô hình 3 vụ lúa (2.620.270 đồng), mô hình 2 lúa- đậu nành (2.613.580 đồng), kế đến là mô hình 2 vụ lúa (1.481.270 đồng) và thấp nhất là mô hình chuyên sen (796.000 đồng).

Đối với chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì mô hình lúa-dưa hấu- khoai lang có chi phí cao nhất (6.071.130 đồng), kế đến là mô hình 2 lúa-khoai lang (4.867.670

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu đồng), mô hình 2 lúa-đậu nành (4.603.920 đồng) và mô hình 3 vụ lúa (3.798.680 đồng). Chi phí thuốc BVTV thấp nhất là ở các mô hình 2 vụ lúa (1.991.220 đồng), ấu-lúa (1.537.330 đồng) và mô hình chuyên sen (1.158.670 đồng) (Bảng 4.23).

Đối với chi phí phân bón nhận thấy mô hình chuyên sen, lúa-dưa hấu-khoai lang và mô hình 2 lúa-đậu nành có chi phí phân bón cao. Trong khi đó, hai mô hình 2 lúa- khoai lang và 3 lúa có chi phí phân bón thấp hơn. Tuy nhiên, mô hình 2 lúa và ấu-lúa thì ít tốn chi phí phân bón nhất.

Về chi phí lao động thuê cho thấy mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang là cao nhất, kế đến là mô hình 2 lúa-khoai lang; thấp hơn là mô hình 3 vụ lúa; và ấu-lúa, 2 lúa-đậu nành, 2 lúa. Còn mô hình chuyên sen có chi phí lao động thuê thấp nhất.

Tổng hợp các chi phí trên để tính ra chi phí tiền mặt từ Bảng 4.23 cho thấy ở mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang có chí phí cao nhất (45.625.000 đồng), kế đến là mô hình 2 lúa-khoai lang (37.468.000 đồng) và thấp hơn là mô hình 3 vụ lúa (25.819.000 đồng), 2 lúa-đậu nành (25.791.000 đồng). Còn mô hình ấu-lúa (19.553.330 đồng), 2 lúa (18.810.950 đồng) và mô hình chuyên sen (17.476.670 đồng) ít tốn chi phí tiền mặt nhất.

Phân tích tổng chi phí cơ hội bao gồm phí lao động gia đình và chi phí cơ hội vốn từ Bảng 4.23 nhận thấy. Tổng chi phí cơ hội ở mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang và chuyên sen là cao nhất, kế đến là 2 lúa-khoai lang và thấp hơn là ấu-lúa, 2 lúa-đậu nành và 3 lúa. Chi phí cơ hội thấp nhất là ở mô hình 2 lúa. Tổng chi phí cơ hội phụ thuộc vào chi phí lao động gia đình và chi phí cơ hội vốn. Do đó mô hình nào cần nhiều ngày công lao động gia đình thì chi phí cơ hội càng cao hoặc cũng phụ thuộc vào phí cơ hội vốn của từng mô hình. Nếu mô hình nào có thời gian thu hồi vốn càng nhanh thì ít ảnh hưởng đến phí cơ hội vốn. Chi phí lao động gia đình ở các mô hình có trồng màu đều cao hơn mô hình chuyên lúa. Điều này cũng nói lên rằng việc trồng hoa màu cũng giải quyết được công ăn việc làm nhàn rỗi của nông hộ.

Khi phân tích tổng chi phí đầu tư bao gồm chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội cũng nhận thấy ở mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang có tổng chi phí đầu tư cho sản xuất rất cao và mô hình 2 lúa-khoai lang cũng có tổng chi phí cao hơn so với các mô hình khác. Các mô hình 2 lúa-đậu nành, 3 lúa và mô hình chuyên sen có tổng chi phí tương đối thấp hơn. Tuy nhiên trong các mô hình thì mô hình ấu-lúa có tổng chi phí đầu tư thấp nhưng đặc biệt là mô hình 2 lúa ít tốn tổng chi phí đầu tư nhất. Nếu phân tích tổng thu nhập cho các mô hình thì cho thấy mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang có mức thu cao nhất, kế đến là mô hình 2 lúa-khoai lang. Các mô hình còn lại như ấu-lúa, chuyên sen, 2 lúa-đậu nành, 3 lúa và mô hình 2 lúa có mức thu nhập thấp tương đương nhau. Từ kết quả của tổng chi và tổng thu để tính ra lợi nhuận đầu tư sản xuất của các mô hình qua Bảng 4.23 cho thấy trong các mô hình canh tác thì có hai mô hình như

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu lúa-dưa hấu-khoai lang, 2 lúa-khoai lang cho lợi nhuận cao nhất. Các mô hình khác như mô hình chuyên sen và ấu-lúa, 2 lúa- đậu nành có lợi nhuận thấp hơn. Trong đó, mô hình ấu-lúa, 2 lúa-đậu nành cho lợi nhuận thấp tương đương so vơi mô hình 2 lúa và 3 lúa. Nếu xét về lợi nhuận có phí cơ hội thì các mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang, 2 lúa-khoai lang cũng có lợi nhuận có phí cơ hội cao nhất. Các mô hình còn lại có lợi nhuận phí cơ hội thấp tương đương nhau.

Khi so sánh các mô hình về lợi nhuận/vốn nhận thấy có bốn mô hình cho lợi nhuận/vốn khá cao và tương đương với nhau như mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang, 2 lúa-khoai lang, chuyên sen và mô hình ấu-lúa. Tuy nhiên, hai mô hình lúa- dưa hấu- khoai lang và mô hình ấu-lúa cũng có lợi nhuận/vốn tương đương so với mô hình 2 lúa. Các mô hình còn lại như mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa-đậu nành có lợi nhuận/vốn rất thấp. Như vậy khi xét lợi nhuận/vốn để so sánh các mô hình sản xuất với nhau sẽ cho thấy các mô hình có hiệu quả kinh tế tốt về lợi nhuận thu về trên số vốn đầu tưđã chứng tỏ được các mô hình sau có thể chọn ra để sản xuất có hiệu quả kinh tế như mô hình 2 lúa-khoai lang, lúa-dưa hấu-khoai lang, chuyên sen, ấu-lúa và 2 lúa.

Nếu so sánh các mô hình canh tác dựa trên các chỉ tiêu tổng hợp theo phương pháp của Phạm Xuân Giang (2007), qua Bảng 4.24 cũng cho thấy các mô hình 2 lúa-khoai lang, lúa-dưa hấu-khoai lang, 2 vụ lúa, chuyên sen và mô hình ấu-lúa cho hiệu quả kinh tế tốt trong sản xuất.

Thảo luận chung

Nhìn chung, qua phân tích so sánh các mô hình canh tác dựa trên các chỉ tiêu về tổng chi phí (chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội), tổng thu nhập, lợi nhuận thu được và hiệu quảđầu tư như lợi nhuận/vốn đã cho thấy mỗi mô hình canh tác đều có những yếu tố tác động đến việc đầu tư sản xuất như nguồn lực (vốn, lao động, vật tư…), cũng như việc chọn ra các mô hình sản suất cho phù hợp với từng vùng đất canh tác. Từ đó có thể quyết định chọn lựa các mô hình thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, qua phân tích kết quả Bảng 4.21, Bảng 4.23 và 4.24 cho thấy có năm mô hình canh tác như mô hình 2 lúa-khoai lang, lúa-dưa hấu-khoai lang, chuyên sen, ấu-lúa và 2 lúa sẽ giúp cho các nông hộ đầu tư có hiệu quả kinh tế tốt. Trong các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao thì mô hình 2 lúa-khoai lang và mô hình lúa-dưa hấu-khoai lang cho lợi nhuận khá cao nhưng cần phải có vốn đầu tư ban đầu và lao động đầu tư cũng cao. Hay nói khác hơn là hai mô hình này cho lợi nhuận cao thì nguồn lực (vốn, lao động, vật tư…) cũng khá cao, tức mô hình cho lợi nhuận càng cao thì tương quan thuận với vốn đầu tư và nguồn lực lao động càng cao. Do đó, khi chọn hai mô hình này để sản xuất cần chú ý đến vùng đất, nguồn vốn đầu tư và nguồn lực lao động. Còn mô hình chuyên sen cũng cho lợi nhuận/vốn tốt và chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, đối

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu với mô hình chuyên sen chỉ thích hợp ở vùng đất trũng và yêu cầu lao động gia đình cao mới sản suất được mô hình này. Các mô hình hiệu quả kinh tế khác như mô hình ấu-lúa và 2 lúa khi đầu tư cũng có hiệu quả tốt như lợi nhuận/vốn khá tốt, tổng phí đầu tư thấp. Do đó, hai mô hình này có thể chọn để sản xuất tùy theo đặc điểm của từng vùng mà chọn mô hình 2 lúa hay ấu-lúa. Chẳng hạn, ở những vùng đất có độ ngập sâu, công lao động gia đình tương đối tốt có thể chọn mô hình ấu-lúa. Ngược lại, ở vùng đất thích hợp cho việc trồng lúa (vùng đất có độ sâu ngập ít hơn) cùng với những nơi ít nguồn lực lao động gia đình có thể chọn mô hình canh tác 2 lúa để phù hợp với đặc điểm của vùng. Các mô hình canh tác 3 lúa và 2 lúa-đậu nành cho hiệu quả kinh tế thấp hơn so với năm mô hình đã chọn ra. Cho nên kết quả không thể khuyến cáo chọn mô hình canh tác 3 lúa. Kết quả này cũng phù hợp với những khuyến cáo trước đây của các ngành chức năng nông nghiệp. Mô hình này không mang lại hiệu quả kinh tế đã phân tích ở trên mà có thể làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất đai, đồng thời cũng tạo điều kiện sống sót tốt cho dịch hại trên đồng ruộng. Cho nên mô hình 3 lúa không nên sản xuất mà có thể thay vào đó mô hình 2 lúa hoặc trồng ở dạng mô hình lúa- ấu hoặc các mô hình tối ưu đã được đánh giá ở trên. Đối với mô hình 2 lúa-đậu nành, theo các công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả Phạm Văn Hiền và Vũ Văn Thu (2007); Nguyễn Văn Quang và Lê Thanh Phong (2007) cho thấy mô hình này cũng giúp tăng hiệu quả kinh tế so với các mô hình trồng lúa chuyên canh 3 vụ lúa/năm. Ngoài ra, mô hình trồng lúa luân phiên với đậu nành cũng giúp làm cải thiện độ phì cho đất. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của đề tài nhận thấy mô hình 2 lúa-đậu nành có tổng chi phí đầu tư thấp, tổng phí cơ hội thấp cũng như ít đòi hỏi nguồn lực lao động nhưng hiệu quả về lợi nhuận thu được rất thấp nên cuối cùng hiệu quả lợi nhuận/vốn cũng thấp. Có lẽở thời điểm điều tra, giá cả thị trường của cây đậu nành tương đối thấp nên lợi nhuận thấp. Nếu cây đậu nành có giá cả bán ra tương đối thì mô hình này cũng thuận lợi để cho các nông hộ sản xuất vì vốn đầu tư thấp và ít cần nhân lực lao động, đồng thời cây đậu nành cũng dễ sản xuất trên quy mô diện tích lớn.

Nói tóm lại, các kết quả trên đã chứng minh năm mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế tốt như mô hình 2 lúa-khoai lang, lúa-dưa hấu-khoai lang, chuyên sen, ấu-lúa và 2 lúa. Trong đó, hai mô hình 2 lúa-khoai lang, lúa-dưa hấu-khoai lang cho hiệu quả kinh tế khá cao nhưng đòi hỏi tổng vốn đầu tư và nguồn lực lao động cao. Còn mô hình chuyên sen có hiệu quả lợi nhuận/vốn cũng rất tốt và chi phí đầu tư thấp nhưng khi sản xuất cần chú ý đến vùng đất canh tác phù hợp (vùng đất trũng) và mô hình này đòi hỏi nguồn nhân lực lao động gia đình cao. Các mô hình còn lại như mô hình ấu-lúa và 2 lúa thì cũng cho hiệu quả tốt về lợi nhuận/vốn và ít đòi hỏi đến vốn đầu tư ban đầu và nguồn lực lao động. Đây là mô hình canh tác lúa truyền thống của người dân trong vùng. Nếu ở vùng đất có độ ngập sâu và có nguồn lực lao động gia đình dồi dào có thể

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thay thế vùng chuyên 2 lúa thành vùng trồng ấu-lúa. Do đó hai mô hình này có thể sản xuất tùy theo đặc điểm canh tác của từng vùng. Các mô hình 3 lúa cần chuyển sang mô hình 2 lúa hoặc các mô hình canh tác khác đã được chứng minh cho phù hợp. Mô hình 2 lúa-đậu nành dễ áp dụng rộng rãi trên các diện tích canh tác nếu có thị trường và giá cả tốt hơn.

4.5 TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐĐẦU VÀO VÀ THU NHẬP

Kết quả Bảng 4.25 cho thấy, trong số các biến khảo sát gồm: Diện tích đất (X1), tuổi chủ hộ (X2), học vấn chủ hộ (X3), kinh nghiệm sản xuất (X4), ngày công lao động (X5), chi phí tiền mặt (X6) thì hai biến kinh nghiệm sản xuất (X4) và ngày công lao động (X5), có mối quan hệ có ý nghĩa (1% và 5%) và tác động tích cực đến biến phụ thuộc (thu nhập của các mô hình). Có nghĩa là khi tăng lên một năm kinh nghiệm sản xuất thì thu nhập của mô hình tăng lên khoản 457.360 đồng/ha/năm hoặc khi tăng lên một ngày công lao động thì thu nhập của mô hình sẽ tăng lên 262.927 đồng/ha/năm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng sản xuất và so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình luân canh màu trên nền đất lúa tại huyện châu thành tỉnh đồng tháp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)